Chi Phí Chi Trả Bình Quân Cho Nhân Viên Khoán Tại Chi Nhánh Bình Dương


viên chính thức là 192 nhân viên, nhân viên khoán tối đa được tuyển dụng là 19 người, mức chi trả bình quân cho một nhân viên khoán từ 50% đến 60% nhân viên chính thức sẽ là 6 đến 7 triệu đồng/ tháng.

Bảng 4.4. Chi phí chi trả bình quân cho nhân viên khoán tại chi nhánh Bình Dương

Đơn vị tính: triệu đồng


Vị trí

Số lượng

Chi phí/ tháng

Tổng chi phí/ tháng

Khoán lễ tân

1

6

6

Khoán hỗ trợ tín dụng

12

7

84

Khoán phục vụ công tác bán

lẻ/giao dịch

6

6,5

39

Tổng

19


129

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ - 12

Nguồn: Tác giả đề xuất

Như vậy, nếu lấy ví dụ với tổng quỹ lương của chi nhánh Bình Dương là 42 tỷ đồng/ năm thì mức chi lương 1,548 tỷ đồng là hợp lý.

Thứ hai, Có cơ chế hỗ trợ tiền làm thêm giờ cho nhân viên cùng với hỗ trợ điều kiện làm việc (ăn nhẹ hoặc thức uống cho giao dịch viên, kế toán, kho quỹ, nhân viên tín dụng,…) khi phải ở lại làm thêm giờ. Việc hỗ trợ sẽ giúp nhân viên có tinh thần cũng như bồi dưỡng sức khỏe. Nguồn chi trả tiền làm thêm giờ được trích từ quỹ lương bổ sung. Việc tính thêm tiền hỗ trợ làm thêm giờ hiện tại là không đáng kể, phải áp dụng quy định cụ thể hệ số tính giờ làm việc thêm, cụ thể như:

Tiền làm

thêm giờ

=

Số giờ

làm thêm

x

Chi phí/giờ làm việc bình quân (theo

hệ số lương vị trí của nhân viên)

x

Hệ số làm

ngoài giờ

Với:

- Chi phí/ giờ theo quy định bảng hệ số và cấp lương vị trí của nhân viên.

- Hệ số lương làm ngoài giờ: từ 1,5 đến 2 cho làm thêm giờ hoặc vào các ngày nghỉ (không phải lễ tết), theo quy định của luật lao động.

- Đảm bảo tuân thủ Quy định liên quan: Điểm b, khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động quy định “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng


và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm”

Thứ ba, Sắp xếp cho nhân viên được nghỉ luân phiên sau các ngày cao điểm phải làm thêm (với GDV) hoặc sau khi hoàn thành một hồ sơ tín dụng lớn (cán bộ tín dụng).

Do đặc thù của các chi nhánh khu vực Đông Nam Bộ thuộc các tính miền Đông Nam Bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,…là các tỉnh thuộc vùng trọng điểm công nghiệp, với rất nhiều khu công nghiệp nên lượng giao dịch các chi nhánh ở khu vực này thường tập trung vào các ngày cao điểm trả lương cho công nhân các khu công nghiệp. Thường thì các ngày cao điểm trong tháng rơi vào các ngày giữa tháng từ 10 đến 15 hoặc từ cuối tháng trước đến đầu tháng sau như từ ngày 28 đến ngày 3 hàng tháng. Vào những ngày cao điểm này thì hầu như các bộ phận đều phải làm việc thêm giờ. Chính vì vậy mà sau các ngày cao điểm có thể cho nhân viên nghỉ bù luân phiên vào các ngày làm thêm giờ như nghỉ 0,5 ngày sau khi làm thêm giờ vào 2, 3 ngày liên tiếp. Đây cũng là giải pháp giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe sau khoảng thời gian làm việc với cường độ cao và kéo dài thời gian. Đây cũng là giải pháp khi số giờ làm thêm vượt quá ngưỡng cho phép của luật lao động (quá 200 giờ trong 01 năm), hoặc vượt quá số giờ làm thêm được tính để chi trả.

Thứ tư, Quy định lại thời gian cũng như các chế độ khi tham gia các khóa tập huấn, đào tạo:

- Lên kế hoạch, theo dòi chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo của BIDV tránh trùng lắp những khóa đã học.

- Hạn chế tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo sau giờ làm việc hoặc vào các ngày nghỉ bằng cách tăng cường mở các lớp học Elearning giúp học viên có thể chủ động được thời gian tham gia các khóa học, quy định khoảng thời gian cho học viên hoàn thành khóa học (vài tuần hoặc vài tháng) và đánh giá kết quả chứ không áp đặt thời gian như hiện nay tránh người học cảm thấy áp lực cũng như không có hiệu quả.

- Có nhiều hình thức tổ chức cho nhân viên lựa chọn tùy theo điều kiện cá nhân: tập huấn tập trung (tổ chức lớp tại các chi nhánh đầu mối, trường đào tạo cán bộ,


phải di chuyển đi xa và nghỉ lại gần khuc vực học…) , hoặc tập huấn không tập trung (học/ họp trực tuyến, Elearning…).

4.2.2. Giải pháp thay thế số 2: nhóm giải pháp đào tạo và phát triển

Giải pháp với đào tạo: Nhằm giải quyết tình trạng tập huấn, đào tạo tràn lan mà không có hiệu quả, nên:

- Tập trung vào các nghiệp vụ cần thiết cho từng bộ phận, vị trí công việc cụ thể tránh trùng lắp các khóa học vừa mất thời gian cũng như chi phí đào tạo.

- Việc đánh giá kết quả đào tạo nên có thời gian áp dụng (sau 4 hoặc 6 tháng) thì mới nên tiến hành thẩm định, đánh giá kết quả áp dụng nghiệp vụ mới. Có như vậy mới đánh giá đúng được kết quả tấp huấn, đào tạo.

- Tập trung tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ mới, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ, đào tạo thực tế tại các chi nhánh nước ngoài, đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo về pháp lý.

- Tổ chức các chuyên mục/ diễn đàn để tra đổi nghiệp vụ, tăng cường nội dung đào tạo về xử lý các tình huống phát sinh trong thực tế.

Giải pháp với phát triển, cơ hội thăng tiến

Cuối năm 2018, chính phủ đã phê duyệt quyết định bán vốn cổ phần của BIDV cho đối tác KEB Hana Bank của Hàn Quốc với tỉ lệ chuyển nhượng là 17,65% vốn điều lệ hiện tại (tương đương 15% vốn sau phát hành). Như vậy, ngoài việc giải quyết được vấn đề về tăng vốn cấp bách thì đối tác nước ngoài còn hỗ trợ trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị tại BIDV. Đây cũng là cơ hội cho BIDV chuyển mình trong thay đổi cơ cấu tổ chức cũng như phân bố nhân sự. Từ đó, việc lập lại lộ trình thăng tiến công bằng, đánh giá nhân viên dựa trên cống hiến và chuyên môn làm cơ sở thắng tiến, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là khả thi. Nhằm đạt được điều này, cần phải:

- Xây dựng lộ trình thăng tiến rò ràng, minh bạch giúp cho người lao động tại BIDV có cơ hội phát triển cá nhân.

- Các tiêu chí đánh giá công khai, các quy định về tiêu chuẩn như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất đạo đức,…được quy định rò ràng.

Cụ thể như sau:


Bảng 4.5. Bảng lộ trình thăng tiến của vị trí giao dịch viên tại BIDV


Thời gian

Vi trí

Yêu cầu về bằng cấp, kiến thức, kinh nghiệm

Yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, thái độ


Từ 0 – 3

năm


Giao dịch viên

-Trình độ Đại học(chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng)

-Ngoại ngữ: Biết ít nhất 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng trình độ C hoặc tương đương trở lên.

-Thông thạo tin học văn phòng.

- Có kiến thức, hiểu biết cơ bản về hoạt động giao dịch khách hàng, có nền tảng cơ bản về Kế toán ngân hàng, kho quỹ, hiểu biết về cơ chế, quy chế, quy trình, quy định của Nhà nước, ngành, BIDV về hoạt động dịch vụ Ngân hàng; có kiến thức cơ bản về luật pháp

- Kỹ năng giao tiếp tốt, không bị nói ngọng, phát âm vùng miền quá nặng, xây dựng, kỹ năng tạo lập mối quan hệ cá nhân, giải quyết vấn đề

-Tư duy: Lôgic, chính xác; phân tích vấn đề.

-Trung thực; cẩn mật; khách quan, cẩn thận,

- Có khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm.

-Nhanh nhẹn, linh hoạt trong xử lý tình huống, sức khoẻ tốt.


Từ 2 – 5

năm


Kiểm soát viên

-Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong hoạt động giao dịch khách hàng, trở lên, ngoại ngữ giao tiếp tốt.

-Nắm vững cơ chế, quy chế, quy trình, quy định của Nhà nước, ngành, BIDV về hoạt động giao dịch khách hàng.

-Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành.

-Khả năng nghiên cứu, sáng tạo.

- Có kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro

-Có sức khoẻ tốt, chịu được áp lực công việc


Từ 6 – 8

năm


Trưởng/Phó phòng dịch vụ khách hàng

-Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong nghiệp vụ kế toán, giao dịch khách hàng

-Hiểu biết về thị trường, ngành nghề và xu hướng phát triển

-Có phẩm chất và khả năng lãnh đạo, yêu nghề, say mê công việc,

-Khả năng ngoại giao, thu hút quần chúng.


Từ 8 năm

Phó giám đốc chi nhánh mảng vận

hành, tác nghiệp

Tối thiểu 08 năm công tác trong lĩnh vực ngân hàng

Khả năng hướng đến khách hàng, chủ động làm tốt công việc được giao, có tinh thần hợp tác, sáng tạo và học hỏi liên tục

Năng lực quản lý (tầm nhìn và định hướng chiến lược, Quản lý sự thay đổi, Ra quyết định, Lập và triển khai kế hoạch, Tạo ảnh hưởng, Tạo động lực và phát triển nguồn nhân lực, Quản lý các mối quan hệ).

Năng lực chuyên môn (Quản lý rủi ro, Xây dựng chiến lược và chính sách khách hàng, Quản lý chất lượng sản phẩm – dịch vụ và đảm bảo uy tín thương hiệu, Hiểu về môi trường pháp lý, Xây dựng và thực hiện hệ thống tuân thủ)


Từ 12

năm

Giám đốc chi nhánh/ hoặc các vị trí tương đương khác tại Hội sở

Nguồn: Tác giả đề xuất


Lộ trình thăng tiến: theo cấp vị trí tăng dần, các vị trí cao hơn đã phải trải qua và đáp ứng được các yêu cầu của vị trí trước đó.

- Tổ chức các phong trào, hội thi để tạo môi trường thi đua, học hỏi, và các cá nhân nổi bật được thể hiện…

Bảng 4.6. Kế hoạch một số cuộc thi phong trào tại chi nhánh BIDV năm 2019


STT

Nội dung

Bộ phận tham gia

Thời gian

Các hội thi: khuyến khích tự nguyện cá nhân tham gia, hoặc chi nhánh lập đội thi chọn.

Chi nhánh lập đội thi Thi sơ loại, chọn đội đại diện theo khu vựcthi chung kết toàn hệ thống

Mục đích chung:

- Đẩy mạnh phong trào học tập, tự đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng

- Cập nhật những kiến thức, quy định, quy trình nghiệp vụ, chính sách sản phẩm

- Rèn luyện và nâng cao những kỹ năng cần có của cán bộ

- Phát động phong trào sáng tạo các ý tưởng về sản phẩm dịch vụ mới.

- Phát hiện những cán bộ giỏi, có khả năng phát triển để bồi dưỡng đào tạo.

- Tạo không khí thi đua, phấn khởi, vui tươi, đoàn kết, yêu ngành yêu nghề.


1

Hội thi tín dụng:

Thi về kiến thức, nghiệp vụ tín dụng tại BIDV.

+Quy định pháp lý chung của Nhà nước, Bộ/ngành về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.

+ Quy định hiện hành của BIDV trong hoạt động cấp tín dụng (quy chế, quy định, quy trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn... trong hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, giao dịch bảo đảm, xử lý nợ...).

+ Các sản phẩm tín dụng BIDV đang triển khai thực hiện

Cán bộ lãnh đạo và chuyên viên làm công tác liên quan tới tín dụng: QLKH cá nhân /Doanh nghiệp, Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng.


3

năm/lần


2

Thi kiểm ngân giỏi:

Lý thuyết: Thi tìm hiểu về văn bản chế độ hiện hành liên quan đến lĩnh vực kho quỹ (35% tổng số điểm).

Thực hành: thi thực hành kiểm đếm VND và USD, bao gồm kiểm đếm, phân loại tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (65% tổng số điểm)


Toàn bộ cán bộ có thực hiện thu, chi tiền mặt

Tổ chức không định kỳ 2 năm


3

Hội thi dịch vụ: về kiến thức, nghiệp vụ liên quan dịch vụ:

+ Quy định hiện hành của BIDV trong hoạt động dịch vụ (Quy chế, quy định, quy trình, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn…).

+ Các sản phẩm dịch vụ BIDV đang triển khai thực hiện trong toàn hệ thống

NV thuộc các CN BIDV tại các mảng QHKH và GDKH

tham gia trực tiếp vào các khâu mang lại nguồn thu dịch vụ


Tổ chức không định kỳ


4

Thi phong cách giao dịch: Nhằm nâng cao chất lượng, phong cách giao dịch/phục vụ, không gian giao dịch, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ của BIDV đồng đều trên toàn hệ thống, bước đầu tạo sự khác biệt, đẳng cấp…Hình thức thi: Toàn bộ cán bộ tham gia thi có thưởng, Thi online: định kỳ hàng năm

Nguồn: Tác giả đề xuất


- Tổ chức định kỳ đánh giá năng lực chuyên môn của các chức danh nhằm kiểm tra năng lực, kỹ năng chuyên môn để có hướng đào tạo, phát triển, quy hoạch cán bộ đủ năng lực chuyên môn, làm cơ sở trong bộ tiêu chí đánh giá điều kiện để quy hoạch (bắt buộc)...

Bảng 4.7. Kế hoạch một số cuộc thi bắt buộc dành cho GDV và tín dụng cá nhân tại chi nhành BIDV năm 2019



STT


Nội dung


Bộ phận tham gia

Thời gian tổ

chức

Thi bắt buộc, cho tất cả các nghiệp vụ: năng lực chuyên môn (NLCM):

- Thúc đẩy học tập nghiên cứu các văn bản chế độ và nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tại chi nhánh;

- Làm căn cứ đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn của các cán bộ tại chi nhánh, phục vụ công tác tổ chức nhân sự liên quan;

- Hỗ trợ chi nhánh có nhu cầu tổ chức thi chuyển đổi chức danh cho cán bộ đủ điều kiện, thuộc thẩm quyền Giám đốc đơn vị


1

Kiểm tra NLCM đối với vị trí Quản lý khách hàng cá nhân (QLKHCN):

Thi về kiến thức, nghiệp vụ tín dụng tại BIDV. Kiến thức quy định tại Khung năng lực chuyên môn đối với vị trí QLKHCN

- Kiến thức về sản phẩm – dịch vụ

- Kiến thức về chính sách, quy trình, quy định nghiệp vụ

- Am hiểu thị trường, khách hàng, nhạy bén kinh doanh

- Kiến thức về marketing, bán hàng sản phẩm

tín dụng, bảo hiểm…

Cán bộ công tác tại vị trí QLKHCN của chi nhánh theo chế độ Hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên, HĐLĐ không xác định thời hạn, bao gồm: Cán sự, Nhân viên, Chuyên viên, Chuyên gia; Kiểm soát viên, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ, Hàm Phó trưởng phòng


2 năm/lần


2

Thi kiểm tra NLCM vị trí Giao dịch viên KHCN và KHDN:

Kiến thức quy định tại Khung năng lực chuyên môn đối với vị trí Giao dịch viên tại chi nhánh

Cán bộ công tác tại vị trí Giao dịch viên của các chi nhánh theo chế độ Hợp đồng lao động (HĐLĐ) bao gồm: Cán sự, Nhân viên, Chuyên viên, Kiểm soát viên, Hàm

Phó trưởng phòng


2 năm/lần

Nguồn: Tác giả đề xuất


- Thường xuyên lấy ý kiến đánh giá công khai các bộ phận làm việc có liên quan nhằm thực hiện đánh giá khả năng đáp ứng của các chức danh đối với vị trí công việc hiện tại. (Các bộ phận phối hợp, đánh giá lẫn nhau), giống lấy phiếu tín nhiệm nội bộ, hoặc khảo sát nội bộ.

4.2.3. Giải pháp thay thế số 3: nhóm giải pháp hỗ trợ từ tổ chức

Một là, Đẩy mạnh thực hiện triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Thành phần cơ bản Basel II bao gồm rất nhiều nội dung định tính và định lượng, tuy nhiên cốt lòi gồm hai phần cơ bản: (1) Các chuẩn mực cơ quan quản lý yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng; (2) Đánh giá mức độ đủ vốn của từng ngân hàng.

Để thực hiện được các chuẩn của Basel II, đòi hỏi trước tiên và cốt lòi là các ngân hàng phải hạch toán được một cách chính xác, quản trị rủi ro một cách chính xác. Ngân hàng phải quy được mọi hoạt động ra mức độ rủi ro và những mức rủi ro ấy phải được quy ra tiền.

Ví dụ, nghiệp vụ phổ biến là cho vay, khi cho vay 100 đồng thì mức tính độ rủi ro cao nhất là cả 100 đồng. Còn nếu khoản vay đó chắc chắn thu hồi được cả gốc lẫn lãi, tức tỷ lệ mất mát thấp nhất có thể, thì mức trích lập chỉ 0,75% theo Basel I. Trên thực tế, mức độ rủi ro cho vay vô cùng khác nhau về kỳ hạn, mục đích sử dụng vốn, giá trị khoản vay lớn/nhỏ, giá trị tài sản đảm bảo, loại tài sản thế chấp... Basel II đòi hỏi quy ra chi tiết từng sản phẩm (mục đích/hình thức) cho vay một, từng thứ của một khoản vay. Mỗi loại cho vay lại ứng với một tỷ lệ rủi ro khác nhau và mỗi tỷ lệ rủi ro ấy yêu cầu mức độ vốn chủ sở hữu khác nhau. Basel II yêu cầu 8% vốn chủ sở hữu để lượng hóa các loại cho vay. Cụ thể, ngân hàng cho vay 100 đồng thì phải có 8 đồng vốn chủ sở hữu. Cho vay kinh doanh có tài sản đảm bảo, như bất động sản, nhà ở thì độ rủi ro, giả dụ là 80%, tính ra ngân hàng cần 6,4 đồng vốn chủ sở hữu. Còn nếu cho vay chứng khoán 100 đồng, độ rủi ro là 250%, thì ngân hàng cần có 20 đồng vốn chủ sở hữu.

Như vậy, với lộ trình tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ việc bán cổ phần cho đối tác KEB Hana của Hàn Quốc thì việc thực hiện Basel II là giải pháp khả thi nhất, từ đó sẽ giảm được rủi ro tín dụng cho ngân hàng cũng như giảm rủi ro cho nhân viên tín dụng, gia tăng sự đảm


bảo trong công việc, người lao động giảm sự bất an, từ đó tăng cường sự gắn kết hơn với BIDV.

Hai là, Bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng, giao dịch viên như: luật, cách ứng xử, các nghiệp vụ ngân hàng. Các lớp học cụ thể được đề xuất mở thường xuyên được trình bày ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Các lớp học chuyên môn nghiệp vụ cho 1 cho nhánh


STT

Lớp đào tạo

Đối tượng tham gia

Học phí/ khóa

Số lượt


1

Nhận biết chữ

ký, hình dấu và tài liệu giả

Trưởng/phó phòng, cán bộ nhân viên

500.000


10


2

Phân tích hành vi

khách hàng cá nhân

GĐ, PGĐ,

Trưởng/phó phòng, cán bộ nhân viên


1.200.000


20


3

Hướng dẫn thẩm tra hồ sơ phát hành L/C và Bảo

lãnh quốc tế


Trưởng/phó phòng, cán bộ nhân viên


3.000.000


10

4

Pháp lý dành cho

GDV (Teller)

Trưởng/phó phòng,

cán bộ nhân viên

1.500.000

20


5

Quản trị rủi ro trong ngành tài

chính

GĐ, PGĐ,

Trưởng/phó phòng, cán bộ nhân viên


4.000.000


5

Tổng

109.000.000

65

Nguồn: Tác giả đề xuất

Ngoài ra, các kỹ năng mềm cũng cần phải trang bị cho người lao động tại BIDV, các lớp kỹ năng mềm được đề xuất như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022