Trích lập dự phòng trong năm 88,6 tỷ đồng (dự phòng chung 17,9 tỷ đồng, dự phòng cụ thể 70,7 tỷ đồng). Số tiền xử lý rủi ro trong năm 75,8 tỷ đồng (của các doanh nghiệp Kovipack 19,5 tỷ đồng; chi nhánh cty TNHH cơ khí và khí công nghiệp Việt Vương 14 tỷ đồng; DNTN Việt Hiếu 1 tỷ đồng; Cty TNHH Quang Sáng 772 trđ; Cty TNHH Minh Nguyên 882 trđ… còn lại của các hộ tư nhân cá thể). Số tiền thu nợ đã xử lý rủi ro trong năm 59,5 tỷ đồng, đạt 99,2% kế hoạch năm (của Cty mỳ Hàn Quốc 16 tỷ đồng, Cty TNHH Minh Nguyên 882 trđ… còn lại thu từ hộ sản xuất). Số dư quỹ dự phòng đến 31/12/2012 là 59,5 tỷ đồng (dự phòng cụ thể 11,2 tỷ đồng; dự phòng chung 48,3 tỷ đồng).
Số dư nợ XLRR (hạch toán ngoại bảng) đến 31/12/2012 là 588,2 tỷ đồng (của các doanh nghiệp Kovipack 19,5 tỷ đồng; chi nhánh cty TNHH cơ khí và khí công nghiệp Việt Vương 14 tỷ đồng; DNTN Việt Hiếu 1 tỷ đồng; Cty mỳ Hàn Quốc 14,3 tỷ đồng; CT TNHH công nghiệp Tasco 60,8 tỷ đồng; CT TNHH Tasco polycon 72 tỷ đồng; CT TNHH Tasco material 72,3 tỷ đồng...). Lợi nhuận năm 2012 đạt 176,3 tỷ đồng.
2.2.7. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ:
Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.7.
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2011 | Thực hiện năm 2012 | KH 2012 | Thực hiện năm 2012 | ||
% So với năm 2011 | % So với kế hoạch | |||||
1 2 | Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND) HĐV VNĐ HĐV ngoại tệ Tổng dư nợ cho vay | 1429,3 1290,3 139 1686 | 1763 1595 168 2054 | 2200 2074 | 123,3% 121,8% | 80,1% 99% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhtmcp Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh Phú
- B: Dư Nợ Tín Dụng Của Vietinbank Phú Thọ Phân Theo Thời Hạn Và Loại Tiền Vay
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Vietinbank Thị Xã Phú Thọ
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Mb Việt Trì:
- Phân Tích Hoạt Động Nhận Dạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Nhtm
- Chưa Tuân Thủ Quy Trình, Nghiệp Vụ Liên Quan Hoạt Động Tín Dụng
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Dư nợ phân theo nhóm: | |||
Nhóm 1 | 1426 | 1778,4 | |
Nhóm 2 | 243,7 | 246 | |
Nhóm 3 | 5,4 | 21 | |
Nhóm 4 | 1,9 | 0,8 | |
Nhóm 5 | 9,3 | 8 | |
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) | 16,6 | 29,8 | |
Tỉ lệ nợ xấu (%) | 0,98% | 1,45% | |
3 | Lợi nhuận (tỷ VND) | 42,1 | 63,6 |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của BIDV Phú Thọ)
2.2.7.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương
Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 1.763 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 550 tỷ quy VND chiếm 31,2% nguồn vốn huy động từ khách hàng.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.213 tỷ quy VND chiếm 68,8% nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.7a
Bảng 2.7a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | So sánh (+/-) | ||||
VND | USD | VND | USD | VND | USD | |
Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND | 1.290,3 | 139 | 1595 | 168 | +23,6% | +20,9% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của BIDV Phú Thọ)
Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đã chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là lượng tiền gửi không kỳ hạn, không mang tính bền vững.
Chi nhánh phải sử dụng vốn cấp trên để phục vụ nhu cầu cho vay là 291 tỷ đồng.
2.2.7.2. Chất lượng tín dụng
Dư nợ đến 31/12/2012 là 2.054 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.7b.
Bảng 2.7b: Dư nợ tín dụng của BIDV Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 (31/12/2012) | |
Quy VND | 2.054 |
- VND | 1923 |
- Ngoại tệ | 131 |
- Ngắn hạn | 1.465 |
- Trung, dài hạn | 589 |
- Tỷ lệ nợ xấu | 1,45% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của BIDV Phú Thọ)
Cơ cấu đầu tư 1.465 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, chiếm 71,3% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh; cho vay trung dài hạn 589 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng dư nợ. Như vậy, cơ cấu đầu tư tín dụng hợp lý, vốn ngân hàng chỉ đầu tư bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu vốn ngắn hạn là chính.
Nợ nhóm 1 là 1.778,4 tỷ đồng, chiếm 86,6% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.
Nợ nhóm 2 là 246 tỷ đồng, chiếm 12% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; tập trung ở các khách hàng sau:
- Công ty CP xi măng Hữu Nghị: đến 31/12/2012 dư nợ tại 8 TCTD là 527 tỷ đồng và 920.039 USD, trong đó nợ xấu tại 4 TCTD. Tại địa bàn tỉnh Phú Thọ vay tại 2 chi nhánh (NHĐT&PT, NHCT tỉnh) số tiền vay tại NHĐT là 76,8 tỷ đồng và
920.039 USD. Tài chính của đơn vị có sự mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn. Với tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng nói riêng, Công ty CP xi măng Hữu Nghị còn gặp nhiều khó khăn.
- Công ty CP xi măng Sông Thao: Dư nợ 55,3 tỷ đồng. Với đặc điểm doanh nghiệp mới đầu tư dự án, theo tính toán của dự án và thực tế những năm đầu khai thác, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ; bên cạnh đó tình hình tài chính có hiện tượng mất cân đối giữa tài sản, nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn. Thời gian tới đơn vị còn gặp nhiều khó khăn.
- Công ty CP xi măng Phú Thọ: Dư nợ 71,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp mới hoàn thiện đầu tư dự án trong năm 2012 (đổi mới công nghệ); thời gian đầu tư dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư tăng lớn, giai đoạn đầu tư và hoàn thiện dự án trùng với thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối…
- Công ty TNHH Việt Thắng, dư nợ 4,6 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn ngắn hạn kinh doanh khoáng sản; với tình hình khó khăn năm 2012, khả năng tiêu thụ giảm, tồn kho lớn, giá giảm mạnh, ảnh hưởng tới dòng tiền luân chuyển, phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn.
- Công ty CP bia rượu Hùng Vương, dư nợ 13 tỷ đồng. Lĩnh vực chính của đơn vị là sản xuất, kinh doanh bia, rượu, cồn, kinh doanh đồ gỗ nội thất. Với tình hình kinh tế khó khăn, khả năng tiêu thụ giảm, các sản phẩm chịu sự canh tranh mạnh mẽ. Thời gian tới, Công ty CP bia rượu Hùng Vương còn gặp nhiều khó khăn.
- Công ty CP VT&TM Nguyên Đại Dũng, dư nợ 0,7 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn đầu tư phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa. Với tình hình khó khăn năm 2011, 2012, hoạt động suy giảm, phương tiện đầu tư gặp tai nạn…
- Công ty TNHH MTV xây lắp hóa chất H76, dư nợ 2,5 tỷ đồng. Vay vốn phục vụ hoạt động thi công xây lắp. Hoạt động thi công xây lắp bị đình trệ, với chính sách cắt giảm đầu tư, giãn, hoãn tiến độ các công trình đầu tư, điều chỉnh kế hoạch vốn… ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của đơn vị.
- Công ty TNHH XD&TM Hoàng Yến, dư nợ 0,4 tỷ đồng; đơn vị vay vốn kinh doanh ngô, lúa giống...
Nợ nhóm 3 là 21 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ, tập trung vào 2 doanh nghiệp:
- Công ty TNHH thương mại Đại Hưng, dư nợ 16,5 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn đầu tư nhà máy may công nghiệp, vay vốn ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ nhà máy may công nghiệp. Hoạt động của đơn vị các năm 2010, 2011 gặp nhiều khó khăn do dự án đầu tư chưa phát huy được công suất khai thác, thị trường sản phẩm may mặc, gia công có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn. Đầu năm 2012, Giám đốc Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tạm giữ thời gian dài phục vụ công tác điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra, tình hình Công ty tiếp tục khó khăn lớn, hoạt động mang tính chất duy trì, quy mô nhỏ, đơn vị không thực hiện đúng lịch trả nợ ngân hàng, toàn bộ dư nợ phát sinh nợ quá hạn, lãi treo gia tăng.
- Công ty CP chế biến khoáng sản Vĩnh Phú, dư nợ 4 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn đầu tư nhà máy chế biến khoáng sản. Tuy nhiên quá trình đầu tư gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động thay đổi so với dự án ban đầu, mô hình tổ chức, nhân sự thay đổi nhiều lần, khả năng khai thác dự án thấp, sản phẩm khai thác tiêu thụ chậm, tồn kho lớn.
Nợ nhóm 4 là 0,8 tỷ đồng.
Nợ nhóm 5 là 8 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, chủ yếu là của các khách hàng cá nhân và 3 doanh nghiệp:
- Công ty TNHH xuất nhập khẩu may Thành Nam, dư nợ 3,8 tỷ đồng. Vay vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất, gia công hàng may mặc. Năm 2012, hoạt động gặp nhiều khó khăn, quy mô đơn hàng giảm sút mạnh, ảnh hưởng dòng tiền qua ngân hàng, phát sinh nợ quá hạn, hiện tại toàn bộ dư nợ quá hạn trả nợ
- Công ty CP xây lắp điện nước Phú Thọ, dư nợ 1,9 tỷ đồng. Đơn vị vay vốn thực hiện hoạt động thi công xây lắp. Hoạt động thi công xây lắp những năm qua của đơn vị gặp nhiều khó khăn, nợ phải thu chưa thu hồi được, quy mô hoạt động giảm sút, hiện tại toàn bộ dư nợ quá hạn trả nợ.
- Công ty TNHH MTV Trường Xuân, dư nợ 0,4 tỷ đồng. Vay vốn đầu tư phương tiện thi công, vay vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh cát, sỏi. Hiện tại, đơn vị hầu như không còn hoạt động.
* Như vậy, nợ xấu của chi nhánh 29,8 tỷ đồng, chiếm 1,45% tổng dư nợ, là một tỷ lệ khá an toàn. Nhưng nợ nhóm 2 chiếm 12% tổng dư nợ có nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút.
Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 2,7 tỷ đồng. Trong năm không phải xử lý rủi ro đối với khách hàng nào; thu hồi nợ đã XLRR là 57,7 tỷ đồng; tổng dư nợ đã XLRR luỹ kế đến 31/12/2012 là 21,2 tỷ đồng. Điều này đã dẫn tới kết quả: năm 2012, chi nhánh đạt lợi nhuận 63,6 tỷ đồng.
2.2.8. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của MHB Phú Thọ:
Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của MHB Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.8.
Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2011 | Thực hiện năm 2012 | KH 2012 | Thực hiện năm 2012 | ||
% So với năm 2011 | % So với kế hoạch | |||||
1 | Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND) | 559 | 563,6 | 800 | 100,8% | 70,45% |
HĐV VNĐ | 552 | 549,7 | ||||
HĐV ngoại tệ | 7 | 13,9 | ||||
2 | Tổng dư nợ cho vay | 579,7 | 504 | 670 | 86,94% | 75,22% |
Dư nợ phân theo nhóm: | ||||||
Nhóm 1 | 555,8 | 479,6 | ||||
Nhóm 2 | 12 | 6 | ||||
Nhóm 3 | 1,2 | 10,3 | ||||
Nhóm 4 | 3,8 | 1,9 | ||||
Nhóm 5 | 6,9 | 6,4 |
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) | 11,9 | 18,6 | |
Tỉ lệ nợ xấu (%) | 2% | 3,69% | |
3 | Lợi nhuận (tỷ VND) | 14,3 | 14,2 |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MHB Phú Thọ)
2.2.8.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương
Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 563,6 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 54 tỷ quy VND chiếm 9,6% nguồn vốn huy động từ khách hàng.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 509,6 tỷ quy VND chiếm 90,4% nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.8a
Bảng 2.8a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | So sánh (+/-) | ||||
VND | USD | VND | USD | VND | USD | |
Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND | 552 | 7 | 549,7 | 13,9 | -0,4% | +98,6% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MHB Phú Thọ)
Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 9,6% nguồn vốn huy động tại địa phương, trong khi tiền gửi từ dân cư chiếm 90,4%. Chi nhánh có nguồn huy động tương đối bền vững.
Như vậy, chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn huy động tại địa phương để
cho vay và còn bán vốn cho hội sở hưởng phí với số vốn 59,6 tỷ đồng.
2.2.8.2. Chất lượng tín dụng
Dư nợ đến 31/12/2012 là 504 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay
được trình bày trong bảng 2.8b.
Bảng 2.8b: Dư nợ tín dụng của MHB Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2012 (31/12/2012) | |
Quy VND | 504 |
- VND | 504 |
- Ngoại tệ | 0 |
- Ngắn hạn | 371 |
- Trung, dài hạn | 133 |
- Tỷ lệ nợ xấu | 3,69% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của MHB Phú Thọ)
Nợ nhóm 1 là 479,6 tỷ đồng, chiếm 95,1% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.
Nợ nhóm 2 là 6 tỷ đồng, chiếm 1,2% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi từ 10 – 90 ngày hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nợ nhóm 3 là 10,3 tỷ đồng, chiếm 2,04% tổng dư nợ, đây là dư nợ của các hộ cá thể kinh doanh thua lỗ (nhưng thực chất trong số này là các khoản đứng tên cá nhân vay hộ cho nhóm khách hàng liên quan Cty TNHH TM Sơn Ngọc - Cty CP ôtô Hàn Việt - Cty CP du lịch XNK Á Châu, khi nhóm doanh nghiệp này gặp khó khăn thì các khoản nợ vay hộ này cũng không trả được: Đinh Văn Ngọ 2,5 tỷ đồng, Đinh Văn Chín 4,7 tỷ đồng, Đinh Thị Hồng Minh 2,8 tỷ đồng...).
Nợ nhóm 4 là 1,9 tỷ đồng, chiếm 0,38% tổng dư nợ, đây là dư nợ của 1 số cá nhân và 1 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, ngân hàng đang phát mại tài sản thế chấp thu hồi vốn (Cty TNHH Hoa Vinh dư nợ 1,4 tỷ đồng, vay vốn mua tàu sông kinh doanh cát sỏi nhưng do không có nguồn hàng ổn định, mặt khác do chính sách thắt chặt chi tiêu công về xây dựng dẫn đến cát sỏi tiêu thụ chậm, khách hàng kinh doanh không đủ trả nợ, hiện tại ngân hàng đang phát mại tài sản thế chấp thu hồi vốn).