Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - 2

thức ghi chép trên tài khoản của khách hàng, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, môi giới mua bán chứng khoán, quản l hộ tài sản, tư vấn cho doanh nghiệp…

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ mọi hướng, chính vì vậy các ngân hàng tiến tới hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Vì vậy các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng ngày càng tăng thêm như: kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh, tư vấn, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ rút tiền tự động, bảo đảm an toàn vật có giá, nghiệp vụ thuê mua… Tất cả các nghiệp vụ đều có quan hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau một mặt thoả mãn nhu cầu của khách hàng một mặt mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại


1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng


>

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán


Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…

Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

1.1.2.3. Chức năng tạo tiền


Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Đồng thời thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và “tạo tiền” góp phần mở rộng chức năng trung gian tín dụng.

>

1.1.3. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại


1.1.3.1. Khái niệm


Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính (Henry, 2010). Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách:

- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư).


- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.


Khi nghiên cứu khả năng sinh lợi của một ngân hàng thương mại, cần đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nhằm làm rõ chất lượng hiệu quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.1.3.2. Ý nghĩa


Phân tích khả năng sinh lời là cơ sở để ra quyết định kinh doanh, là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở NHTM. Là điều hết sức cần thiết với mọi ngân hàng. Nó gắn liền với hiệu quả kinh doanh chỉ ra hướng phát triển của ngân hàng, là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro.

1.1.3.3. Nội dung


Nội dung của phân tích khả năng sinh lợi tại NHTM là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng, được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng. Nó không chỉ đánh giá biến động mà còn phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Cụ thể phân tích các nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.

>

- Doanh thu: Doanh thu của ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cho vay tiền, đầu tư cung cấp dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Đối với các hầu hêt các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ ½ đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng

- Lợi nhuận: Đây là thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Các dịch vụ thu lợi nhuận chủ yếu ở ngân hàng bao gồm: cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản l tiền mặt, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ mô giới đầu tư chứng khoán…

1.1.3.4 Các chỉ tiêu kinh tế đánh giá khả năng sinh lợi của ngân hàng


Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại: Các chỉ tiêu sinh lời của ngân hàng thương mại được phân tích qua các năm để có thể đánh giá xu hướng của lợi nhuận và khả năng sinh lời.

Hệ số sinh lợi = Thu nhập ròng / Doanh thu ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu


Hệ số vốn chủ sở hữu = Tài sản / Tổng vốn chủ sở hữu


>

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong đó thu nhập sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí và thuế chia cho vốn chủ sở hữu: cổ phiếu thông thường, lợi nhuận chưa phân phối và quỹ dự trữ . Tỉ số ROE về mặt quản trị cho biết khả năng, mức độ kiếm được lợi nhuận tính trên giá trị sổ sách của vốn sở hữu đầu tư vào ngân hàng. Sự đo lường này cũng phản ảnh doanh thu, hiệu quả hoạt động đạt được.

Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bắt nguồn từ lợi nhuận trên tổng tài sản và hệ số vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA) được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia cho tổng tài sản. Tỉ số này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại


1.2.1. Các nhân tố bên trong


1.2.1.1. Tác động của vốn


Trong nền kinh tế, vốn đầu tư là quyền hoặc lợi ích của chủ sở hữu trong tổng tài sản. Điều này đạt được bằng cách giảm các khoản nợ của tổ chức từ tổng tài sản đó (Nabavi, 2010). Một trong những l do chính của tỷ số cao cho việc đầu tư của các ngân hàng là cho phép họ đối phó với nguy cơ không trả nợ của các khoản tín dụng khách hàng vay, vì ngân hàng sử dụng đầu tư của mình như một bộ đệm chống lại khả năng thanh toán (Ahmadzadeh & cộng sự, 2005). Đầu

tư thích đáng và đầy đủ là một trong những điều kiện cần thiết cho việc duy trì sức khỏe cho hệ thống ngân hàng, và mỗi cá thể trong số các ngân hàng và tổ chức tín dụng muốn đảm bảo sự ổn định hoạt động của mình cần phải điều chỉnh phù hợp giữa đầu tư và rủi ro của tài sản. Với mục đích này, một trong những thông số quan tâm là tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng (Shabahang, 2002). Qua nhận định trên, có thể đi đến giả thiết:

Giả thiết 1: An toàn vốn có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều (+/-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.2.1.2. Tác động của đòn bẩy tài chính


>

Trên thực tế, hiếm có doanh nghiệp hay công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính. Những hình thức tài trợ khác nhau của đòn bẩy tài chính như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường. Có thể thấy rõ, nợ vay có những lợi thế: Chi phí trả lãi vay đóng vai trò là lá chắn thuế vì nó được tính vào lợi nhuận trước thuế; Không lo sợ vấn đề pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn; Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu… Tuy nhiên, Ở một mức độ l tưởng của đòn bẩy tài chính, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng vì việc sử dụng đòn bẩy làm tăng biến động cổ phiếu, tăng mức độ rủi ro, do đó cũng gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, nếu một công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức có thể khiến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm phát sinh một khoản nợ khổng lồ bằng việc vay vốn ở mức lãi suất thấp và sử dụng chúng trong các khoản đầu tư có rủi ro cao. Vì vậy, cần phải sử dụng đòn bẩy tài chính lúc nào và sử dụng ra sao cho phù hợp nhất vẫn là điều khá trăn trở đối với nhiều doanh nghiệp, ngành hàng hiện nay. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Nsambu Kijjambu Frederick (2012) về các nhân tố tác động đến hiệu suất ngân hàng thương mại ở Uganda, đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Usman Dawood (2009) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất của ngân hàng Pakistan cho rằng đòn bẩy tài chính lại ảnh hưởng ngược chiều.

Giả thiết 2: Đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều (+/-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.2.1.3. Tác động của tính thanh khoản


Tính thanh khoản chỉ mức độ một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Xét về ngân hàng, thanh khoản là khả năng ngân hàng nắm giữ tiền mặt, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và nhu cầu khi cần thiết. Bên cạnh đó, ngân hàng cần có đầy đủ khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người cho vay. Do đó các tổ chức tài chính cần có hệ thống quản l tài sản và nợ phải trả hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận giữ lại. Ahmadzade et al.( 2005) cho rằng do mối quan hệ ngược chiều giữa tính lỏng và lợi nhuận, việc tạo ra sự cân bằng giữa 2 biến này là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của ngân hàng.

>

Giả thiết 3: tính thanh khoản có tác động cùng chiều (-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.2.1.4. Tác động của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng


Cùng quan điểm với Ali và cộng sự (2011), Sufian (2011), Sufian và Majid, M.(2012), Said và Tumin (2011) cho rằng tác động của chi phí dự phòng như là một phần rủi ro tín dụng lên khả năng sinh lợi và tác động này mang tính tiêu cực. Có thể thấy, trong nền kinh tế vẫn còn khá trì trệ như hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và khả năng trả nợ của họ cũng suy giảm. Với những món nợ đã quá hạn trước đó, giờ doanh nghiệp không có khả năng trả nợ sẽ tiếp tục nhảy hạng lên nhóm cao hơn. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trong thời gian tới. Chính vì vậy, có thể đưa ra giả thiết như sau:

Giả thiết 4: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều (-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.2.1.5. Tác động của hiệu quả quản lý tài sản


Việc các ngân hàng quản l tài sản tốt sẽ tạo ra nhiều khả năng sinh lợi, đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, quan điểm trên đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Ali và cộng sự (2011), Akhar (2011). Các ngân hàng thương mại (NHTM) có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng lớn trên nhiều địa bàn, vùng miền khác nhau. Do đó, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trải rộng theo mạng lưới hoạt động với chủng loại, số lượng tài sản rất lớn. Vì vậy, công tác quản l tài sản là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động quản l tài chính của ngân hàng. Bởi công tác này có hiệu quả thì không chỉ là nền tảng cho toàn hệ thống hoạt động một cách thống nhất, mà còn cung cấp nguồn số liệu đáng tin cậy về tình hình tài sản hiện có và tình hình tăng giảm tài sản của ngân hàng. Chính vì vậy, ta có thể đi đến giả thiết:

>

Giả thiết 5: hiệu quả quản lý tài sản có tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.2.1.6. Tác động của hiệu quả chi phí hoạt động


Chỉ số hiệu quả quản l chi phí hoạt động được xem như là chỉ số quản lí chi phí của ngân hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả do sử dụng nhiều chi phí, dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, có khá nhiều kiến trái chiều về sự tác động của chi phí hoạt động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Theo Said và Tumin (2011), tác động của biến này mang tính tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng Ali và cộng sự (2011) lại chỉ ra rằng hiệu quả chi phí hoạt động lại có tác động tích cực. Vì vậy, ta đưa ra giả thiết:

Giả thiết 6: hiệu quả chi phí hoạt động có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều (+/-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

1.2.2. Các nhân tố bên ngoài


1.2.2.1. Tác động của lạm phát


>

Lạm phát là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng biểu thị rủi ro trong kinh doanh. Đối với các NHTM kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao gây khó khăn cho việc huy động vốn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn của ngân hàng mình chạy sang ngân hàng khác, phải nâng cao lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp l luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, trong điều kiện nhu cầu vay vốn của các cá nhân và doanh nghiệp vẫn tăng, các ngân hàng chỉ đáp ứng cho một lượng khách hàng nhất định với hợp đồng đã kí hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, khi lãi suất huy động tăng cao, lãi suất cho vay cũng tăng theo. Trong điều kiện này, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm hơn là đi vay để đầu tư, làm cho thu nhập lãi thuần và lợi nhuận ngân hàng giảm.

Giả thiết 7: lạm phát có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều (+/-) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

1.2.2.2. Tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế


Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của hầu hết các ngành hàng trong mỗi quốc gia. Về mặt kĩ thuật, GDP nắm bắt được những xu hướng đi lên, đi xuống trong chu kì kinh doanh. Do đó, những thay đổi trong mức độ hoạt động nói chung được kì vọng có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Giả thiết 8: GDP có tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lợi của ngân hàng

Từ đây, ta có thể đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:


ROE = B0 + B1EA + B2DE + B3LA + B4LLP + B5AM + B6OE + B7INF+ B8GDP + ei

ROA = B’0 + B’1EA + B’2DE + B’3LA + B’4LLP + B’5AM + B’6OE + B’7INF+ B’8GDP + ui

Trong đó:


- ROE: biểu thị khả năng sinh lợi của ngân hàng, được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu.

- ROA: biểu thị khả năng sinh lợi của ngân hàng, được đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản.

- EA: An toàn vốn ngân hàng, được đo lường bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

>

- DE: đòn bẩy tài chính của ngân hàng, được đo lường bằng tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu.

- LA: tính thanh khoản của ngân hàng, được đo lường bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản

- LLP: chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, được đo lường bằng chi phí dự phòng rủi ro chia cho tổng cho vay khách hàng.

- AM: hiệu quả quản l tài sản, được đo lường bằng thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản.

- OE: hiệu quả chi phí hoạt động, được đo lường bằng chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản.

- INF: lạm phát của nền kinh tế

- GDP: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

>

Bảng 1.1: Bảng mô tả các biến lựa chọn


Biến

Mô tả

Đo lường

Dấu kì vọng

Biến phụ thuộc

ROE

Khả năng sinh lợi của

ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế/tổng vốn

chủ sở hữu


ROA

Khả năng sinh lợi của

ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế/tổng tài

sản


Biến độc lập

EA

An toàn vốn ngân hàng

Tổng vốn chủ sở hữu/tổng tài

sản

+/-

DE

Đòn bẩy tài chính

Tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu

+/-

LA

Tính thanh khoản

Tổng nợ/tổng tài sản

-

LLP

Rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro/tổng

cho vay khách hàng

-

AM

Hiệu quả quản trị tài sản

Thu nhập hoạt động/tổng tài

sản

+

OE

Hiệu quả chi phí hoạt

động

Tổng chi phí hoạt động/tổng

tài sản

+/-

INF

Lạm phát trong nước

hàng năm

Chỉ số CPI

+/-

GDP

Tốc độ tăng trưởng kinh

tế

Logarit tự nhiên của GDP

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 41 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - 2

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GIAI ĐOẠN 2006-2014


2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Á Châu


2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu


2.1.1.1. Giới thiệu chung


Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh


- Số điện thoại: (84.8) 3929 0999


- Số fax: (84.8) 3839 9885


- Website: www.acb.com.vn


>

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng anh: Asia Commercial Joint Stock Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993. Kể từ ngày 31/12/2010, vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín ngàn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi ngàn đồng).

2.1.1.2. Quá trình phát triển


Năm 2013


Tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử l rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty Quản l tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). ACB cũng kéo giảm hệ số chi phí/thu nhập xuống còn khoảng 66%, giảm 7% so với năm 2012. Về nhân sự, quy mô được tinh giản, và việc thay thế và bổ sung cấp quản l được thực hiện thường xuyên. Mạng lưới kênh phân phối cũng được sắp xếp lại theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước. Tình hình hoạt động ba năm từ 2011 đến 2013 cũng

được đánh giá lại và Chiến lược phát triển ACB cũng được điều chỉnh cho giai đoạn 2014 – 2018.

Năm 2012


Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên ACB đã ứng phó tốt sự cố; và nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. ACB đã lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử l các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm; bước đầu hoàn chỉnh khuôn khổ quản l rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2011


>

Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020” được ban hành vào đầu năm. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.

Giai đoạn 2006-2010


ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL); cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng Standard Chartered; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ chức JCB. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn đặt ở tỉnh Đồng Nai. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành

lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch; và ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

2.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của NHTMCP Á Châu


Nội dung hoạt động


>

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Hoạt động bao thanh toán; đại l bảo hiểm. Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính. Kinh doanh chứng khoán. Các dịch vụ về quản l quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác…

Các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCP Á Châu


Tại NHTM Cổ phần Á Châu các sản phẩm tín dụng được chia thành 2 nhóm như sau:

-Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân bao gồm:


Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà; Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà; Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng; Cho vay cầm cố cổ phiếu; Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ; Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp; Cho vay mua xe ô tô trả góp, cầm cố bằng chính xe mua; Cho vay du học; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB phát hành; Cho vay thẻ tín dụng; Phát hành thư bảo lãnh trong nước

-Nhóm sản phẩm tín dụng dành cho khách hành doanh nghiệp bao gốm:


Tài trợ thương mại trong nước; Tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án: giúp doanh nghiệp thanh toán các chi phí để đầu tư mới

hoặc sữa chữa, nâng cấp thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho, ...hoặc các nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện dự án đầu tư mới. Cho vay đồng tài trợ: các ngân hàng cùng góp vốn để cho vay cùng một dự án mà một doanh nghiệp không có đủ khả năng để trợ, mục đích vay của khách hàng tương tự như cho vay đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án. Các chương trình tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của châu Âu (SMEDF); Tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của Nhật Bản (SMEEP); Bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMELG); Dịch vụ bảo lãnh; Bao thanh toán…

2.1.1.4. Mạng lưới kênh phân phối


>

Đến 15/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tính theo số lượng chi nhánh và phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng.

2.1.1.5. Nhân sự


- Tính đến 15/12/2014, tổng số nhân viên của ACB là 8.791 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

- Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).

2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006 - 2014


Tổng VCSH

16,000,000,000


14,000,000,000


12,000,000,000


10,000,000,000


8,000,000,000

Tổng VCSH

6,000,000,000


4,000,000,000


2,000,000,000


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


(Nguồn: tính toán của tác giả)


>

Hình 2.1: Đồ thị tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006-2014


Tổng tài sản

300,000,000,000


250,000,000,000


200,000,000,000


150,000,000,000

Tổng tài sản

100,000,000,000


50,000,000,000


0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


(Nguồn: tính toán của tác giả)

Hình 2.2: Đồ thị tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2006-2014

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2022