Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHÙNG VĂN TRƯỜNG


CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 01 07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành - 1


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 5

1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động 5

1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động 5

1.1.2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động 9

1.1.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động 16

1.2. Điều chỉnh bằng pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động18

1.2.1. Khái niệm về các hình thức xử lý kỷ luật lao động 18

1.2.2. Nội dung pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 29

2.1. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách và thực tiễn áp dụng 29

2.2. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc cách chức và thực tiễn áp dụng 31

2.3. Thực trạng quy định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải và thực tiễn áp dụng 34

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 69

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động 69

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động 71

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật lao động về các hình thức xử lý kỷ luật lao động 75

3.3.1. Về các quy định pháp luật 75

3.3.2. Về tổ chức thực hiện 80

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng là nội dung cơ bản của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động. Tùy thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao động được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động từ mức độ khiển trách, cảnh cáo đến mức cao nhất có thể loại người lao động ra khỏi tập thể lao động. Do vậy, các hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm nhất của các bên tham gia quan hệ lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo một loạt những đòi hỏi về việc thiết lập kỷ luật, trật tự để duy trì sự ổn định và phát triển trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp có sử dụng lao động. Đồng thời bối cảnh quan điểm về bảo vệ người lao động và người sử dụng lao động hiện nay, đặc biệt thể hiện trong sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động 2012 vừa qua, quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động cũng có những sửa đổi để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, thực trạng những quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức, cũng như chưa nhìn nhận đúng vai trò của các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.

Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như những quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động

hiện nay. Qua đó nêu lên những kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.

3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề pháp luật liên quan đến kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân, cơ quan và tổ chức. Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể tên một số công trình “Một số vấn đề về kỷ luật lao động sa thải trái pháp luật theo quy định của Bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn Hùng Cường (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 3/2012; “Thực trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và một số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 2 + 3/2014); “Pháp luật về kỷ luật lao động Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Dung; “Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hương; “Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Anh Vân, … Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.

Trước yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, nhằm mục đích góp phần bảo đảm kỷ luật lao động được tuân thủ một cách triệt để. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.

4. Phạm vi nghiên cứu

Dưới góc độ khoa học pháp lý, luận văn tập trung nghiên cứu về về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong quan hệ lao động của những người lao động “làm công ăn lương” – đối tượng chủ yếu của pháp luật lao động Việt Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các nội dung:

- Các quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.

- Thực trạng các quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành.

- Các công trình khoa học liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao

động.

- Các bài viết, sách, tạp chí và các tài liêu khác liên quan đến nội dung

nghiên cứu của đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong mối tương quan với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, luận văn còn dựa trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh và mô tả, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn và một số phương pháp khác nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

6. Kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động và sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Chương 2. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về các hình thức xử lý kỷ luật lao động và thực tiễn áp dụng

Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định pháp luật lao động Việt Nam về các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC HÌNH

THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1.1. Khái quát chung về xử lý kỷ luật lao động

1.1.1. Khái niệm xử lý kỷ luật lao động

Trước khi tìm hiểu khái niệm xử lý kỷ luật lao động, cần phải hiểu thế nào là kỷ luật lao động? Như chúng ta đã biết, trong xã hội nếu con người thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ, tách rời nhau thì mỗi người tự sắp xếp thời gian, công việc và quá trình lao động của mình, hoạt động lao động của mỗi người có thể giống nhau nhưng không ảnh hưởng đến nhau, tức là hoạt động lao động của một người không ảnh hưởng đến hoạt động lao động của những người khác và ngược lại. Nhưng điều đó không thể xảy ra, bởi vì con người luôn luôn tồn tại cùng với xã hội loài người. Trong cuộc sống , con người có nhiều lý do khác nhau để thực hiện cùng nhau một khối lượng công việc nhất định như: do yêu cầu, điều kiện của quá trình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập … Và chính quá trình lao động cùng nhau của con người đòi hỏi phải có trật tự, nền nếp để hướng hoạt động của con người vào việc thực hiện kế hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã được xác định. Do vậy, xét một cách tổng quát, kỷ luật lao động là trật tự, nền nếp mà người lao động phải tuân theo trong quá trình thực hiện công việc khi tham gia vào quan hệ lao động.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là “chế độ làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động. Tạo ra sự hài hòa trong hoạt động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất” [27].

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí