Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Vietinbank Thị Xã Phú Thọ



Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

1721

- VND

1679

- Ngoại tệ

41

- Ngắn hạn

1382

- Trung, dài hạn

338

- Tỷ lệ nợ xấu

0,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 9

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Đền Hùng)

Cơ cấu đầu tư 1382 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, chiếm 80% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh; cho vay trung dài hạn 338 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ.

Nợ nhóm 1 là 1719 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ. Tuy nhiên, về mặt định tính thì có nhiều khoản vay lớn với thời hạn dài nên dễ phát sinh rủi ro tập trung khi tiến độ đầu tư chậm trễ, giá trị đầu tư thực tế của dự án vượt xa dự toán ban đầu dẫn tới khi đã dồn hết vốn vào phần đầu tư xây dựng cơ bản sẽ thiếu vốn lưu động khi đi vào sản xuất (cho vay đối với Cty cổ phần bia Hà Nội Hồng Hà với dư nợ 106 tỷ đồng, cho vay Cty cổ phần nhôm Sông Hồng với dư nợ 135 tỷ đồng). Hoặc đầu tư quá tập trung vào một số khách hàng lớn nên dễ xảy ra rủi ro tập trung, không phân tán được rủi ro (cho vay Cty TNHH Hải Linh dư nợ 490 tỷ đồng, Tổng Cty giấy Việt Nam 151 tỷ đồng, Cty cổ phần giấy Bãi Bằng với dư nợ 207 tỷ đồng, Cty TNHH Tự Lập 51 tỷ đồng, Cty Supe Lâm Thao 73 tỷ đồng, Cty cổ phần ximăng Sông Thao 130 tỷ đồng). Riêng 8 khách hàng này đã chiếm tới 78% dư nợ cho vay của chi nhánh.

Nợ nhóm 2 không phát sinh tại thời điểm 31/12/2012 nhưng không phải không có nguy cơ phát sinh.

Nợ nhóm 3 chỉ có 0,2 tỷ đồng.

Nợ nhóm 4 là 1,4 tỷ đồng của các khách hàng cá nhân.

Nợ nhóm 5 không phát sinh tại thời điểm 31/12/2012.


* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 1,6 tỷ đồng, chiếm 0,09% tổng dư nợ, tỷ lệ rất thấp nhưng do cơ cấu đầu tư của chi nhánh chỉ tập trung vào 8 khách hàng lớn vì vậy khi các doanh nghiệp này gặp khó khăn (do mất cân đối về tài chính, hàng tiêu thụ chậm… thực tế đã xảy ra đối với Cty cổ phần bia Hà Nội Hồng Hà, Cty cổ phần nhôm Sông Hồng) thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh tiềm ẩn rủi ro tập trung.

Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 9,3 tỷ đồng. Năm 2012 chi nhánh chỉ XLRR 1 khách hàng cá nhân 0,1 tỷ đồng; số dư nợ gốc đã XLRR 3,7 tỷ đồng; thu hồi nợ đã XLRR đạt 2,7 tỷ đồng (đây là một phần của 58 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012).

2.2.5. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank thị xã Phú Thọ

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Vietinbank thị xã Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Công thương chi nhánh thị xã Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Thực hiện năm 2011


Thực hiện năm 2012


KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So với năm 2011

% So với kế hoạch

1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

505,3

676,2

800

133,8%

84,5%


HĐV VNĐ

469,4

651,9





HĐV ngoại tệ

35,9

24,3




2

Tổng dư nợ cho vay

628,3

543,9

800

86,5%

68%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

498,4

449,4





Nhóm 2

56,8

18,6





Nhóm 3

42,8

0,4





Nhóm 4

24,8

36,4





Nhóm 5

5,5

39





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

73

76







3

Tỉ lệ nợ xấu (%)

Lợi nhuận (tỷ VND)

11,64%

-97,7

13,96%

4,2




(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank thị xã Phú Thọ)

2.2.5.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 676,2 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 95,8 tỷ quy VND chiếm 14% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 580,4 tỷ quy VND chiếm 86% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.5a

Bảng 2.5a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank thị xã Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)

VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND


469,4


35,9


651,9


24,3


+38,8%


-32,3%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank thị xã Phú Thọ)

Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 14%, trong khi huy động từ dân cư chiếm tới 86%, vì vậy nguồn vốn huy động tại địa phương của chi nhánh tương đối bền vững.

Như vậy, chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn huy động tại địa phương để

cho vay và còn bán vốn cho hội sở hưởng phí với số vốn 132,3 tỷ đồng.

2.2.5.2. Chất lượng tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2012 là 543,9 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.5b.


Bảng 2.5b: Dư nợ tín dụng của Vietinbank thị xã Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

543,9

- VND

463,4

- Ngoại tệ

80,5

- Ngắn hạn

370,5

- Trung, dài hạn

173,4

- Tỷ lệ nợ xấu

13,96%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank thị xã Phú Thọ)

Nợ nhóm 1 là 449,4 tỷ đồng, chiếm 82,6% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.

Nợ nhóm 2 là 18,6 tỷ đồng, chiếm 3,4% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi từ 10 – 90 ngày hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Gồm 7 khách hàng, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào khách hàng Cty CP Gốm sứ Thanh Hà, dư nợ 18 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực gạch creamic, dây truyền máy móc sản xuất của Cty đã cũ, sản phẩm không còn được người tiêu dùng ưa chuộng, khó tiêu thụ, dẫn đến hiện nay hàng tồn kho lớn, tình hình tài chính của công ty có nhiều khó khăn.

Nợ nhóm 3 là 0,4 tỷ đồng.

Nợ nhóm 4 là 36,4 tỷ đồng, chiếm 6,7% tổng dư nợ. Chủ yếu là dư nợ của Cty CP Toàn Đức (Kinh Kệ, Lâm Thao), dư nợ 33 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch Tuynel (hiện còn có nợ xấu tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội - CN Vĩnh Phúc số tiền 4,2 tỷ đồng). Do khách hàng sử dụng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư sang TSCĐ dẫn đến thiếu vốn để sản xuất kinh doanh.


Nợ nhóm 5 là 39 tỷ đồng, chiếm 7,17% tổng dư nợ. Chủ yếu là dư nợ của các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc tiếp tục hoạt động ở mức cầm cự; nguyên nhân do sản xuất kinh doanh thua lỗ, thiếu hiểu biết về lĩnh vực sản xuất:

- Xí nghiệp Tư nhân XD Mai Phương (TT Hạ Hoà – Huyện Hạ Hoà), dư nợ 10 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến chè và thi công các công trình xây dựng. Do chủ quan của khách hàng đã dùng vốn ngắn hạn là SXKD chè sang làm các công trình đường ở Hoà Bình và làm nhà ở, cộng thêm với do biến động giá cả XN không quản lý được dẫn đến chi phí sản xuất đầu vào tăng cao làm giảm hiệu quả kinh doanh.

- Cty TNHH Tuấn Nguyên (Xã Yên Kiện, Đoan Hùng) dư nợ 4,2 tỷ đồng, hoạt

động trong lĩnh vực sửa chữa ô tô.

- DN Tư nhân XD Thanh Thủy Phú Thọ (Phường Hùng Vương, T.xã Phú Thọ), dư nợ 5,1 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD và thi công các công trình.

- Cty Cổ phần Khoáng sản Đông Dương (Xã Phương Viên, Hạ Hòa), dư nợ 5 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch chịu lửa và khai khoáng caolin. Khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bị bạn hàng chiếm dụng vốn lớn, đơn vị gần như đã ngừng sản xuất, kinh doanh, nguồn thu chủ yếu từ xử lý TSTC, tuy nhiên TSTC có tính thanh khoản thấp, khó bán tại thị trường địa phương.

- Cty TNHH Hải Dũng (Phường Hùng Vương, TX Phú Thọ), dư nợ 2,5 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất gạch và thi công các công trình. Khách hàng kinh doanh thua lỗ, chủ doanh nghiệp bị tai nạn phải nằm viện dài ngày, cơ sở sản xuất kinh doanh thiệt hại do bão lốc. Hiện tại Cty đã ngừng sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng bị suy giảm, không còn nguồn trả nợ từ nguồn thu chính là sản xuất gạch...

* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh là 76 tỷ đồng, chiếm 13,96% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của đơn vị đã tương đối lộ rõ (nếu tính cả nợ đã XLRR thì tỷ lệ nợ xấu là 26%). Nợ xấu của chi nhánh cơ bản đã được khống chế, không còn tăng


nhanh. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của chi nhánh thấp nhất từ khi thành lập đến nay.

Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 32,8 tỷ đồng. Trong năm 2012 đã xử lý rủi ro tổng số tiền 15 tỷ đồng; thu hồi nợ đã XLRR là 23 tỷ đồng; tổng dư nợ đã XLRR luỹ kế đến 31/12/2012 là 87,2 tỷ đồng.

Điều này đã dẫn tới kết quả: năm 2012, chi nhánh chỉ đạt lợi nhuận 4,2 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt -18,8 tỷ đồng).

2.2.6. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Phú Thọ:

Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Agribank Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng



STT


Chỉ tiêu


Thực hiện năm 2011


Thực hiện năm 2012


KH 2012

Thực hiện năm 2012

% So với năm 2011

% So với kế hoạch

1

Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND)

4463

5993

4483

134,2%

133,6%


HĐV VNĐ

4211

5743





HĐV ngoại tệ

252

250




2

Tổng dư nợ cho vay

5689,6

6628,3

6045

116,5%

109,6%


Dư nợ phân theo nhóm:







Nhóm 1

4898,7

5941





Nhóm 2

739

645,5





Nhóm 3

12,5

13,5





Nhóm 4

10,5

9,8





Nhóm 5

28,9

18,4





Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5)

51,9

41,7





Tỉ lệ nợ xấu (%)

0,91%

0,63%




3

Lợi nhuận (tỷ VND)

215,9

176,3




(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Agribank Phú Thọ)


NHNo&PTNT chiếm thị phần 1/3 toàn tỉnh cả về huy động và cho vay vốn.

2.2.6.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương

Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 5.993 tỷ VND; thị phần nguồn vốn huy động của NHNo chiếm 34,9% trên địa bàn; được phân chia theo cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 1.040 tỷ quy VND chiếm 17,35% nguồn vốn huy động từ khách hàng.

- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 4.953 tỷ quy VND chiếm 82,65% nguồn vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.6a

Bảng 2.6a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Phú Thọ

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (+/-)

VND

USD

VND

USD

VND

USD

Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND


4.211


252


5.743


250


+36,38%


-0,79%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Agribank Phú Thọ)

Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 17,35%, trong khi huy động từ dân cư chiếm tới 82,65%, vì vậy nguồn vốn huy động tại địa phương của chi nhánh tương đối bền vững.

Như vậy, chi nhánh phải sử dụng vốn cấp trên để phục vụ nhu cầu cho vay là 635,3 tỷ đồng.

2.2.6.2. Chất lượng tín dụng

Dư nợ đến 31/12/2012 là 6.628,3 tỷ quy VND; thị phần dư nợ cho vay của NHNo chiếm 32,2% dư nợ toàn địa bàn. Dư nợ phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.6b.

Bảng 2.6b: Dư nợ tín dụng của Agribank Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay


Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012 (31/12/2012)

Quy VND

6.628,3

- VND

6.402

- Ngoại tệ

226,3

- Ngắn hạn

3.641,6

- Trung, dài hạn

2.986,7

- Tỷ lệ nợ xấu

0,63%

(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Agribank Phú Thọ)

Nợ nhóm 1 là 5.941 tỷ đồng, chiếm 89,63% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ.

Nợ nhóm 2 là 645,5 tỷ đồng, chiếm 9,74% tổng dư nợ, có nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu vì nhiều khách hàng thuộc nhóm nợ này hiện đang sản xuất cầm chừng hoặc tạm ngừng sản xuất (CT TNHH TM Sơn Ngọc 27 tỷ đồng; CTCP Cường Thịnh 26,8 tỷ đồng; CTCP ĐT&TM Nam Tiến 18,7 tỷ đồng; CTCP gốm xây dựng Ba Triệu 8,2 tỷ đồng; CT TNHH XD&TM Kính Đạt 6,8 tỷ đồng…).

Nợ nhóm 3 là 13,5 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. Nợ nhóm 4 là 9,8 tỷ đồng, chiếm 0,15% tổng dư nợ. Nợ nhóm 5 là 18,4 tỷ đồng, chiếm 0,28% tổng dư nợ.

* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 41,7 tỷ đồng, chiếm 0,63% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu thấp do phân loại nợ chưa chính xác (Cty TNHH TM Sơn Ngọc dư nợ 27 tỷ đồng đang phân loại nhóm 2 nhưng dư nợ tại VCB Việt Trì đã phân loại nhóm 4); còn một nguyên nhân là do số nợ xấu đã được XLRR đưa ra ngoại bảng, nếu tính cả số dư nợ đã XLRR thì tỷ lệ nợ xấu là 8,73%. Hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (tỷ lệ nợ xấu nếu tính cả nợ đã XLRR là 8,73% + nợ nhóm 2 có nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu 9,74%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút.

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí