Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Mb Việt Trì:


Nợ nhóm 5 là 6,4 tỷ đồng, chiếm 1,27% tổng dư nợ, đây là dư nợ của các cá thể và doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc tiếp tục hoạt động ở mức cầm cự; nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu hiểu biết về lĩnh vực sản xuất:

- CT TNHH Việt Cường 0,4 tỷ đồng (kinh doanh xây dựng, đã ngừng hoạt động, thua lỗ do chủ doanh nghiệp không quản lý được chi phí, chi tiêu phóng đãng, hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong phát mại tài sản thế chấp do đây là tài sản của bên thứ 3 và họ không có nơi ở nếu phải bán nhà);

- CT CPXD Việt Cường 1 tỷ đồng (kinh doanh xây dựng, đã ngừng sản xuất, thua lỗ do chủ doanh nghiệp thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh);

- CT TNHH TM dược phẩm Nhật Quang 0,6 tỷ đồng (kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế, đã ngừng sản xuất, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; thua lỗ do các trình dược viên giao thuốc cho các đại lý xâm tiêu không nộp tiền vào công ty, kinh doanh dàn trải sang cả lĩnh vực nhà hàng nhưng thất bại, đầu tư mở phòng khám tư nhân không hiệu quả; khách hàng này còn dư nợ 2,9 tỷ đồng tại NHCT tỉnh - nợ nhóm 4);

- CT TNHH in Trường Sinh 2 tỷ đồng (kinh doanh ngành in nhưng có dây dưa đến tín dụng đen năm 2008 nên mất khả năng thanh toán, đã ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ chốn).

* Như vậy, nợ xấu của chi nhánh 18,6 tỷ đồng, chiếm 3,69% tổng dư nợ. Đây là một tỷ lệ cao so với đơn vị có mức dư nợ thấp như MHB.

Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 1,9 tỷ đồng; trong năm không phải xử lý rủi ro; đơn vị cũng chưa có nợ XLRR. Kết quả kinh doanh: lãi 14,2 tỷ đồng.

2.2.9. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của MB Việt Trì:

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của MB Việt Trì

được thể hiện trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Quân đội chi nhánh Việt Trì


Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2011


Thực hiện năm 2012


KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So với năm 2011

% So với kế hoạch

1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

1081,5

1245

1278

115,1%

97,4%


HĐV VNĐ

971,5

1170





HĐV ngoại tệ

110

75




2

Tổng dư nợ cho vay

895,4

783,4

958

87,5%

81,8%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

813,4

700





Nhóm 2

48

61,1





Nhóm 3

11,6

0





Nhóm 4

7,1

10,5





Nhóm 5

15,2

11,7





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

33,9

22,2





Tỉ lệ nợ xấu (%)

3,79%

2,83%




3

Lợi nhuận (tỷ VND)

15

3,4




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 11

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MB Việt Trì)

2.2.9.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 1.245 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 246 tỷ quy VND chiếm 19,76% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 999 tỷ quy VND chiếm 80,24% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.9a

Bảng 2.9a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MB Việt Trì


Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)

VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND


971,5


110


1170


75


+20,4%


-31,8%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MB Việt Trì)

Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 19,76%, trong khi huy động vốn từ dân cư chiếm 80,24%, như vậy nguồn vốn huy động tại địa phương của chi nhánh tương đối bền vững.

Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn huy động tại địa phương để cho vay và còn bán vốn cho hội sở hưởng phí với số vốn 461,6 tỷ đồng.

2.2.9.2. Chất lượng tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2012 là 783,4 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.9b.

Bảng 2.9b: Dư nợ tín dụng của MB Việt Trì phân theo thời hạn và loại tiền

vay

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

783,4

- VND

769

- Ngoại tệ

14,4

- Ngắn hạn

616,3

- Trung, dài hạn

167,1

- Tỷ lệ nợ xấu

2,83%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MB Việt Trì)

Nợ nhóm 1 là 700 tỷ đồng, chiếm 89,35% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.


Nợ nhóm 2 là 61,1 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi từ 10 – 90 ngày hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Tổng số có 26 khách hàng, trong đó một số khách hàng có nguy cơ chuyển sang nợ xấu (Công ty CP XNK Thái Hà dư nợ 11,6 tỷ đồng, mục đích vay bổ xung vốn lưu động để KD chè, sắn, đã ngừng hoạt động, đang chờ bán công ty để trả nợ Ngân hàng; Cty CP Phú Thịnh dư nợ 11 tỷ đồng, làm đường, gặp khó khăn trong thanh toán tiền làm công trình, đơn vị có 17 công trình hoàn thành đã được nghiệm thu với giá trị 9,2 tỷ đồng nhưng chưa được thanh toán và có 4 công trình đang thi công dở dang bị dừng vốn với giá trị đã thực hiện nhưng chưa được nghiệm thu là 12,3 tỷ đồng; Cty CP Thanh Nhàn dư nợ 10,9 tỷ đồng, mục đích KD khai thác quặng và đầu tư khu sinh thái, hiện tại DN đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ quặng).

Nợ nhóm 3 không có vào thời điểm 31/12/2012. Nhưng năm 2011 loại nợ này có số dư 11,6 tỷ đồng. Như vậy có thể số nợ này đã chuyển sang nợ nhóm 4, nhóm 5 hoặc quay trở lại nhóm 1, nhóm 2 hoặc khách hàng đã trả hết nợ trong năm 2012.

Nợ nhóm 4 là 10,5 tỷ đồng, chiếm 1,34% tổng dư nợ. Đây là dư nợ của các khách hàng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ:

- Công ty CP Mỹ Lộc dư nợ 2,4 tỷ đồng, kinh nông sản, đơn vị không thu được tiền xuất khẩu tinh bột sắn do XK sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và thông qua trung gian, bên cạnh đó công ty còn tồn đọng một số lượng hàng là nguyên liệu sắn để cung cấp cho nhà máy xăng sinh học Etanol ở Tam Nông do nhà máy chưa nhập hàng;

- CT TNHH SX&TM Linh Anh 2,3 tỷ đồng (sản xuất chè tại Thanh Miếu – Việt Trì, đã ngừng hoạt động, thua lỗ do chủ doanh nghiệp thiếu hiểu biết về ngành chè); doanh nghiệp này còn có dư nợ 3,4 tỷ đồng tại VCB Việt Trì nhóm 5;

- Công ty CP chế biến khoáng sản Vĩnh Phú, dư nợ 2 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản. Tuy nhiên quá trình đầu tư gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động thay đổi so với dự án ban đầu, mô hình tổ chức, nhân sự thay đổi nhiều lần, khả năng khai thác dự án thấp, sản phẩm khai thác tiêu thụ


chậm, tồn kho lớn. Doanh nghiệp này có có dư nợ 4 tỷ đồng tại BIDV Phú Thọ nhóm 3.

- Cty CP thi công cơ giới Chiến Thắng dư nợ 3,8 tỷ đồng, kinh doanh thi công xây lắp đường bộ, nhưng do chính sách thắt chặt đầu tư công nên nhiều công trình doanh nghiệp vay Ngân hàng để làm đến nay chưa được thanh toán...

Nợ nhóm 5 là 11,7 tỷ đồng, chiếm 1,5% tổng dư nợ. Đây là dư nợ của các doanh nghiệp:

- Cty TNHH Quỳnh Anh dư nợ 6 tỷ đồng, KD khai thác mỏ đá, đơn vị bán hàng chưa thu hồi được tiền;

- Cty vận tải và XDTM Hải Hoà, dư nợ 3,5 tỷ đồng, thi công xây lắp, công trình thi công hoàn thành và nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán…

- HTX KD, khai thác và SXVLXD Thắng Lợi dư nợ 2,2 tỷ đồng.

* Như vậy, nợ xấu của chi nhánh 22,2 tỷ đồng, chiếm 2,83% tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ nợ xấu không phải là cao nhưng nợ nhóm 2 chiếm 7,8% có nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Mặt khác, nếu tính cả nợ đã XLRR hạch toán ngoại bảng thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 6,2%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút rất nhiều.

Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 18,9 tỷ đồng. Trong năm 2012 chi nhánh đã phải dùng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro gồm 24 khách, với số tiền xử lý là 25,6 tỷ đồng. Số dư nợ đã xử lý rủi ro tính đến 31/12/2012 là 28,2 tỷ đồng. Chính vì vậy, kết quả kinh doanh chỉ đạt lợi nhuận 3,4 tỷ đồng.

2.2.10. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Maritime bank Phú Thọ:

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Maritime bank Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Hàng hải chi nhánh Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2011

Thực hiện năm 2012

KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So

% So








với năm 2011

với kế hoạch

1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

326,6

506,8

697

155,2%

72,7%


HĐV VNĐ

296,4

473,7





HĐV ngoại tệ

30,2

33,1




2

Tổng dư nợ cho vay

244,4

158,7

453

65%

35%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

206,8

127,6





Nhóm 2

37

0,6





Nhóm 3

0

0,2





Nhóm 4

0,5

0,2





Nhóm 5

0,1

30,1





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

0,6

30,5





Tỉ lệ nợ xấu (%)

0,25%

19,2%




3

Lợi nhuận (tỷ VND)

7

-4,2




(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Maritime bank Phú Thọ)

2.2.10.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải Phú Thọ mới được thành lập vào đầu tháng 7/2009, tuy nhiên công tác huy động vốn đạt được kết quả tốt (bằng với kết quả huy động của MHB Phú Thọ được thành lập từ tháng 7/2004). Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 506,8 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 107,1 tỷ quy VND chiếm 21,13% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 399,7 tỷ quy VND chiếm 78,87% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.10a

Bảng 2.10a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Maritime bank Phú Thọ


Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)




VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND


296,4


30,2


473,7


33,1


+59,8%


+9,6%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Maritime bank Phú Thọ) Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 21,13%, trong khi tỷ trọng huy động vốn từ dân cư chiếm 78,87% nguồn vốn huy động tại địa phương. Như vậy, chi nhánh có cơ cấu nguồn vốn huy động tương đối

hợp lý và mang tính bền vững.

Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn huy động tại địa phương để cho vay và còn bán vốn cho hội sở hưởng phí với số vốn 348,1 tỷ đồng. Đây cũng là một nguồn thu nhập đáng kể trong khi hoạt động tín dụng thua lỗ lớn.

2.2.10.2. Chất lượng tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2012 là 158,7 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.10b.

Bảng 2.10b: Dư nợ tín dụng của Maritime bank Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng:


Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

158,7

- VND

158,3

- Ngoại tệ

0,4

- Ngắn hạn

156,8

- Trung, dài hạn

1,9

- Tỷ lệ nợ xấu

19,2%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Maritime bank Phú Thọ)


Nợ nhóm 1 là 127,6 tỷ đồng, chiếm 80,4% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.

Nợ nhóm 2 là 0,6 tỷ đồng, chiếm 0,38% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi từ 10 – 90 ngày hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nợ nhóm 3 là 0,2 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ.

Nợ nhóm 4 là 0,2 tỷ đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ.

Nợ nhóm 5 là 30,1 tỷ đồng, chiếm 18,97% tổng dư nợ. Đây là dư nợ của 2 doanh nghiệp:

- Công ty CP thép Sông Hồng: vay nợ tại nhiều TCTD (trong đó dư nợ tại Maritime bank Phú Thọ 30 tỷ đồng), trong khi càng sản xuất càng lỗ, hiện đã ngừng sản xuất, hàng hóa thế chấp là thép thành phẩm đang xảy ra tranh chấp giữa các TCTD. Tòa án nhân dân TP Việt Trì đang hòa giải phân chia tài sản cho các TCTD.

- Công ty Nam Tuấn dư nợ 0,1 tỷ đồng, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, nội bộ mâu thuẫn nên khó khăn trong thu hồi nợ.

* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 30,5 tỷ đồng, chiếm 19,2% tổng dư nợ (vượt ngưỡng an toàn của NHNN quy định là 5% nhiều lần). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh ở mức nguy hiểm.

Vì nợ xấu quá cao nên trong năm 2012 chi nhánh đã phải trích DPRR là 7,7 tỷ đồng. Điều này đã dẫn tới kết quả lỗ 4,2 tỷ đồng.

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NHTM

Trong 10 chi nhánh NHTM được nghiên cứu thì có 5 đơn vị đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là VCB Việt Trì, Agribank Phú Thọ, BIDV Phú Thọ, MB Việt Trì, Maritime bank Phú Thọ; còn lại 5 đơn vị chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là 4 chi nhánh Vietinbank và MHB Phú Thọ. Dù đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hay chưa có thì công tác quản trị rủi ro tín dụng của các đơn vị này đều có đặc điểm sau:

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí