Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 13

lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... trong đó có cả lĩnh vực tư pháp nói chung và hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới cần nghiên cứu, xây dựng trình Ban Bí thư ban hành "Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý". Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý bảo đảm cho tổ chức trợ giúp pháp lý ổn định và phát triển, chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý được nâng cao đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân.

3.2.12. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả cần tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý như: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý; Tăng cường công tác hướng dẫn, theo dòi việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; Chú trọng công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở các địa phương, kịp thời phát hiện các sai sót, bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện đúng quy định, đáp ứng tốt nhu cầu trợ giúp pháp lý của các nhóm đối tượng yếu thế. Bảo đảm hoạt động kiểm tra chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Đặc biệt, cần đổi mới phương thức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, tập trung quản lý, giám sát việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; tổ chức trực tiếp giải quyết vụ việc đối với các loại vấn đề, vụ việc mà địa phương có khó khăn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở đưa ra các quan điểm tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, tác giả đề xuất một số một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ

giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là các giải pháp sau: hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý; xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý; từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý; tăng cường hợp tác quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

KẾT LUẬN


Vấn đề chất lượng, hiệu quả của các hoạt động nhà nước, xã hội và cá nhân đã và đang được đặt ra như một đòi hỏi cấp thiết, thường trực. Đặc biệt, đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước góp phần thực hiện xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định.

Trong thời gian tới, hoạt động trợ giúp pháp lý bên cạnh việc tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong 15 năm qua, để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp ứng được nhu cầu của người dân cần tiếp tục khắc phục những khó khăn, hạn chế về thể chế, nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý của một số cơ quan, ban, ngành, việc chậm củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở một số địa phương, chất lượng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm hoạt động, chất lượng cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, trong tác giả đã mạnh dạn đưa ra các quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Thứ ba, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý;

Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Thứ sáu, tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ bảy, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Thứ tám, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ chín, từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ mười, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế;

Thứ mười một, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý;

Thứ mười hai, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Có như vậy, các tổ chức trợ giúp pháp lý luôn cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. trợ giúp pháp lý thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để người dân tìm đến khi cần giúp đỡ pháp luật.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý là một nhiệm vụ cấp bách, cần thiết. Với sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo và kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả nên những nội dung được đề cập trong luận văn này cũng chỉ là những suy nghĩ bước đầu và còn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Vì vậy, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.


PHỤ LỤC‌


Phụ lục 1

BẢNG SỐ LIỆU VỤ VIỆC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TỪ 2007 ĐẾN THÁNG 6/2011



T T


N

¨ m

Vô viÖc

Chia theo phm vi thc hin


Tổng số vô viÖc

Chia theo

địa đim

Chia theo người thc hin


Chia theo lĩnh vc


Tư vấn

Đại diện tố tụng


Đại diện ngoài tố tụng


Kiế n nghị


Ho à giải


Hình thức khác


Trs

Lưu động, Chi nhánh


Chuyên viên

- Trợ giúp viên pháp lý


Cộng tác viên


Dâ n sự


Hôn nhân và gia đình


Hìn h sự

Hành chính, khiếu nại

Lao động, việc làm


Đất đai


Ưu đãi


Kh

¸c


Đại diệ n


Bào chữ a


1


20

07


11209

9

38

46

1


73638


45845


6625

4

31

94

4


10135


838

9


17716


1751

27

64

3


0

14

52

1

10

41

37


148

7


542

9


0


396


650


0


2


20

08


12155

4

37

65

7


83897


46703


7485

1

26

47

2


12626


118

02


8782


2453

26

46

7

15

98

6

16

96

6

11

20

16


693


653

9


231


268


420


1387


3


20

09


10191

3

33

81

0


68103


50591


5132

2

19

52

7


10521


894

8


10742


2669

22

59

4

13

17

7

13

75

3

90

83

5


249

3


465

7


1975


425


653


875


4


20

10


87272

25

14

5


62127


40325


4694

7

19

44

6


9302


578

8


6279


1490

21

76

6

12

44

9

10

73

4

80

77

9


998


352

6


155


361


326


1127


5

6/

20

11


66244

21

04

0


45204


20213


4603

1

14

00

4


5682


329

2


3816


1628

10

89

7

22

02

7


48

98

59

15

1


112

3


322

8


197


223


432


1890


Tæng sè


48908

2

15

61

13


332969


203677


2854

05

11

13

93


48266


382

19


47335


9991

10

93

67

63

63

9

60

87

2

44

69

18


679

4


233

79


2558


167

3


248

1


5279

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 13

Nguồn: Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp.


Phụ lục 2

BẢNG SỐ LIỆU VỀ NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TỪ 2007 ĐẾN THÁNG 6/2011



TT


Năm

Đối tượng

Tổng số Đối tượng

Chia theo diÖn Trî gióp ph¸p lý

Giíi

Nghèo

Chính sách

Người già

Người tàn tật

Dân tộc

Trẻ em

Khác

Nam

Nữ

1

2007

110211

32846

19120

1569

0

20001

5486

32758

61271

48940

2

2008

127998

33238

19280

1750

958

29421

6686

36665

73409

54589

3

2009

108298

30349

14869

2093

669

29953

5144

25221

62737

45561

4

2010

94576

26336

12755

1616

875

25351

2766

24877

54785

39791

5

6/201

1

56534

16687

5486

900

333

17676

1873

12010

32494

24040

Tæng sè

497617

139456

71510

7928

2835

122402

21955

131531

284696

21292

1

Nguồn: Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BTP ngày 28/02 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 07/2008/TT-BTP ngày 21/10 hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-BTP ngày 10/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015", Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp (2008), Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

6. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 8/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

7. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 4414/QĐ-BTP ngày 8/12 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch năm 2012 triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo kết quả 05 năm triển khai thi hành Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí