Thị Phần Nguồn Vốn Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Trị Năm 2019


- Tiền ký quỹ: 5 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ so năm 2018.

- Vốn ủy thác địa phương: 6 tỷ, không tăng giảm so năm 2018.

b. Thị phần nguồn vốn trên địa bàn:


Năm 2019, Agribank Quảng Trị tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM có thị phần

huy động vốn lớn nhất trên địa bàn, cụ thể:


Agribank 43.2%

Các NHTM khác 56.8%

Hình 2.2: Thị phần nguồn vốn các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2019

Nguồn: Agribank Quảng Trị


Để đạt được kết quả này là do phía ngân hàng đã tích cực trong việc đa dạng hoá các hình thức huy động, chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, chiến lược quảng cáo phù hợp và tổ chức khoán huy động đến từng cán bộ... cho nên công tác huy động vốn cũng như thị phần huy động vốn tại Agribank Quảng Trị đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tổng dư nợ:


Tổng dư nợ cho vay năm 2018 đạt 9,598 tỷ đồng tăng 1571 tỷ đồng (+19,6%) so với năm 2017 và năm 2019 tăng 1778 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 18,5% so với năm 2018.


Tăng trưởng dư nợ qua các năm

12,000

11,376

10,000

9,598

8,000

8,027

6,000


4,000


2,000


0

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


Hình 2.3: Tăng trưởng dư nợ tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2017 -2019


Nguồn: Agribank Quảng Trị


a. Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn:

- Dư nợ ngắn hạn: 5,690 tỷ đồng, tăng 1,017 tỷ đồng (+21,8%) so năm 2018.

- Dư nợ trung, dài hạn đạt: 5,686 tỷ đồng, tăng 761 tỷ (+15,4%) so năm 2018,

chiếm tỷ trọng 50%/tổng dư nợ.

b. Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế:

- Dư nợ khách hàng cá nhân (KHCN): 9,432 tỷ đồng, tăng 1,491 tỷ đồng (+18,8%) so năm 2018, chiếm tỷ trọng 82,9%/tổng dư nợ.

- Dư nợ khách hàng pháp nhân (KHPN): 1,944 tỷ đồng, tăng 287 tỷ đồng (+17,3%) so năm 2018, chiếm tỷ trọng 17,1%/tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay một số chương trình tín dụng chính sách:

- Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo NĐ 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ: 7,458 tỷ đồng, tăng 1,321 tỷ (+21,5%) so năm 2018, chiếm tỷ trọng 66%/tổng dư nợ;

- Cho vay theo QĐ 68/2013/QĐ-TTg “Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp”: 36 tỷ đồng.


- Cho vay theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP: 211 tỷ đồng, giảm 9 tỷ so năm

2018.

- Cho vay theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ: 01 huyện (huyện

Đakrông): 36,1 tỷ đồng.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP: 119 tỷ đồng, giảm 24 tỷ (-

16,8%) so năm 2018.

- Cho vay theo Quyết định 21/2015/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh: 40 tỷ đồng, tăng 5 tỷ so năm 2018.

Về nợ xấu:

- Nợ xấu theo TT02: Đến 31/12/2019 là 73,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,64%/tổng

dư nợ, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Agribank giao (<2,07%). Trong đó:


+ Nợ nhóm 3: 34,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,4%/tổng nợ xấu.


+ Nợ nhóm 4: 21,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,4%/tổng nợ xấu.


+ Nợ nhóm 5: 17,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,2%/tổng nợ xấu.


+ Nợ xấu KHCN: 35,7 tỷ đồng, tăng 18,3 tỷ so năm 2018, chiếm tỷ trọng 48,8%/tổng nợ xấu và chiếm tỷ lệ 0,38%/tổng dư nợ KHCN.

+ Nợ xấu KHPN: 37,5 tỷ đồng, tăng 18,3 tỷ so năm 2018, chiếm tỷ trọng 51,2%/tổng nợ xấu và chiếm tỷ lệ 1,93%/tổng dư nợ KHPN.

- Nợ xấu theo QĐ01: 76 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,67%/tổng dư nợ nội bảng và nợ bán VAMC, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch Agribank giao. Trong đó:

+ Nợ xấu nội bảng: 73,2 tỷ đồng.


+ Nợ cơ cấu theo TT02 và TT09: 2,8 tỷ đồng.


+ Nợ bán VAMC: 0.


- Nợ xấu nội, ngoại bảng đến 31/12/2019 là 366,7 tỷ đồng, tăng 47 tỷ so năm

2018, chiếm tỷ lệ 3,14%/tổng dư nợ nội, ngoại bảng; trong đó:


+ Nợ xấu nội bảng: 73,2 tỷ đồng.


+ Nợ xử lý rủi ro thông thường: 293,4 tỷ đồng.


+ Nợ bán VAMC: 0.


Về tỷ lệ thu lãi:

- Tổng lãi phải thu năm 2019 là 1,125,8 tỷ đồng, tăng 198,2 tỷ đồng (+21,3%)

so năm 2018, trong đó:

+ Lãi thực thu là 987,9 tỷ đồng, tăng 173,1 tỷ đồng (+21,2%) so năm 2018, tỷ

lệ thu lãi đạt 87,7%, giảm 0,1% so năm 2018.

+ Lãi phải thu (TK941) là 29,5 tỷ đồng, tăng 14,6 tỷ (+98%) so năm 2018,

chiếm tỷ trọng 2,6%/tổng lãi phải thu.

+ Lãi dự thu (TK394) là 108,4 tỷ đồng, tăng 10,5 tỷ (+10,7%) so năm 2018,

chiếm tỷ trọng 9,7%/tổng lãi phải thu.

Doanh thu dịch vụ


80

70

68.26

60 58.6

50

49.8

40


30


20


10


0

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tỷ đồng

Năm 2019 là năm dấu mốc Agribank Quảng Trị tròn 30 năm thành lập và phát triển; chi nhánh đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu kế hoạch được Agribank giao.


Hình 2.4: Kết quả thu dịch vụ tại Agribank Quảng Trị giai đoạn 2017-2019


Nguồn: Agribank Quảng Trị


Từ số liệu cho ta thấy tổng thu dịch vụ năm 2019 đạt 68,26 tỷ đồng, tăng 9,66 tỷ (+16,5%) so năm trước, đạt 100,3% kế hoạch Agribank giao năm 2019 và tổng doanh thu năm 2018 so với năm 2017 tăng 8,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Agribank Quảng Trị luôn chú trọng đến công tác phát triển sản phẩm, dịch vụ và công tác chăm sóc và phát triển khách hàng từ đó đem đến kết quả là doanh thu dịch vụ qua các năm đều tăng và vượt kế hoạch đề ra.

Chi tiết doanh thu các nhóm dịch vụ như sau:


Bảng 2.1: Bảng thu chi tiết của cá dịch vụ tại Agribank chi nhánh Quảng Trị


Đơn vị: Tỷ đồng, %



Chỉ tiêu


KH

năm

2018


KH

năm


2019

Thực hiện

năm 2019


Tỷ lệ đạt

KH 2019

Tăng trưởng so năm 2018

Doanh thu

Tỷ trọng

Thu DV thanh toán trong

nước


19,19


21,72


20,10


29,44


92,5%


4,7%

Thu DV thanh toán quốc tế

5,34

6,40

4,36

6,39

68,1%

-18,3%

Thu phí DV kiều hối

0,82

1,00

1,24

1,82

124,3%

51,4%

Thu dịch vụ thẻ

5,63

7,58

6,89

10,09

90,9%

22,5%

Thu dịch vụ E Banking

5,14

6,17

8,41

12,32

136,3%

63,6%

Thu dịch vụ ủy thác đại lý

1,99

2,39

2,34

3,43

98,0%

17,3%

Thu dịch vụ ngân quỹ

1,54

1,85

2,20

3,22

118,8%

42,5%

Thu dịch vụ khác

15,34

16,67

19,62

28,74

117,7%

27,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả của hoạt động Digital Marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị - 6


Thu ròng từ KDNH

3,56

4,29

3,10

4,54

72,3%

-13,0%

Tổng cộng

58,56

68,07

68,26

100,0

100,3%

16,6%

Nguồn: Agribank Quảng Trị


- Dịch vụ thanh toán trong nước luôn được chú trọng phát triển, ngày càng nâng cao tiện ích và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng, do đó doanh thu dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (29,4%) trong tổng thu dịch vụ.

- Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại từng chi nhánh nhằm tăng thu dịch vụ như: Tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử gồm Internet Banking, E-Mobile Banking, SMS Banking,…; Tích cực phát triển thẻ, đặc biệt phát triển thẻ vùng nông thôn, phát triển đơn vị chuyển lương; Phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, phí vệ sinh môi trường. Từ 15/9/2019 đã tích cực chỉ đạo, triển khai Đề án Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn theo văn bản số 7666/NHNo-TTT ngày 11/9/2019. Đến 31/12/2019 phát triển dịch vụ Internet Banking cho 1,137 khách hàng, E-Mobile Banking cho 36,658 khách hàng, SMS Banking cho 83,793 khách hàng. Số lượng thẻ đang lưu hành 143,654 thẻ, số dư trên tài khoản bình quân đạt 776,482 triệu đồng.

- Thu dịch vụ kiều hối: 1,24 tỷ đồng, tăng 0,42 tỷ (+51,4%) so năm 2018, đạt 124,3% kế hoạch Agribank giao năm 2019. Thu dịch vụ kiều hối năm 2019 tăng trưởng tốt nhờ có các biện pháp chỉ đạo trong rà soát phát hiện kịp thời các luồng chuyển tiền kiều hối bằng VNĐ từ các NHTM về tài khoản người thụ hưởng tại chi nhánh qua tất cả các kênh thanh toán.

- Thu dịch vụ thanh toán quốc tế giảm mạnh so năm 2018 (-18,3%) do trong năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều vướng mắc, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Lào giảm mạnh.


2.2. Thực trạng về hoạt động digital marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

2.2.1. Các dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quảng Trị

2.2.1.1. Các dịch vụ truyền thống

Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Agribank


Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư phổ biến hiện nay, được đánh giá là tương đối an toàn và ít rủi ro. Với hình thức này, khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng có mục đích chính đó là tiết kiệm.

Các loại tiền gửi tiết kiệm:


- Tiết kiệm có kỳ hạn.

- Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi.

- Tiết kiệm gửi góp theo định kỳ.

- Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ.

- Tiết kiệm an sinh.

- Tiết kiệm học đường.

- Tiết kiệm hưu trí.

- Tiết kiệm tích lúy kiểu hối.

Dịch vụ vay vốn Agribank


Là hình thức đi vay từ nguồn vốn cho vay nào đó, đến thời hạn định trước phải hoàn trả cho người cho vay.

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng thì sẽ có các loại vay vốn khác

nhau như:


Cho vay tín dụng tiêu dùng: Đây là loại hình áp dụng cho các khách hàng cá nhân, khách hàng có thể tiếp cận vay vốn tại 2.300 điểm giao dịch của Agribank.Việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn quyết định nhanh gọn.


Cho vay hạn mức quy mô nhỏ: Là loại vay vốn dành cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vốn nhỏ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ vụ đời sống…

Cho vay lưu vụ: Mục đích của loại vay vốn này là thanh toán các chi phí nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hằng năm. Thời gian vay là tối đa 12 tháng, không vượt quá thời gian còn lại của chu kỳ tiếp theo.

Cho vay hổ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp cho vay ưu đã lãi suất: Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiết bị nằm trong danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đầu tư các dự án máy, thiết bị (bao gồm cả nhà xưởng) được thẩm định theo hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Cho vay ưu đãi lãi suất: Khi khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ được ngân sách nhà nước hổ trợ 50% lãi suất tiền vay.

Cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết – tổ cho vay lưu động: Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện vay vốn để sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống có nhu cầu vay vốn qua tổ vay vốn/tổ liên kết.

Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn: Đối tượng vay vốn là cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ trang trại và các tổ chức có tư cách pháp nhân.

Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản: Mục đích là phục vụ nhu cầu hoạt

động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng.

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống : Agribank cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, hinh hoạt của cá nhân, gia đình của cá nhân đó.

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: Agribank cho vay đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp ngoài nhu cầu vốn phục vụ đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh,

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 06/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí