Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam - 9

Công bằng mà nói những quy định về ràng buộc nghĩa vụ các doanh nghiệp mắc nợ tuy có chặt chẽ, nhiều điểm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi cất giấu, phân tán tài sản, luân chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ bảo đảm, cầm cố thế chấp, tặng cho các tài sản của công ty, đi vay thêm tiền...

Nhưng tinh thần của pháp luật vẫn hoài nghi các doanh nghiệp mắc nợ, chưa tạo điều kiện có thể được để họ thoát khỏi tình trạng đứng bên bờ vực của sự phá sản.

Kế hoạch thoát hiểm là một biện pháp cần thiết: Trên thực tế nhiều nước đã coi kế hoạch thoát hiểm của các doanh nghiệp mắc nợ là một biện pháp hữu hiệu được áp dụng khá phổ biến.

Hơn 40 hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ khi thành lập không có khoản nào quy định "kế hoạch thoát hiểm" cho các công ty đang ở bên bờ vực của sự phá sản nhưng trong các vòng đàm phán để thỏa thuận về các hiệp định, các nước trong WTO đều cho kế hoạch thoát hiểm là một biện pháp cần thiết trong các quan hệ giữa các doanh nghiệp mắc nợ với chủ nợ và các đối tác.

Một công ty nước ngoài với một công ty bản địa đang thực hiện một hợp đồng nhưng cảm thấy đang bị treo lơ lửng trên hố phá sản, họ có thể thỏa thuận với công ty bản địa lập một kế hoạch thoát hiểm cho họ rút khỏi, đình chỉ việc thi hành hợp đồng. Sự thỏa thuận đó đương nhiên phải là những vấn đề tài chính, khoanh vốn vào ngân hàng hoặc để lại vốn cho công ty bản địa, thanh toán các món nợ, kiểm kê tài sản, giải quyết vấn đề nhân lực và hứa hẹn sẽ quay trở lại nếu sự đe dọa phá sản không còn.

Một công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam làm ăn thua lỗ, nợ kéo dài, nguy cơ phá sản đến gần, đương nhiên họ cũng phải lập một kế hoạch thoát hiểm. Nếu pháp luật ràng buộc quá cứng nhắc họ sẽ chạy trốn.

Như một công ty 100% vốn nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, nợ nần nhiều, kéo dài 2, 3 năm, người giám đốc nước ngoài trở về nước không

dám quay trở lại Việt Nam. Công ty đóng cửa ngừng hoạt động, công nhân nghỉ việc chờ đợi, người giám đốc viết thư sang Việt Nam đề nghị chính quyền cho chấm dứt hoạt động - Luật của Việt Nam lại quy định muốn chấm dứt hoặc tuyên bố phá sản thì người chủ phải lập đầy đủ hồ sơ, nộp đơn yêu cầu tòa án - người chủ đã về nước, không dám trở lại, trong công ty không ai có quyền và cũng không ai muốn đứng ra lập hồ sơ cho một doanh nghiệp bị bỏ rơi.

Một công ty Việt Nam cũng có thể tương tự - họ nợ nần nhiều, cần cho họ tự lập ra một kế hoạch thoát hiểm, miễn là kế hoạch đó phải đúng pháp luật. Điều đó, bắt buộc họ phải tìm đến các tư vấn tài chính - ngân hàng - pháp luật hướng dẫn cho họ.

Không nên coi cảnh nợ nần của doanh nghiệp là một tội lỗi theo khuynh hướng hình sự hóa, các quan hệ vay mượn theo Luật dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Ví dụ 1: vụ phá sản của Công ty du lịch Phú Yên- tẩu tán tài sản có giá trị trước khi mở phá sản

Ngày 1.6.2005, theo quy định của Luật Phá sản, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên thụ lý và giải quyết việc xin mở thủ tục phá sản của Công ty du lịch Phú Yên. Thế nhưng, vào thời điểm sắp xếp cổ phần hóa các doanh nghiệp trước ngày 1/9/2003, Công ty này đã làm thủ tục cho thôi việc, lập danh sách để giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho cán bộ, nhân viên lao động. Đồng thời, đã thực hiện các thủ tục để tẩu tán tài sản có giá trị ra khỏi công ty trước khi mở thủ tục phá sản.

Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam - 9

Cụ thể, nhà hàng Bãi Tiên ở Xuân Cảnh (thị xã Sông Cầu), khách sạn Hương Sen nằm ở vị trí đắc địa tại góc đường Trần Hưng Đạo - Quốc lộ 1A (cũ) và nhà hàng Gió Chiều ở khu vực gần bờ sông Ba nằm cuối đường Trần Hưng Đạo, với giá trị tài sản khá lớn và đang kinh doanh có lợi nhuận, được chuyển sang cho một pháp nhân mới là Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn - Phú Yên.

Theo ông Võ Ngọc Linh - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên thì Công ty du lịch Phú Yên chỉ còn giữ lại các điểm du lịch Đập Hàn, Đá Bàn, Sơn Nguyên, khách sạn Intershop với cơ sở hạ tầng yếu kém, địa bàn kinh doanh khó khăn, dẫn đến làm ăn thua lỗ, nợ nần phải phá sản. Và khi thực hiện phá sản (năm 2005), Công ty du lịch Phú Yên đã kiệt quỹ, tài sản không thanh lý được, thậm chí, doanh nghiệp này không còn khoản tiền nào để thanh toán cho Tòa án nhân dân tỉnh chi phí thực hiện các thủ tục phá sản theo quy định Điều 21 của Luật Phá sản.

Hiện nay, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên vẫn chưa thể tuyên bố phá sản Công ty du lịch Phú Yên, bởi còn quá nhiều tồn đọng chưa giải quyết dứt điểm. Công ty này còn phải trả công nợ cho 08 đơn vị, cá nhân với số tiền khoảng 5 tỉ đồng, trong khi đó công nợ phải thu 9,7 tỉ đồng. Nhiều khả năng, các khoản nợ phải thu với số tiền lớn không thể thu được. Chẳng hạn, Công ty không thể thu hồi được khoản nợ hơn 2,6 tỉ đồng của Công ty thương mại Hải Long Nha Trang (Khánh Hòa) và hơn 4,2 tỉ đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tường Sơn (Thành phố Hồ Chí Minh) vì hai công ty này đều đang bị phá sản, chủ doanh nghiệp bị ở tù [16].

Ví dụ 2: Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú (Phú Thọ):

- Tẩu tán tài sản thế chấp ?

Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú vừa bị chi nhánh ngân hàng VietinBank tỉnh Phú Thọ xiết nợ toàn bộ nhà xưởng, dây chuyền sản xuất... do làm ăn thua lỗ không trả được nợ. Toàn bộ tài sản của Công ty thế chấp để vay vốn đang được trung tâm bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ triển khai bán đấu giá. Tuy nhiên, dư luận cho rằng đã có sự thay đổi trong danh mục tài sản hiện còn lại và tài sản đã thế chấp trước đây.

Vụ việc đang gây xôn xao dư luận, nhất là đối với hàng loạt chủ nợ và người lao động của Công ty vì các chủ nợ của Công ty thì sợ không thu hồi được nợ, còn người lao động thì vừa mất việc, vừa mất vốn góp tại Công ty lại chưa biết tương lai của mình sẽ được định đoạt ra sao.

Cần xác định máy nghiền đi đâu ?

Việc doanh nghiệp vay tiền ngân hàng, đã quá hạn thanh toán mà không trả được nợ nay ngân hàng phải mang tài sản thế chấp bán đấu giá để thu hồi nợ là chuyện bình thường và đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều khiến dư luận không khỏi thắc mắc đó là đã có sự thay đổi về danh mục tài sản thế chấp ban đầu so với tài sản hiện còn lại tại Công ty mà Chi nhánh ngân hàng VietinBank tỉnh Phú Thọ đang quản lý.

Theo hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn đã được ký giữa Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú và Chi nhánh ngân hàng VietinBank tỉnh Phú Thọ thì có 4 máy nghiền 1,2 tấn và 1 máy nghiền 4 tấn được đưa vào thế chấp. Tuy nhiên quan sát thực tế cho thấy, trên toàn bộ dây chuyền sản xuất này chỉ còn lại 1 máy nghiền 4 tấn và 3 máy nghiền 1,2 tấn. Một công nhân đã làm việc tại nhà máy này hơn 20 năm cho biết, 1 máy nghiền 1,2 tấn đã bị bán cách đây khoảng 1 năm.

Tại vị trí trước đây là chiếc máy nghiền hiện chỉ là một đống đất. Như vậy với những gì mà nhóm phóng viên nhìn thấy và theo phản ánh của một số công nhân Công ty thì không phải chỉ thiếu 3 chiếc môtơ như Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú và đại diện chi nhánh ngân hàng VietinBank tỉnh Phú Thọ kiểm đếm trước

đó mà có thể còn thiếu 1 máy nghiền, một tài sản có giá trị lớn và rất quan trọng trong sản xuất của Công ty.

Không thể mở thủ tục phá sản

Vụ việc càng gây nhiều chú ý của dư luận hơn bởi Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú đã có đơn xin phá sản gửi tới Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 14/7. Trước đó ngày 13/7, Tòa kinh tế - Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã nhận đơn khởi kiện đòi nợ của Chi nhánh ngân hàng VietinBank. Việc Tòa giải quyết đơn kiện của phía Ngân hàng và tài sản thế chấp của Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú đang được phát mại khiến nhiều ý kiến cho rằng đã có sự ưu ái nào đó bởi không phải Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú còn nợ nhiều doanh nghiệp khác.

Việc chi nhánh VietinBank tỉnh Phú Thọ phát mại tài sản của Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú để thu hồi nợ sẽ là bình thường nếu không có những dấu hiệu thất thoát tài sản thế chấp. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm điều tra làm rõ liệu có sự tẩu tán tài sản đã được đem ra thế chấp ngân hàng để vay vốn ở Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú hay không. Chiếc máy nghiền đã ra khỏi nhà máy trong tình trạng như thế nào và hiện đang ở đâu? Trong trường hợp có sự tẩu tán tài sản, nhất thiết vụ việc phải được điều tra làm rõ và xử lý đúng người đúng tội để tránh thiệt hại cho Công ty cổ phần Xi măng Vĩnh Phú cũng như đảm bảo lợi ích của Chi nhánh ngân hàng VietinBank tỉnh Phú Thọ là bên nhận thế chấp và cho vay vốn [15].

- Tòa không cho doanh nghiệp "chết" theo luật định

Làm ăn liên tục thua lỗ, nợ lương công nhân và nợ ngân hàng, Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú xin mở thủ tục phá sản

theo luật định nhưng Tòa lại khước từ. Hàng trăm công nhân đang đứng trước nguy cơ không nhận được một cắc tiền nợ lương.

Tại Nghị quyết họp Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú ngày 8/7/2009 do ông Phan Hồng Phong, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký có nêu việc thanh toán các khoản nợ sau khi bán đấu giá tài sản công ty sẽ: "Trả nợ gốc món vay trung hạn, ngắn hạn và một phần lãi trong hạn, xin miễn lãi phạt (trả nợ ngân hàng); trả nợ ngân sách Nhà nước, bảo hiểm xã hội, thuế đọng, lương cán bộ công nhân viên…".

Chúng tôi có mặt tại tỉnh Phú Thọ khi dư luận đang xôn xao về chuyện Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú xin được phá sản để trả nợ lương cho toàn bộ công nhân công ty và Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ nhưng lại bị Tòa từ chối.

Quyết định từ chối của Tòa đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các công nhân vì toàn bộ số tiền hơn 5 tỉ đồng nợ ngân hàng có thể phải chuyển đủ cho Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ trong khi định giá sơ bộ tài sản của doanh nghiệp hiện không còn nhiều.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú làm ăn thua lỗ nghiêm trọng trong nhiều năm là sự thật. Hội đồng quản trị của công ty đã nhiều lần họp bàn việc xin mở thủ tục phá sản doanh nghiệp và tính phương án trả nợ ngân hàng, trả nợ lương công nhân.

Ngày 29/6/2009, Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú có công văn số 41/XMVP gửi Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đề nghị mở thủ tục phá sản nhưng điều khó hiểu là sau 15 ngày (ngày 14/7), Tòa án nhân dân tỉnh mới nhận được công văn này.

Cũng tại thời điểm này, Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ có đơn khởi kiện đề ngày 10/7 nhờ Tòa "can thiệp"

đòi nợ Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú thì 3 ngày sau (ngày 13/7), Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã nhận được.

Với lý do trên, ngày 15/7/2009, ông Nguyễn Đình Huấn, Chánh tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ có Công văn số 59/TA-KT gửi Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú với nội dung "do ngày 13/7 đã nhận được đơn khởi kiện của ngân hàng trước nên sẽ tiến hành thụ lý trước". Điều đáng nói là sau khi nhận được công văn của công ty tới 14 ngày (ngày 27/7), Tòa mới ra thông báo việc thụ lý vụ án đòi nợ giữa ngân hàng và công ty.

Đến ngày 17/8/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và quyết định: Giao cho Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ phát mại tài sản của Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú đã thế chấp để thu hồi nợ với số tiền hơn 5 tỷ đồng.

Như vậy, khi Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết định cho ngân hàng phát mại tài sản của Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú thì có nghĩa quyền lợi của công nhân và công nợ của các đối tác khác bị gác sang một bên.

Việc đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng khiến công nhân Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú không biết đến bao giờ mới có thể lấy được nợ lương cùng những khoản tiền khác. Đứng trước nguy cơ thất nghiệp họ đã rất khốn khó lại thêm lo lắng không được nhận lương nợ nên đại diện người lao động đã liên tục gửi đơn thư khiếu nại đến các cơ quan chức năng, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ xem xét lại quyết định.

Về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Tân, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Nếu công văn gửi theo đường bưu điện thì Tòa phải căn cứ vào dấu bưu điện để xử lý chứ không thể căn cứ vào ngày nhận được. Kể cả trong trường hợp ngân hàng gửi đơn trước thì theo luật

định, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vẫn phải ra quyết định thụ lý việc mở thủ tục phá sản của Công ty cổ phần xi măng Vĩnh Phú.

Theo Luật sư Tân, việc tòa án giải quyết phá sản là nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ và các bên liên quan, trong đó có người lao động. Chi nhánh ngân hàng Công thương Phú Thọ thực chất cũng chỉ là một trong những chủ nợ. Trong trường hợp này, các công nhân hoặc doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao "xét lại" quyết định của tòa [13].

Ví dụ 3: Công nhân đòi nợ ông chủ phá sản- chậm thì mất

Chứng kiến cảnh cơ quan thi hành án kê biên tài sản doanh nghiệp để trả lại cho một chủ nợ khác của công ty, hàng chục công nhân mất việc vì phá sản đã bật khóc. Việc giành lại quyền lợi cho người công nhân sau khi ông chủ phá sản bỏ trốn đang diễn ra theo kiểu "nhanh chân thì còn, chậm thì mất".

Tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sin B (Quận 12) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Nghiệp (Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là hai doanh nghiệp nước ngoài xảy ra hiện tượng chủ bỏ trốn, nợ công nhân hơn 400 triệu đồng lương, chưa kể hàng trăm triệu đồng nợ bảo hiểm xã hội.

Các cơ quan chức năng của thành phố đã thống nhất phương án trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét tạm ứng ngân sách giải quyết tiền nợ lương công nhân tại 2 doanh nghiệp này.

Việc giải quyết quyền lợi công nhân khi xảy ra tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, phụ thuộc nhiều vào sự chủ động của Liên đoàn lao động và Phòng Lao động - thương binh - xã hội các quận, huyện. Thực tiễn một số vụ việc cho thấy, nếu hai cơ quan này tích cực phối hợp, may ra công nhân ở các doanh nghiệp này vớt vát chút ít quyền lợi. Ngược

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí