Bank | Bưu điện Liên Việt | |||
MB | Military Commercial Joint Bank | Stock | Ngân hàng thương mại cổ Quân đội | phần |
MDB | Mekong Development Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Phát triển Mê Kông | phần | |
MHB | Housing Bank of Mekong Delta | Ngân hàng thương mại cổ Phát triển nhà đồng bằng Cửu Long | phần sông | |
MSB | Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Hàng hải Việt Nam | phần | |
NAMA | Nam A Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Nam Á | phần | |
NAVI | Nam Viet Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Nam Việt | phần | |
OCB | Orient Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Phương Đông | phần | |
OCEAN | Ocean Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Đại Dương | phần | |
PGB | Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ Xăng dầu Petrolimex | phần | |
PNB | Southern Commercial Joint Bank | Stock | Ngân hàng thương mại cổ Phương Nam | phần |
SAIGON | Saigon Bank For Industry And Trade | Ngân hàng thương mại cổ Sài Gòn Công Thương | phần | |
SEABANK | Southeast Asia Commercial Stock Bank | Joint | Ngân hàng thương mại cổ Đông Nam Á | phần |
STB | Saigon Thuong Tin Commercial Joint | Ngân hàng thương mại cổ | phần |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Xu Hướng Phát Triển Hiện Nay Đối Với Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Cơ Sở Lý Luận Về Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Các Phương Pháp Đánh Giá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Stock Bank | Sài Gòn Thương Tín | |
TECHCOM | Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank |
Kỹ Thương Việt Nam |
TPB | Tien Phong Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong |
TB | Trung bình | |
VCB | Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam | Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
VIB | Vietnam International commercial joint stock bank | Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam |
VIETIN | Industrial and Commercial Bank of Vietnam | Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam |
VPB | Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank | Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng |
WES | Western Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ tài sản cố định, dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần giai
đoạn 2007 – 2012 33
Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến độc lập 44
Bảng 2.3: Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu 47
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy (ROA) 47
Bảng 2.5: Kết quả hồi quy (ROE 51
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) bình quân của 29 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2007 – 2012 28
Đồ thị 2.2: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 29 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2007 - 2012 30
Đồ thị 2.3: Chỉ số thu nhập lãi cận biên, thu nhập ngoài lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2007 – 2012 30
Đồ thị 2.4: Tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 32
Đồ thị 2.5: Tình hình nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng từ năm 2007- tháng 2/2013 34
Đồ thị 2.6: Tốc độ tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 36
Đồ thị 2.7: Hệ số đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại giai cổ phần Việt Nam
đoạn 2007 – 2012 37
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những cơ sở quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Với trình độ công nghệ thông tin ngày càng phát triển cũng như xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 với sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại lớn ở Mỹ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một minh chứng khẳng định sự cần thiết phải quản lý, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Cũng nằm trong xu hướng phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế, Việt Nam đang không ngừng thay đổi trên mọi mặt, trong đó có lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với bước ngoặc của sự ra đời hệ thống ngân hàng 2 cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, từ sau năm 2008, các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bắt đầu bộc lộ những vấn đề lớn cần quan tâm như khả năng thanh khoản kém, tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt lợi nhuận và khả năng sinh lời ngày càng giảm sút. Để giải quyết những vấn đề như vậy, chúng ta cần phải trả lời được những câu hỏi như “Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang hoạt động như thế nào?”, “Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian qua?”. Với lý do đó, tác giả chọn thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Luận văn được thực hiện nhằm đánh giá lại thực trạng hiệu quả hoạt động dưới góc độ khả năng sinh lời, cũng như xác định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giúp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, luận văn tập trung chủ yếu làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Vấn đề 1: Thực trạng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2012 như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007
– 2012?
- Vấn đề 2: Từ những phân tích về thực trạng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012, luận văn phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Vấn đề 3: Dựa vào phân tích thực nghiệm và kết quả của mô hình, luận văn đề ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành thu thập và xử lí các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu tài chính phản ánh hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Sau khi xử lí số liệu, tác giả tiến hành so sánh, phân tích theo phương pháp diễn dịch, quy nạp để thấy được khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại đã thay đổi như thế nào trong giai đoạn năm 2007 – 2012.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Áp dụng phương pháp mô hình hồi quy theo phương pháp GMM để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về đối tượng nghiên cứu: Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại là một khái niệm rộng, được đo lường thông qua nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau…Bên cạnh đó, hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các nhân tố thuộc năng lực tài chính và môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
Về thời gian: Số liệu được thu thập để xử lý và phân tích tập trung ở giai đoạn từ năm 2007 – 2012. Đây là giai đoạn mà hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những thay đổi rò rệt do chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế với hàng loạt các vấn đề nổi cộm về lợi nhuận sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao…
Về không gian: Do giới hạn về số liệu nên luận văn tập trung vào 29 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Bài viết chỉ sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại cổ phần nội địa, không tính đến các ngân hàng thương mại nhà nước chưa cổ phần hóa, ngân hàng liên doanh, ngân hàng và chi nhánh nước ngoài bởi sự hạn chế về dữ liệu thu thập được.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương, gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012
Chương 3: Giải pháp kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng cổ phần Việt Nam.
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Mục đích của bài nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2012. Bài nghiên cứu giúp người đọc quan tâm đến lĩnh vực hoạt động ngân hàng, cơ chế cơ bản, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này không chỉ cho phép các nhà quản lý có trách nhiệm, các thành viên trong ngành ngân hàng đánh giá và xây dựng một ngân hàng lành mạnh mà kiến thức này còn quan trọng với những nhà hoạch định chính sách để thiết kế các quy tắc quản lý an toàn và hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó có thể giảm thiểu được những tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.