Cơ Sở Lý Luận Về Ngân Hàng Thương Mại Và Dịch Vụ Về Ngân Hàng Bán


consequences) đã đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị trường tín dụng đã thay đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa những năm 1990. Hoạt động tín dụng đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp Hungary. Tác giả tập trung nghiên cứu thị trường cho vay hộ gia đình và các DNVVN, bao gồm cho vay, tín dụng thuê mua, nghiên cứu thị trường cho vay thế chấp và hoạt động cho vay thế chấp bằng ngoại tệ.

Nghiên cứu của Reynold E.Byers và Phillip J.Lederer (2001) đã đi vào nghiên cứu chiến lược dịch vụ NHBL: mô hình truyền thống, điện tử và những sự chọn lựa phân phối hỗn hợp. Theo nghiên cứu này thì việc xây dựng chiến lược phân phối dịch vụ NHBL là một vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp ngân hàng. Nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng của công nghệ phân phối điện tử như PC bank là sự chọn lựa trong chiến lược bán lẻ này. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy: sự thay đổi trong thái độ và ứng xử của khách hàng, thay thế cấu trúc chi phí của ngân hàng với ảnh hưởng to lớn của công nghệ mới có ảnh hưởng đến sự chọn lựa chiến lược phân phối của ngân hàng. dịch vụ NHBL có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng “Một chi nhánh ngân hàng thiếu dịch vụ ngân hàng cá nhân là một ngân hàng có chiến lược tồi vì DVNH cá nhân thường chiếm đến hơn 40% tổng số giao dịch”.

Nghiên cứu của Balaceanu (2011) đã phân tích các yếu tố của các DVNH, sự phát triển của DVNH và thị trường sản phẩm ngân hàng, tình hình cung cấp các DVNH ở Rumani, các tác động của toàn cầu hóa đến các DVNH, mục tiêu và vai trò của việc thúc đẩy các DVNH,… Tác giả đã phân tích cho toàn bộ DVNH, đề xuất hình thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa DVNH.

Một số nghiên cứu của Tiwari và Buse (2006); Brunner và cs (2004) thì lại đi vào nghiên cứu khái niệm về dịch vụ NHBL và đưa ra những nghiên cứu định lượng về đóng góp của dịch vụ này trong sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại. Theo đó, NHBL là loại ngân hàng mà ở đó khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại các chi nhánh địa phương của các NHTM lớn. Dịch vụ cung cấp gồm: cầm cố, tiết kiệm, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… NHBL thường đề cập đến các ngân hàng mà trong đó giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân nhiều hơn là với


các công ty và các ngân hàng khác. Trong các nghiên cứu này cũng đề cập đến dịch vụ NHBL là tổ hợp các dịch vụ tài chính.

Trong nghiên cứu của hệ thống nghiên cứu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về "Thị trường của những dịch vụ tài chính bán lẻ - Phát triển, hội nhập và ảnh hưởng kinh tế", Ashcraft and Schuermann (2008) đi sâu phân tích tính đảm bảo trong nghiệp vụ tín dụng cầm cố của ngân hàng.

Ngoài ra, còn có nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến hoạt động dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.

5.1.2. Nghiên cứu trong nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới với các hướng tiếp cận khác nhau như đã đề cập ở phần trên nhưng do nhiều yếu tố khách quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ, có tính khoa học nên chưa được ứng dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Các công trình khoa học, các bài báo đề cập đến lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung như:

Nghiên cứu của Trịnh Bá Tửu (2008) "Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại" được đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 07 (2004) về đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu - 3

Nghiên cứu của Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo (2008) “Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 06 (2008) về nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ thẻ ngân hàng biểu đồ nhận thức và lược đồ Radar về giá trị thỏa mãn khách hàng, tìm kiếm các phương pháp đo lường dịch vụ ngân hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Giàu (2008) "Cải cách và mở cửa dịch vụ ngân hàng" được đăng trên Thời báo Ngân hàng số 1CT về cải cách, mở cửa dịch vụ ngân hàng và ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2011) “Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

; Vò Kim Thanh (2001) “Đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng mhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietinbank”; … thì lại tiếp cận dịch vụ ngân hàng nói chung và


dịch vụ NHBL nói riêng qua việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các sản phẩm ngân hàng hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và chủ động trong hội nhập.

Hầu hết các công trình, bài báo, tạp chí trên mới chỉ đề cập đến quan niệm, dịch vụ ngân hàng nói chung mà chưa phân tích cụ thể dịch vụ NHBL hoặc một loại hình dịch vụ NHBL cụ thể. Chỉ đề cập đến tính cấp thiết phải đa dạng hóa DVNH nói chung chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể vai trò của dịch vụ NHBL đối với hoạt động của các NHTM.

Nhóm các công trình khoa học, các bài báo về phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng mới cũng có đề cập đến vai trò của dịch vụ NHBL đối với việc phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh: Anh Hòa (2008) "Dịch vụ ngân hàng di động thị trường nhiều tiềm năng" được đăng trên Thời báo Ngân hàng số 82; Ngô Thị Liên Hương (2005) "Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại" được đăng trên Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 5. Thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại, Internet banking, Ebanking, SMS banking… cũng đã được nhiều học giả trong nước nghiên cứu.

Trong các nghiên cứu này, dịch vụ NHBL với những đặc trưng của nó vẫn chỉ được tiếp cận khá mờ nhạt, ở những khía cạnh khác nhau.

Nghiên cứu của Văn Chiến (2004), “Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 3 (2004) đã nêu một cách khái quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn khởi đầu ở Việt Nam và đi sâu nghiên cứu về mảng dịch vụ ATM của các NHTM. Tuy đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam thời điểm đó nhưng bài viết chỉ tập trung chủ yếu vào dịch vụ ATM mà chưa nghiên cứu đến các mảng dịch vụ khác của NHTM. Các công trình khoa học, các bài báo đề cập về cạnh tranh phát triển DVNH trên thị trường Việt Nam cũng có đề cập đến dịch vụ NHBL: Anh Tuấn (2005) "Từ cạnh tranh lãi suất đến cạnh tranh dịch vụ" đăng trên Thời báo Ngân hàng đề cập đến cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại từ cạnh tranh lãi suất sang cạnh tranh dịch vụ; Phạm Thị Nguyệt (2007) "Hệ thống NHTM cổ phần trong cuộc cạnh tranh mới về dịch vụ" trên Tạp chí Ngân hàng bàn về Ngân hàng TMCP trong


cuộc cạnh tranh mới về dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt giữa các NHTM vô cùng gay gắt. Các công trình khoa học, các bài báo trên phần nào đã nêu lên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trên thị trường.

Vũ Thị Ngọc Dung (2007) với nghiên cứu “Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 7 (2007) đã đưa ra cái nhìn tổng quát và đẩy đủ hơn về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cụ thể một ngân hàng nào.

Ngoài ra, còn có một vài đề tài nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: Mai Văn Sắc (2007) có đề tài“Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai”; Lê Thị Mai Phương (2009) với đề tài “Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”... Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các đơn vị khác.

5.2. Điểm mới của đề tài

Dịch vụ NHBL đã có từ lâu nhưng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu rất ít thậm chí chưa có nhiều luận văn quan tâm, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.

Đề tài này đã nghiên cứu đầy đủ thực trạng việc phát triển của dịch vụ NHBL như: cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm của dịch vụ, năng lực tài chính của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành và chiến lược nguồn nhân lực, công tác quảng bá dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu thực trạng, cùng với những hạn chế về chất lượng dịch vụ NHBL của ngân hàng và nguyên nhân của những hạn chế được đề tài xác định cụ thể từ quy trình thủ tục, biểu phí áp dụng, cho đến năng lực cán bộ … Trên cơ sở đó, một bức tranh toàn cảnh về thực trạng cung cấp dịch vụ NHBL của Vietcombank


Vũng Tàu được thể hiện rò, tạo thuận lợi cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với những đóng góp này, tác giả hy vọng đề tài sẽ không chỉ giúp cho Lãnh đạo Vietcombank Vũng Tàu đưa ra các giải pháp để nâng cao được chất lượng dịch vụ NHBL tại đơn vị, mà còn giúp cho các chi nhánh khác trong hệ thống Vietcombank nói riêng và trong toàn ngành ngân hàng nói chung có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình phát triển dịch vị NHBL hiện đại, hội nhập sâu rộng hơn nữa, tiệm cận trình độ phát triển của kinh tế thế giới.

6. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm có các mục và chương sau: Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và dịch vụ về ngân hàng bán

lẻ.

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại

Vietcombank Chi nhánh Vũng Tàu.

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Chi nhánh Vũng Tàu.

Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục


CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại, chức năng và nghiệp vụ của NHTM

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng nhất và có số lượng rất lớn trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế xã hội và ngược lại (Trần Xuân Hiển, 2017: tr 8).

Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Tại Việt Nam cũng có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại. Theo Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bjộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

Tóm lại, từ những định nghĩa trên về ngân hàng, có thể rút ra được ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.

1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để


cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác (Phan Thị Thu Hà, 2007: tr 16)

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, tập hợp lại để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại đóng vai trò như là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các lệnh thanh toán chuyển khoản, lệnh thu chi, dịch vụ tài khoản cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán khác nhau như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, thanh toán qua hệ thống thẻ, máy POS … Tuỳ theo nhu cầu mà mỗi khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình. Nhờ có chức năng trung gian thanh toán mà khách hàng không phải dự trữ số lượng lớn tiền mặt, không phải đem tiền mặt đi thanh toán trức tiếp … qua đó giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro như rủi ro về tiền giả, trộm cướp …; thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2011). Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền... (Phan Thị Thu Hà, 2009 : tr 76)

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán và là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

1.1.2.3. Chức năng tạo tiền

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ đối với nhà cung cấp... Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp lại


được gửi vào tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng với tên gọi là tiền gửi thanh toán (Phan Thị Thu Hà, 2007: tr 24). Ngân hàng của nhà cung cấp lại sử dụng nguồn tiền tạm thời này để cho vay với các đối tượng khác …

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rò bản chất của Ngân hàng thương mại. Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận các Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán (David Cox, 1997: tr 54)

Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

1.1.3. Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu

1.1.3.1. Ngân hàng sở hữu tư nhân

Là Ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại Ngân hàng này thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.

1.1.3.2. Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần)

Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu, việc nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của Ngân hàng đồng thời phải chịu tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các Ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng vì vậy thường là các Ngân hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con. (Nguyễn Thị Quý, 2008)

1.1.3.3. Ngân hàng sở hữu Nhà nước

Đây là loại hình Ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp, có thể là nhà nước Trung ương hoặc tỉnh, thành phố. Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hoặc địa phương quy định. ở các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, Nhà nước thường quốc hữu hóa các Ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần lớn, hoặc tự xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022