Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ dân cư chiếm 76,2% nguồn huy động, đây là nguồn tiền gửi tương đối ổn định, ngân hàng có thể yên tâm dùng để đầu tư cho vay mà ít phải lo đến rủi ro thanh khoản; tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm 23,8% nguồn huy động, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là lượng tiền gửi không kỳ hạn, không mang tính bền vững.
Như vậy, chi nhánh phải sử dụng vốn cấp trên để phục vụ nhu cầu cho vay là 323,5 tỷ đồng.
2.2.2.2. Chất lượng tín dụng
Dư nợ đến 31/12/2012 là 2012,5 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.2b.
Bảng 2.2b: Dư nợ tín dụng của Vietinbank Phú Thọ phân theo thời hạn và loại tiền vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 (31/12/2012) | |
Quy VND | 2012,5 |
- VND | 1784,8 |
- Ngoại tệ | 227,7 |
- Ngắn hạn | 1805,9 |
- Trung, dài hạn | 206,6 |
- Tỷ lệ nợ xấu | 0,29% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng
- Giới Thiệu Chung Về Các Ngân Hàng Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Nhtmcp Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh Phú
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Vietinbank Thị Xã Phú Thọ
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Bidv Phú Thọ:
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Của Mb Việt Trì:
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Phú Thọ) Cơ cấu đầu tư 1805,9 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, chiếm 89,7% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, như vậy đúng với định hướng của ngành ngân hàng (vốn tín dụng ngân hàng chỉ là bổ sung cho nguồn vốn lưu động của khách hàng, còn phần đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng phải là nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp hoặc huy động trên thị trường chứng khoán). Cho vay trung dài hạn 206,6 tỷ đồng,
chiếm 10,3% tổng dư nợ.
Nợ nhóm 1 là 1.966,8 tỷ đồng, chiếm 97,73% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ. Tuy nhiên, việc phân loại nợ của chi nhánh chưa chính xác vì có rất nhiều khách hàng nếu phân loại đúng thì phải là nợ nhóm 2, nhóm 3 nhưng vẫn để ở nhóm 1 (Cty TNHH Hưng Hải dư nợ 17 tỷ đồng, Cty CP giấy Lửa Việt dư nợ 8 tỷ đồng…).
Nợ nhóm 2 là 40 tỷ đồng, chiếm 2% tổng dư nợ (của 2 doanh nghiệp CTCP xi măng Hữu Nghị 36 tỷ đồng, Cty TNHH TM Sơn Ngọc 4 tỷ đồng) đây là những khoản nợ có nhiều khả năng chuyển thành nợ xấu; khách hàng đã quá hạn trả nợ gốc, lãi; tài chính suy giảm; dư nợ của 2 khách hàng này tại các TCTD khác đã được xếp vào nhóm 4, nhóm 5. Điều này phản ánh việc phân loại nợ của chi nhánh chưa đúng chất lượng nợ. Hơn nữa, tỷ lệ nợ nhóm 2 có thể cao hơn nhiều khi các khách hàng ở nhóm 1 theo phân loại chính xác chuyển xuống.
Nợ nhóm 3 không có vào thời điểm 31/12/2012. Nhưng như đã nói ở trên vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng nợ nhóm 1, nhóm 2 chuyển xuống và việc phân loại nợ chính xác sẽ làm cho nhóm nợ này tăng lên.
Nợ nhóm 4 là 5,7 tỷ đồng, chiếm 0,29% tổng dư nợ cho vay, bao gồm Cty TNHH TM Dược Phẩm Nhật Quang 2,9 tỷ đồng (kinh doanh dược phẩm và thiết bị ytế thất thoát vốn, thua lỗ do các trình dược viên giao hàng cho các hiệu thuốc xâm tiêu không nộp vào công ty; một nguyên nhân nữa là đầu tư mở phòng khám đa khoa nhưng thất bại; thất thoát vốn còn do mở thêm kinh doanh nhà hàng ăn uống không thành công; đã ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ chốn; khách hàng cũng có dư nợ 0,6 tỷ đồng nhóm 5 tại MHB); Cty CP Đầu Tư Việt Nhật Quang 1,8 tỷ đồng (sản xuất vàng mã xuất khẩu tại Tiên Kiên - Lâm Thao, khách hàng có dư nợ 4,4 tỷ đồng nhóm 5 tại VCB); còn lại là dư nợ của các khách hàng cá nhân. Nợ nhóm 4 chiếm tỷ lệ thấp nhưng không phản ánh đúng chất lượng tín dụng do phân loại nợ chưa chính xác.
Nợ nhóm 5 không có vào thời điểm 31/12/2012. Nhưng không phản ánh đúng bức tranh tín dụng tại chi nhánh.
* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 5,7 tỷ đồng (hoàn toàn là nợ nhóm 4, không có nợ nhóm 3, nhóm 5) chiếm 0,29% tổng dư nợ; đây là một con số quá lý tưởng đối với hoạt động tín dụng của một chi nhánh ngân hàng. Nhưng thực chất không phải là như vậy, việc phân loại nợ không đúng nhằm che dấu nợ xấu (để đạt các mục tiêu tỷ lệ nợ xấu thấp, trích lập DPRR thấp từ đó lợi nhuận đạt chỉ tiêu kế hoạch) đã không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của chi nhánh. Thực tế nhiều khoản nợ (kể cả nhóm 1) nhưng tài chính của khách hàng mất cân đối, hàng tồn kho cao, công nợ phải thu lớn... từ đó dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm, nếu phân loại nợ đúng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn nhiều. Hơn nữa, nếu tính cả nợ đã XLRR thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 2,47%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh bị giảm sút.
Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 8,3 tỷ đồng; trong năm chi nhánh không XLRR tín dụng hạch toán ra ngoại bảng; số dư nợ gốc đã được XLRR là 45,2 tỷ đồng. Số tiền thu hồi nợ XLRR là 3,2 tỷ đồng (đây là một phần của 61,4 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012).
2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank Hùng Vương:
Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Vietinbank Hùng Vương được thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Công thương chi nhánh Hùng Vương
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2011 | Thực hiện năm 2012 | KH 2012 | Thực hiện năm 2012 | ||
% So với năm 2011 | % So với kế hoạch | |||||
1 2 | Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND) HĐV VNĐ HĐV ngoại tệ Tổng dư nợ cho vay Dư nợ phân theo nhóm: | 654 583 71 792,5 | 788 712 76 728,5 | 1150 1100 | 20,5% -8,07% | -31,5% -33,8% |
Nhóm 1 | 776,5 | 723,5 | |||
Nhóm 2 | 5,2 | 3,1 | |||
Nhóm 3 | 6,9 | 0 | |||
Nhóm 4 | 0,4 | 0,1 | |||
Nhóm 5 | 3,5 | 1,8 | |||
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) | 10,8 | 1,9 | |||
Tỉ lệ nợ xấu (%) | 1,36% | 0,26% | |||
3 | Lợi nhuận (tỷ VND) | 43,9 | 56 |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Hùng Vương)
2.2.3.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương
Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 788 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 61 tỷ quy VND chiếm 7,7% nguồn vốn huy động từ khách hàng.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 727 tỷ quy VND chiếm 92,3% nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.3a
Bảng 2.3a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Hùng Vương
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 | Năm 2012 | So sánh (+/-) | ||||
VND | USD | VND | USD | VND | USD | |
Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND | 583 | 71 | 712 | 76 | +22% | +7% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Hùng Vương) Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ dân cư chiếm tới 92,3% nguồn huy động, đây là nguồn vốn tương đối ổn định, ngân hàng có thể yên tâm dùng để đầu tư tín dụng; nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 7,7%, chủ yếu là
lượng tiền gửi không kỳ hạn, không mang tính bền vững.
Như vậy, chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn huy động tại địa phương để
cho vay và còn bán vốn cho hội sở hưởng phí với số vốn 59,5 tỷ đồng.
2.2.3.2. Chất lượng tín dụng
Nằm ở vị trí phía đầu thành phố Việt Trì không phải trung tâm kinh tế, cộng với lịch sử hoạt động của chi nhánh trước đây đã có 2 giám đốc chi nhánh bị cách chức, khởi tố do cho vay ngoài địa bàn, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng nên cho đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay của đơn vị mới ở mức khiêm tốn 728,5 tỷ đồng. Dư nợ phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.3b.
Bảng 2.3b: Dư nợ tín dụng của Vietinbank Hùng Vương phân theo thời hạn và loại tiền vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 (31/12/2012) | |
Quy VND | 728,5 |
- VND | 709,5 |
- Ngoại tệ | 19 |
- Ngắn hạn | 389,5 |
- Trung, dài hạn | 339 |
- Tỷ lệ nợ xấu | 0,26% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Hùng Vương) Cơ cấu đầu tư 389,5 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, chiếm 53,5% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh; cho vay trung dài hạn 339 tỷ đồng, chiếm 46,5% tổng dư nợ.
Như vậy nguy cơ rủi ro về thời hạn cho vay là rất lớn vì cho vay trung dài hạn chiếm gần 1/2 tổng dư nợ mà thời hạn cho vay càng dài càng rủi ro.
Nợ nhóm 1 là 723,5 tỷ đồng, chiếm 99,3% tổng dư nợ, đây là những khoản nợ tương đối lành mạnh; khách hàng nếu có quá hạn chỉ dưới 10 ngày, tình hình tài chính đảm bảo cho việc trả nợ. Tuy nhiên, về mặt định tính thì có nhiều khoản vay lớn với thời hạn dài nên dễ phát sinh rủi ro tập trung khi tiến độ đầu tư chậm trễ, giá trị đầu tư thực tế của dự án vượt xa dự toán ban đầu dẫn tới khi đã dồn hết vốn vào phần đầu tư xây dựng cơ bản sẽ thiếu vốn lưu động khi đi vào sản xuất (cho vay
đồng tài trợ đối với Cty thông tin viễn thông điện lực với dư nợ 77 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ đối với Cty cổ phần xi măng Công Thanh với dư nợ 114,7 tỷ đồng, cho vay Cty cổ phần giấy Việt Trì với dư nợ 141,5 tỷ đồng, Cty cổ phần hóa chất Việt Trì với dư nợ 77,3 tỷ đồng).
Nợ nhóm 2 là 3,1 tỷ đồng, chiếm 0,42% tổng dư nợ, đây là dư nợ của Cty TNHH TM Phương Hùng kinh doanh sửa chữa xe ôtô (trong đó có 1 tỷ đồng dư nợ gốc đã quá hạn. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp mất cân đối trong sử dụng vốn: dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn (trong năm doanh nghiệp đã mua lại và đầu tư nhà xưởng mở rộng sản xuất mới khoảng gần 3 tỷ đồng mà nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn). Ngoài ra, do đặc thù phần lớn dư nợ cho vay của chi nhánh tập trung vào 1 số doanh nghiệp nên khi các doanh nghiệp này khó khăn sẽ phát sinh nợ nhóm 2, nhóm 3 với số lượng lớn.
Nợ nhóm 3 không có vào thời điểm 31/12/2012. Nhưng nhiều khả năng phát sinh loại nợ này trong thời gian tới.
Nợ nhóm 4 là 0,1 tỷ đồng, không đáng kể so với tổng dư nợ.
Nợ nhóm 5 là 1,8 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng dư nợ. Đây là dư nợ của một số cá nhân vay vốn kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, đã ngừng sản xuất, Ngân hàng đang phát mại TSBĐ để thu hồi nợ.
* Như vậy, Nợ xấu của chi nhánh 1,9 tỷ đồng, chiếm 0,26% tổng dư nợ, tỷ lệ này rất thấp nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì nếu tính cả nợ đã XLRR thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 9%. Những năm trước đây do đầu tư tín dụng tập trung vào ngành kinh doanh vận tải thủy nên khi kinh tế gặp khó khăn, thắt chặt chi tiêu công dẫn đến cát sỏi tiêu thụ chậm, cộng với các hộ kinh doanh vận tải thủy hầu như năng lực tài chính yếu kém, phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay. Từ đó không có nguồn trả nợ Ngân hàng. Sau khi kiểm tra nội bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam về kiểm tra đã cho XLRR đưa ra hạch toán ngoại bảng trên 100 tỷ đồng (trong đó phần lớn là các hộ kinh doanh vận tải thủy vẫn đang hoạt động nhưng khó khăn về nguồn trả nợ). Điều này cũng giải thích vì
sao hiện nay, mỗi năm chi nhánh đều thu nợ XLRR với số lượng lớn (vì các hộ vẫn sản xuất mỗi tháng trả nợ vài chục triệu).
Số dư trích DPRR đến 31/12/2012 là 11,3 tỷ đồng. Trong năm chi nhánh XLRR 1 khách hàng với số tiền 6,4 tỷ đồng. Số dư nợ XLRR hiện đang theo dõi ngoại bảng là 70,5 tỷ đồng. Thu nợ XLRR trong năm đạt 47 tỷ đồng (đây là một phần của 56 tỷ đồng lợi nhuận năm 2012).
2.2.4. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Vietinbank Đền Hùng:
Tình hình huy động vốn, cho vay và kết quả kinh doanh của Vietinbank Đền Hùng được thể hiện trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn và cho vay của NHTMCP Công thương chi nhánh Đền Hùng
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu | Thực hiện năm 2011 | Thực hiện năm 2012 | KH 2012 | Thực hiện năm 2012 | ||
% So với năm 2011 | % So với kế hoạch | |||||
1 | Số dư HĐV nền kinh tế (quy VND) | 1009 | 1137 | 1450 | 112,7% | 78,4% |
HĐV VNĐ | 930 | 1074 | ||||
HĐV ngoại tệ | 79 | 63 | ||||
2 | Tổng dư nợ cho vay | 1634 | 1721 | 2000 | 105,2% | 86% |
Dư nợ phân theo nhóm: | ||||||
Nhóm 1 | 1629 | 1719 | ||||
Nhóm 2 | 0,7 | 0 | ||||
Nhóm 3 | 0 | 0,2 | ||||
Nhóm 4 | 4,1 | 1,4 | ||||
Nhóm 5 | 0,4 | 0 | ||||
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) | 4,5 | 1,6 | ||||
Tỉ lệ nợ xấu (%) | 0,28% | 0,09% | ||||
3 | Lợi nhuận (tỷ VND) | 44,8 | 58 |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Đền Hùng)
2.2.4.1. Nguồn vốn huy động tại địa phương
Đến 31/12/2012, huy động vốn từ khách hàng đạt 1137 tỷ VND được phân chia theo cơ cấu:
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 380 tỷ quy VND chiếm khoảng 33,4% nguồn vốn huy động từ khách hàng.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 757 tỷ quy VND chiếm 66,6% nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi được trình bày trong bảng 2.4a
Bảng 2.4a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank Đền Hùng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 | Năm 2012 | So sánh (+/-) | ||||
VND | USD | VND | USD | VND | USD | |
Huy động vốn VND, ngoại tệ quy VND | 930 | 79 | 1074 | 63 | +15,5% | -20% |
(Nguồn số liệu: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Vietinbank Đền Hùng)
Tính đến 31/12/2012 tỷ trọng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chiếm 1/3 nguồn huy động tại địa phương, tuy nhiên nguồn vốn này chủ yếu là lượng tiền gửi không kỳ hạn, không mang tính bền vững; nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm 2/3 tổng nguồn huy động tại địa phương.
Chi nhánh phải sử dụng vốn cấp trên để phục vụ nhu cầu cho vay là 584 tỷ đồng.
2.2.4.2. Chất lượng tín dụng
Dư nợ đến 31/12/2012 là 1721 tỷ quy VND phân theo thời hạn vay, loại tiền vay được trình bày trong bảng 2.4b.
Bảng 2.4b: Dư nợ tín dụng của Vietinbank Đền Hùng phân theo thời hạn và loại tiền vay
Đơn vị: tỷ đồng