Cơ Sở Lý Luận Về Khả Năng Trả Nợ Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khcn


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHCN

Chương này tập trung vào ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN và mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của KHCN với rủi ro tín dụng. Nội dung thứ hai đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN. Và cuối cùng, tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN nhằm rút ra cơ sở đề xuất cho mô hình nghiên cứu ban đầu.

2.1 Khả năng trả nợ của KHCN

2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ của KHCN:

Để xác định và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, trước hết cần làm rò khả năng trả nợ của khách hàng là như thế nào. Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng mà chỉ tập trung vào biểu hiện của khách hàng được đánh giá là không có khả năng trả nợ. Như trong tài liệu Basel Committee on Banking Super vision - điều 452 (2006), định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu như sau:

Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động để thu hồi giống như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ)

Khách hàng đã quá hạn trên 90 ngày dựa trên nghĩa vụ bắt buộc đối với ngân hàng.

Đồng thời, quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra định nghĩa tương đồng về nợ không có khả năng hoàn trả hay nợ xấu tại IMF’s Compilation Guide on Financial Soudness Indicators - điều 4.84 (2006), một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rò ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế.

Tại Việt Nam từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN quy định nợ đủ tiêu chuẩn là nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - 3

Như vậy, có thể nói khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng là việc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấp tín dụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không.

2.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng:

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện hoàn trả nợ bao gồm lãi và nợ gốc khi đến hạn thanh toán. Như vậy, giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng có mối liên hệ với nhau. Nếu khả năng trả nợ của khách hàng càng cao thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng càng thấp và ngược lại, khách hàng có khả năng trả nợ kém hay không có khả năng trả nợ sẽ làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cũng chính là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ của khách hàng.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN

Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), khi thẩm định khả năng trả nợ của KHCN, thường chúng ta tập trung vào một số yếu tố liên quan đến khách hàng hình thành


nhóm nội dung cần thẩm định. Nhiều ngân hàng vẫn thường sử dụng phương pháp truyền thống để đánh giá tín dụng đối với KHCN, chẳng hạn phân tích và đánh giá 5C, bao gồm: Character – Tư cách của khách hàng vay vốn, Capacity – Năng lực của khách hàng, Capital – Vốn riêng của khách hàng, Collateral – Tài sản đảm bảo, Conditions – Điều kiện trả nợ. Ngoài ra, hiện nay nguyên tắc 6C cũng được đề cập với quy tắc thứ 6 là Control – kiểm soát khoản vay.

Chapman (1940) nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân cũng phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm cá nhân của người vay (bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc và thời gian cư trú), đặc điểm nghề nghiệp của người vay (bao gồm nghề nghiệp, lĩnh vực công tác và kinh nghiệm làm việc), đặc điểm tài chính của người vay (bao gồm thu nhập, nợ/thu nhập hàng năm, tài sản và phương thức hoàn trả), đặc điểm của khoản vay (bao gồm số tiền vay, hình thức vay, thời hạn vay, mục đích vay)

Keneth (2013), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng thương mại Barclays của Kenya, đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố người vay (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm), người cho vay (khoảng thời gian chấp nhân cho vay, địa điểm của ngân hàng, những nhân tố vĩ mô, lạm phát, hiệu suất làm việc của ngân hàng), và nhân tố khoản vay (chi phí vay, hình thức vay/tài sản thế chấp, kích cỡ vay, thời hạn vay).



Borrower factors

Age

Gender

Educational Background

Profession

Occupation

Experience borrower

Training

Lender factors


Amount of time taken for loan approval Location

Macro-level factors Inflation Occupation

Firm performance

Loan Repayment

Loan factors

Coast of loan facilities

Type of loan/security provided

Amount of loan extended

Monthe/period when


Independent Variable Dependent Variable


Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu của Keneth (2013) Nguồn: Theo nghiên cứu của Keneth (2013)

Samuel antwi (2012), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng ở Ghana bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lãi suất, tài sản bảo đảm, mục đích vay. Trong khi đó, Kohansal (2009), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh


Khorasan-Razavi của Iran chọn các yếu tố sau: tuổi, kinh nghiệm, thu nhập, lãi suất, diện tích nông trại, mục đích sử dụng khoản vay, tổng chi phí sinh hoạt, kích cỡ khoản vay, thời gian vay tài sản thế chấp, số tiền trả góp. Nhìn chung, các nghiên cứu chọn khá nhiều các nhân tố tác động nhưng có thể nhóm lại thành các nhân tố ảnh hưởng như sau:

2.2.1 Đặc điểm cá nhân của người vay:

Đặc điểm cá nhân của người vay thường được phân tích ở các nội dung như giới tính, độ tuổi, số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình, tình trạng hôn nhân. Mỗi khía cạnh đều có tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, chẳng hạn như:

Về giới tính, Chapman (1940) thì cho rằng nữ giới có khả năng trả nợ tốt hơn so với nam giới trong khi đó các nghiên cứu của Samuel antwi (2012), Wongaa (2013) hay Million Sileshi (2012) lại không tìm thấy mối liên hệ này.

Độ tuổi là một trong các yếu tố được lựa chọn trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Từ nghiên cứu Samuel antwi (2012), Wongaa (2013) đến nghiên cứu tại Việt Nam của Trương Đông Lộc (2011) với kỳ vọng độ tuổi của người vay càng thấp thì khả năng trả nợ sẽ cao.

Số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình càng nhiều thì người vay sẽ phải tốn nhiều chi phí sinh hoạt hơn do đó áp lực trả nợ cao, khả năng trả nợ sẽ thấp hơn nhiều. Tại Việt Nam, nghiên cứu yếu tố trên cũng được Trương Đông Lộc (2011) và Nguyễn Quốc Nghi (2012) ủng hộ giả thuyết.

Tình trạng hôn nhân của khách hàng là một trong các biến ít được sử dụng trong các nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế. Bởi vì trong quá trình thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, thu nhập của khách hàng đã được xem xét là tổng thu nhập của người vay và người đồng trả nợ (nếu có). Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Chapman (1940) và Samuel antwi (2012) với giả thuyết đưa ra là người vay đã kết hôn thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn vì thu nhập của của hai vợ chồng sẽ nhiều hơn so với thu nhập của một cá nhân đồng thời người vay sẽ đã có gia đình thì tính trách nhiệm sẽ cao hơn và sự cẩn trọng cũng tăng lên trong việc sử dụng vốn vay.


2.2.2 Năng lực của người vay:

Đánh giá năng lực của người vay là xem xét khả năng kiếm tiền của khách hàng để phán quyết xem khách hàng có thể tạo ra được thu nhập dùng để trả được nợ hay không (Nguyễn Minh Kiều 2011, trang 384). Năng lực của người vay có thể được xem xét thông qua các yếu tố thu nhập, tình trạng công việc, trình độ học vấn.

Trình độ học vấn là một trong các yếu tố được chú trọng trong chấm điểm tín dụng tại các Ngân hàng. Khách hàng vay có trình độ học vấn cao sẽ dễ chấm điểm tín dụng cao hơn. Do trình độ học vấn cao, khả năng tìm kiếm công việc tốt hơn và thu nhập của họ thường ổn định hơn. Giả thuyết trên cũng được các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2011) và Nguyễn Quốc Nghi (2012) và Wongnaa (2012) ủng hộ.

Tình trạng công việc là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhất định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với những cá nhân có công việc ổn định, đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức cao như các công việc đòi hỏi chất xám, các công việc văn phòng thì thu nhập của họ ổn định hơn so với các công việc khác do đó khả năng trả nợ đúng hạn cũng cao hơn. Nghiên cứu của Chapman (1940) và nghiên cứu Li shuai (2013) cũng ủng hộ giả thuyết trên.

Thu nhập là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đây cũng là nhân tố chính quyết định đến việc đồng ý cấp tín dụng của ngân hàng, đặc biệt đối với các khoản vay tín chấp hoặc vay không có tài sản bảo đảm. Các nghiên cứu của Kohansal (2008), nghiên cứu của Woognaa (2013) hay nghiên cứu Trương Đông Lộc (2011), nghiên cứu của Trần Quốc Nghi (2012) đều ủng hộ giả thuyết thu nhập càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng càng cao.

2.2.3 Đặc điểm của khoản vay:

Đặc điểm của khoản vay thông thường bao gồm các yếu tố sau kích cỡ khoản vay, thời hạn vay, lãi suất vay, tài sản thế chấp.

Về yếu tố kích cỡ khoản vay, thông thường khoản vay có dư nợ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn thấp hơn do áp lực trả nợ lớn. Giả thuyết trên cũng tương


đồng với nghiên cứu của Acquah (2011) trong khi đó nghiên cứu của Kohansal (2009) lại cho rằng kích cỡ khoản vay càng lớn thì khả năng trả nợ đúng hạn của người nông dân càng cao. Bởi vì các khoản vay lớn, đặc biệt là vay kinh doanh thì lợi nhuận của khoản vay mang lại lớn do đó tăng khả năng trả nợ cho khách hàng.

Thời hạn vay phụ thuộc vào tính chất của nguồn thu nhập trả nợ cũng như số tiền vay mà thời hạn cho vay có thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Thông thường khoản vay càng dài thì khả năng trả nợ của khách hàng cao do khách hàng không bị áp lực về việc tìm kiếm nguồn trả nợ trong thời gian ngắn, kết quả trên cũng tương đồng với giả thuyết nghiên cứu của Li shuai (2013) trong khi đó nghiên cứu Chapman (1940) thì lại cho rằng các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm thì khả năng trả nợ tốt hơn so với trên 1 năm. Điều này được lý giải như sau thời hạn vay cũng được xem là một yếu tố rủi ro, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao do đó rủi ro khách hàng không trả được nợ càng cao.

Tài sản thế chấp là nguồn tài sản đảm bảo nợ vay. Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay là xem xét xem khách hàng có tài sản đảm bảo hay không và khả năng thanh lý tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp hoặc cầm cố khi vay tiền ngân hàng như thế nào. Theo lý thuyết thì khách hàng càng gia tăng được nhiều tài sản thì khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng càng tăng. Nghiên cứu của Kohansal (2008) cũng ủng hộ giả thuyết trên.

Lãi suất vay là một trong những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của người vay. Do lãi suất vay là cơ sở để tính tiền lãi khách hàng phải trả cho ngân hàng. Hầu như các kết quả thực nghiệm Kohansal (2008), Keneth (2013) hay nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2011), nghiên cứu của Trần Quốc Nghi (2012) liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng đều kết luận lãi suất vay càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng giảm.

2.2.4 Rủi ro về tư cách của người vay:

Đánh giá tư cách khách hàng là xem xét sự trung thực, ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành và lập trường của họ, để từ đó phán quyết về sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng (Nguyễn Minh Kiều 2011, trang 384). Rò ràng nhận xét tư cách của


khách hàng rất khó vì nó phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của người thẩm định cũng như biểu hiện bên ngoài của khách hàng. Cũng có vài nghiên cứu của các tác giả về đánh giá đạo đức của người vay, chẳng hạn như nghiên cứu của Kohansal (2009) và Trương Đông Lộc (2011) chọn khảo sát mục đích sử dụng vốn vay để đánh giá.

2.2.5 Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro không trả được nợ của khách hàng như chính sách tín dụng không phù hợp, trình độ cán bộ thẩm định,…nhưng trong đó chủ yếu xuất phát từ trình độ, năng lực cán bộ thẩm định cho vay. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực, trình độ chuyên môn cao sẽ có khả năng đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng, giúp cho ngân hàng chọn lựa được khách hàng tốt và từ chối cho vay khách hàng xấu. Nghiên cứu của Jonathan Scott (2006) và Tôn Nữ Quỳnh Chi (2015) có đề cập đến giả thuyết trên.

2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây:

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng, mỗi đề tài các tác giả thường đi sâu nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, cụ thể như: hoạt động tín dụng, huy động vốn, thẻ, bảo lãnh,… Tính cho đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN.

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài:

Nghiên cứu của Mohammad Reza Kohansal và Hooman Mansoori của trường Đại học Ferdowsi of Mashhad, Iran năm 2008 về khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng của người nông dân bằng phương pháp logit, khảo sát 175 nông dân tại thị trấn Khorasan-Razai. Khảo sát đưa ra kết luận kinh nghiệm của người nông dân, thu nhập, kích cỡ khoản vay và tài sản thế chấp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của người nông dân trong khi đó lãi suất, chi phí sinh hoạt và số tiền trả góp định kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả trả nợ của người dân. Trong đó, nhân tố lãi

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí