Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU

1. Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài

Với xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh như hiện nay, ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy khu vực này được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm, và là một trong những ngành được giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Đẩy mạnh hội nhập ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trở thành kênh cung ứng vốn tín dụng hàng đầu cho nền kinh tế là hết sức cần thiết. Với xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp (DN) trong đó không thể không nói tới ngân hàng. Điều này tạo cơ hội cho các NHTM trong nước tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng. Đó là gia tăng rủi ro và tính nhạy cảm của thị trường tài chính trong nước đối với các biến động trên thị trường thế giới, rủi ro về việc gia tăng nợ xấu và sự suy giảm trong chất lượng danh mục cho vay của các NHTM trong nước cũng gia tăng, tăng thêm sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Do đó vấn đề cấp thiết để tiếp tục tồn tại và phát triển quy mô nhưng vẫn an toàn, hiệu quả, các Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) phải chú trọng đổi mới công tác quản lý, điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Vietinbank là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong và ngoài nước, thường xuyên nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực ngân hàng do các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng. Bên cạnh những thành tựu đạt được Vietinbank vẫn còn tồn tại những hạn chế và yếu kém như: nợ xấu ngày càng gia tăng,


hiệu quả kinh doanh giảm sút, rủi ro tín dụng tăng cao…đòi hỏi ngân hàng cần phải có những biện pháp quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của mình. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị hiểu rò hơn về các nhân tố đó, để có thể đưa ra các chính sách thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài” CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Xác định được các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

- Xác định mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố trên đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 2

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu‌‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện tại đơn vị nghiên cứu là ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank

Thời gian nghiên cứu: số liệu phục vụ cho nghiên cứu từ ngày 31/12/2002 đến 31/12/2013 lấy từ báo cáo thường niên của NHTMCP Công Thương Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa dữ liệu và so sánh các dữ liệu được thu thập

Sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng, kiểm định OLS để phân tích các yếu tố bên trong cũng như yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam .

5. Nội dung nghiên cứu

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam


CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌‌

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm

Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại.

Luật các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan

Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009: Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

Theo luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa XII thông qua vào ngày 16/06/2010 định nghĩa: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là một loạt định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại với số lượng đủ lớn để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.


1.1.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại.‌

1.1.2.1. Hoạt động tạo lập nguồn vốn( nghiệp vụ nợ) Vốn điều lệ và các quỹ:

- Vốn điều lệ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật ( ở các nước và ở Việt Nam đều có quy định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng). Vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp phát nếu đó là ngân hàng công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân hàng cổ phần.Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của luật pháp mỗi nước. Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tức là tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác.

- Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng ( tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác( khen thưởng, phúc lợi…). Ngoài ra, còn có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro…

Vốn huy động

Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động gồm có:

- Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng ( còn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán).

- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.


- Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…

Nguồn vốn đi vay

Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các chủ thể sau:

- Vay của ngân hàng nhà nước dưới hình thức được tái cấp vốn ( như chiếu khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu, vay lại theo hồ sơ tín dụng, vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, vay qua đêm, thấu chi…

- Vay của các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại…

- Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…

Nguồn vốn khác:

Vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước, vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính quốc tế để cho vay ủy thác, vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt…

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn( nghiệp vụ có)

Với nguồn vốn có được, ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau:

Thiết lập dự trữ

Các ngân hàng thương mại không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà phải dành một phần nguồn vốn thích hợp cho dự trữ nhằm đáp ứng những yêu cầu sau:

- Duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước

- Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng

- Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi

- Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng

- Thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng.


Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao.

Cấp tín dụng

Bao gồm các nghiệp vụ cho vay( ngắn, trung và dài hạn), chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán….

Đầu tư tài chính

Ngân hàng thương mại sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Các hình thức đầu tư tài chính bao gồm:

- Góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các tổ chức tín dụng khác

- Mua chứng khoán và các giấy tờ có giá trị để hưởng lợi tức và chênh lệch giá.

Sử dụng vốn cho các mục đích khác như: mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác.

1.1.2.3. Nghiệp vụ trung gian ( Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác):

Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí:

- Dịch vụ ngân quỹ: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến thu chi về tiền mặt như kiểm đếm tiền, phân loại tiền, bảo quản và vận chuyển tiền…

- Dịch vụ ủy thác: Ngân hàng làm theo sự ủy thác của khác hàng để thu tiền hoa hồng.

+ Quản lý di sản: Loại ủy thác này được hình thành và áp dụng đối với tài sản của người đã mất theo chúc thư của họ.

+ Quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết: Ngân hàng quản lý hộ tài sản theo một hợp đồng ủy quyền được ký kết với người ủy thác.

+ Ủy thác giám hộ: Ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản cho một người không đủ khả năng về mặt pháp lý, những người chưa thành niên hay người bị bệnh tâm thần


+ Dịch vụ đại diện: Tiếp nhận và quản lý tài sản, như thu vốn gốc và lợi tức chứng khoán, đại lý về quản trị, đại diện tố tụng.

+ Ủy thác quản lý ngân quỹ: Ngân hàng sẽ đảm nhận việc thu, chi tiền mặt cho khách hàng thông qua hệ thống chi nhánh cũng như cử nhân viên đến tận doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ này.

- Dịch vụ bảo hiểm, địa ốc, dịch vụ giữ hộ ( cho thuê két sắt)

- Dịch vụ tư vấn về tài chính, đầu tư.

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tê.

- Mua bán hộ chứng khoản, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty, xí nghiệp.

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại‌

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích mà doanh nghiệp thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế đặc trưng, xác định bằng cách so sánh giữa chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh chi phí sử dụng nguồn lực hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội của doanh nghiệp

Thực chất hiệu quả kinh doanh là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Theo đó, hiệu quả kinh doanh được xác định bằng công thức tổng quát (hiệu quả kinh doanh = kết quả đầu ra – chi phí đầu vào)

Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, sức sinh lời của chi phí hoặc yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu cho biết, một đơn vị chi phí, vốn hay nguồn lực đầu vào sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.

Vì vậy, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đóng vai trò là

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí