Huy Động Vốn Trong Tổng Nợ Của 25 Nhtmcp Việt Nam Từ Năm 2007-2014


Trong cơ cấu nợ phải trả chiểm tỷ trọng lớn là vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Bảng 3.4 Huy động vốn trong tổng nợ của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2014

Đơn vị tính:tỷ đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Vốn huy động


778.008


911.130


1194.129


1698.066


1.983.381


2.104.747


2.461.385


2.926.808

Tổng nợ

952.922

1.119.853

1.541.081

2.245.314

2.714.331

2.806.027

3.089.953

3.588.121

Vốn huy

động/Tổng nợ


81.64%


81.36%


77.49%


75.63%


73.07%


75.01%


79.66%


81.57%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 6

Nguồn: Tính toán từ các Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam


Theo bảng 3.5 ta nhận thấy huy động vốn có bước tăng đột biến từ năm 2009 trở lại đây. Lý do có sự tăng trưởng mạnh vì trong giai đoạn này các NHTMCP vẫn được quyền sử dụng công cụ lãi suất, chính sách chăm sóc khác hàng và mở rộng quy mô hoạt động để cạnh tranh trong việc huy động vốn, bên cạnh đó các NHTMCP đang hướng tới chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngay cả khi NHNN áp dụng Thông tư 02/TT – NHNN ngày 03/03/2011 về việc quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng VNĐ của các NHTM bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/ năm nhưng các NHTMCP vẫn có thể lách “ luật” với nhiều sáng tạo trong các sản phẩm huy động để tăng nguồn vốn đầu tư vào như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, nhận tiền gửi bằng VNĐ đảm bảo bằng USD,... Với tình hình huy động vốn bằng nhiều “chiêu trò” từ năm 2008 đến nay đã làm cho thị trường vốn hỗn loạn và nguồn tiền này có thực sự để tăng trưởng tín dụng cũng như thực hiện đúng nghiệp vụ ngành ngân hàng là huy động – cho vay hay không. Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Mức độ an toàn của hệ thống NHMTCP Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thấp


Theo phân tích ở trên, do các ngân hàng tăng trưởng về vốn quá nhanh,và áp lực về đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cho các cổ đông, nên việc các NHTMCP đã làm trong những năm qua là cố gắng tăng trưởng tín dụng, qua đó tăng trưởng tổng tài sản nhằm ổn định mức độ thu nhập. Hiện tại và trước đây, với cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu. Áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm đẩy nợ xấu tăng và gây tổn hại trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân khác làm nợ xấu tăng cao, áp lực tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Mặc dầu theo các báo cáo tuân thủ của các ngân hàng, các hệ số an toàn vốn đã được đáp ứng, nhưng những thời điểm hết sức căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng những năm 2008, nửa cuối 2011 và nửa đầu 2012 cho thấy hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là các ngân hàng nhỏ với số vốn tăng nhanh theo qui định của cơ quan quản lý, đều mong manh trước những biến động trên thị trường, và khả năng quản trị kinh doanh ngân hàng của hàng loạt các ngân hàng đều không theo kịp và lớn mạnh cùng với lượng vốn tăng nhanh, đẩy các ngân hàng vào tính mất an toàn trong những thời điểm khác nhau.

Các NHTMCP Việt Nam sử dụng CTTC thâm dụng nợ, tỷ lệ nợ chiếm trên 90%, VCSH chiểm tỷ lệ nhỏ hơn 10%, trong đó vốn điều lệ chiếm tỷ lệ cao.

Cấu trúc tài chính của các NHTMCP Việt Nam hiện nay chưa tối ưu: với đặc thù ngành kinh doanh tiền tệ, huy động vốn từ những nơi nhàn rỗi sang cho vay những nơi thiếu vốn nên các ngân hàng sử dụng cơ cấu tài chính nợ chiếm tỷ lệ cao trên 90%, hệ số đòn bẩy tài chính cao, lợi nhuận nhiều nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Nguồn VCSH của các ngân hàng thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn. Việc tăng VCSH của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do các cổ đông còn e ngại bị phân tán quyền kiểm soát, điều hành.

Trong giai đoạn từ 2007 đến 2014 vừa qua, CTTC của các NHTMCP Việt Nam có nợ chiếm tỷ trọng lớn, VCSH và tổng tài sản đã có sự gia tăng nhanh chóng. Tuy


nhiên, việc quản trị rủi ro chưa được xây dựng một cách chuyên nghiệp, và nhiều khi còn mang tính đối phó. Trong khi đó, hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro chính trị,...


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3‌

Chương 2 của luận văn giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, thông qua đánh giá về quy mô tài sản, tổng nợ và VCSH để phân tích thực trang CTTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014. Trên cơ sở phân tích thực trạng CTTC và dựa vào kết quả thống kê mô tả đòn bẩy tài chính có thể nhận định rằng các NHTMCP Việt Nam có một CTTC thâm dụng nợ mức trung bình nhưng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn huy động và các Chính sách, quy định của NHNN, và còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.


Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM‌

4.1 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu‌

4.1.1 Xây dựng các biến số và giả thuyết nghiên cứu‌

CTTC được hiểu là cơ cấu giữa toàn bộ các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. Do đó, CTTC có thể được đo lường thông qua biến đại diện là tỷ số đòn bẩy tài chính, bởi vì tỷ số đòn bẩy tài chính được dùng nhằm đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007). Mặc dù có nhiều tranh luận về việc sử dụng đòn bẩy tài chính là biến phụ thuộc để xem xét các nhân tố ảnh hưởng lên CTTC (Rajan và Zingales, 1995) thì đòn bẩy tài chính vẫn là biến thích hợp cho mục đích của nghiên cứu CTTC cũng như phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên CTTC (Octavia và Brown, 2008). Đòn bẩy tài chính được đo lường thông qua các công thức sau:

Bảng 4.1 Tổng hợp các công thức đo lường cấu trúc tài chính


Cách thức đo lường đòn bẩy tài chính

Nghiên cứu thực nghiệm tiếp cận

LEV= 1- (VCSH/ Tổng tài sản)

Gropp và Heider (2009), Octavia và

Brown(2008),Ebru Çağlayan (2010)

LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản

Sajid Gul và cộng sự (2012)

Tỷ lệ tổng nợ =Tổng nợ/ Tổng tài sản

Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản

Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/Tổng tài sản

Bevan và Danbolt (2002), Amidu (2007)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm Ngân hàng là trung gian tài chính chủ yếu huy động vốn từ các thành phần kinh tế, vì vậy nợ là phần vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng vốn kinh doanh còn vốn tự có của ngân hàng lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, về phương diện vốn hoạt động, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác mà ngân hàng


không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc nhất định. Mặt khác, ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và là ngành mang tính đặc thù vì vậy các khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng không được phân chia theo thời gian đáo hạn (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn) mà được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng sẽ khó xác định. Căn cứ vào lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như do giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính được xác định như sau:

LEV= Tổng nợ/Tổng tài sản

Các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của NHTMCP Việt Nam được đo lường dựa trên các công trình nghiên cứu của Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012), gồm có:

Quy mô (SIZE) = Log ( Tổng tài sản cuối kì)

Lợi nhuận (PROF) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Tài sản hữu hình(TANG) = Tài sản cố định/ Tổng tài sản

Tăng trưởng (GROW) = ( Tổng tài sản(t) – Tổng tài sản(t-1))/ Tổng tài sản(t-1) Tăng trưởng GDP = Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Tính thanh khoản (LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động.

Theo bài nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012) thì biến thanh khoản được đo lường = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Đối với bài này, tác giả xin đưa ra công thức đo lường biến tính thanh khoản( LIQU) = Dư nợ cho vay khách hàng/ Vốn huy động, dựa trên cơ sở:

+ Do tính đặc thù của ngành ngân hàng mà hầu hết tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính, chúng dễ dàng được chuyển đổi từ dài hạn sang ngắn hạn và phụ thuộc phần lớn vào quyết định của nhà quản trị ngân hàng do vậy công thức tính thanh khoản của ngân hàng bằng tài sản ngắn hạn sẽ khó xác định.

+ Đối với các NHTMCP Việt Nam luôn chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các quy định của NHNN, đặc biệt những quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng trong đó có thông tư 13/2010/TT NHNN quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn


vốn huy động với nội dung như sau: “ Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác quy định tại thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với ngành ngân hàng” . Như vậy thông tư 13 là một trong những giới hạn được NHNN đặt ra nhằm tránh việc các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định để cho vay hay đầu từ dài hạn. Tuy quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại thông tư 13 đã bị hủy bỏ bởi thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2011 nhưng tác giả vẫn lựa chọn công thức tính thanh khoản của ngân hàng dựa trên tỷ lệ cho vay/ nguồn vốn huy động. Tổng hợp các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở chương 1, ta có 6 giả thuyết nghiên cứu sau đây:

H1: quy mô ngân hàng có tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính.

H2: lợi nhuận của ngân hàng có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính.

H3: tính thanh khoản của ngân hàng có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính. H4: tài sản hữu hình của ngân hàng có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính. H5: tăng trưởng của ngân hàng có tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính.

H6: tăng trưởng GDP có tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính.

Bảng 4.2: Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính (LEV)



Giả

thuyết

Biến độc lập

Ký hiệu

thuyết

Kỳ

vọng

H1

Quy mô

SIZE

+

+

H2

Lợi nhuận

PROF

+/-

-

H3

Tính thanh khoản

LIQU

-

-

H4

Tài sản hữu hình

TANG

+/-

-

H5

Tốc độ tăng trưởng

GROW

+/-

+

H6

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

GDP

+

+

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm

Với dấu cộng “ +”/ trừ “ – “ là tác động đồng biến hoặc nghịch biến lên đòn bẩy tài chính


4.1.2 Mô hình hồi quy‌

Căn cứ trên các biến đã mô tả ở Bảng 4.2 và mô hình hồi quy dữ liệu bảng đã đề xuất ở chương 1, xây dựng mô hình chính thức cho nghiên cứu như sau:

LEV = β1 + β2ln(SIZE )+ β3PROF + β4LIQU + β5TANG +β6GROW

+ β7GDP + εit

Trong đó: LEV: là biến phụ thuộc, đại diện cho CTTC của các NHTMCP Việt Nam; LEV(-1) độ trễ bậc 1 của đòn bẩy tài chính SIZE, PROF, LIQU, TANG,GROW,GDP: các biến độc lập; β1: hệ số tự do; β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy; εit: sai số ngẫu nhiên

4.2 Phương pháp nghiên cứu‌

4.2.1 Nguồn số liệu‌

Nghiên cứu sử dụng số liệu công bố trên các báo cáo tài chính thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng ( có kiểm toán theo chuẩn mực kế toán) được công bố hàng năm trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014 trên các website của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời đối với dữ liệu biến kinh tế vĩ mô GDP số liệu được thu thập thông qua Ngân hàng thế giới ( http://www.worldbank.org/). Tất cả số liệu được tìm kiếm bằng phương pháp tổng hợp, trích lọc, thống kê, phân loại, và sắp xếp theo dòng thời gian của mẫu quan sát với năm tài chính gần nhất là năm 2014 lùi dần về các năm nghiên cứu trước.

4.2.2 Mẫu nghiên cứu

Sau khi thu thập và xử lí số liệu, mẫu nghiên cứu của đề tài bao gồm tổng cộng 25 NHTMCP Việt Nam. Thời gian của mẫu quan sát là 08 năm: bắt đầu từ năm tài chính 2007 và kết thúc năm tài chính 2014. Các dữ liệu được tổng hợp thành dữ liệu dạng bảng không cân bằng (Unbalanced Panel Data) của 200 quan sát với sự kết hợp giữa biến thời gian và biến ngân hàng.

4.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập xong số liệu cần thiết cho mô hình, nghiên cứu tiến hàng hiệu chỉnh và mã hóa các dữ liệu (tạo mã trong giai đoạn đầu tiên và điều chỉnh mã nếu có sai lệch). Kế tiếp, là nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022