- Tiếp tục hoàn thiện theo các tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và giám sát kết quả vụ việc; tiêu chuẩn về hình thức, quy trình, hiệu quả dịch vụ pháp lý; thực hiện thống kê trợ giúp pháp lý; bảo đảm bình đẳng giới; bảo đảm bình đẳng pháp luật cho các dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài và các đối tượng khác theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng diện được trợ giúp pháp lý là nhóm người dân cận nghèo và nhóm yếu thế nói chung.
- Hoàn thiện hệ thống các quy phạm hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng thuận lợi cho người dân và dễ vận dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn ISO, đặc biệt, đơn giản hoá thủ tục cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có trình độ văn hoá thấp, trẻ em mồ côi, nạn nhân bị bạo lực, nạn nhân bị mua bán,...
- Hoàn thiện các chính sách phát triển trợ giúp pháp lý như:
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách về đơn vị sự nghiệp không có thu hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, phù hợp với định hướng phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho cán bộ, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý được hưởng phụ cấp 10% như công chức nhà nước theo Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07/7/2011 bởi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp không có thu, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và dân vận phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hoá gắn với bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường dân trí pháp lý, bảo đảm an sinh xã hội phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp pháp lý trong cơ chế, chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện dân
chủ, tăng cường pháp chế để trợ giúp pháp lý phải là công cụ hữu hiệu giúp đỡ, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật và hoạt động của các cơ quan công quyền trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp công dân, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh.
- Nghiên cứu, xây dựng các chính sách thu hút, ưu đãi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các địa bàn vùng sâu, vùng, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quy định cụ thể cơ chế và hình thức phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông pháp luật, quảng bá về hoạt động trợ giúp pháp lý, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trợ giúp pháp lý không thu tiền; đổi mới phương thức thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân. Nghiên cứu, xây dựng Đề án truyền thông về trợ giúp pháp lý để tăng cường nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về quyền được trợ giúp pháp lý của các nhóm đối tượng yếu thế, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng trong truyền thông về công tác này.
Nghiên cứu, xây dựng Đề án huy động nguồn lực tài chính cho trợ giúp pháp lý nhằm nghiên cứu các giải pháp để tăng sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam; Đề án về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trợ giúp pháp lý nhằm tăng khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động khảo sát nhu cầu, thống kê, hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, phản hồi thông tin chất lượng,…
3.2.2. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Phối Hợp Trong Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý
- Đánh Giá Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý
- Các Quan Điểm Bảo Đảm Hiệu Quả Hoạt Động Trợ Giúp Pháp Lý Ở Việt Nam
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Thực Hiện Trợ Giúp Pháp Lý Có Hiệu Quả Của Các Cơ Quan, Ban, Ngành, Các Cấp Với Tổ Chức Thực Hiện Trợ Giúp Pháp Lý
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 13
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đáp ứng yêu cầu của tình hình mới để đến năm 2015, mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP phải có từ 02 Trợ giúp
viên pháp lý chuyên trách trở lên và có đủ nguồn cử nhân luật làm việc tại Trung tâm để bổ sung nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Đến năm 2015 phải có khoảng 1.000 Trợ giúp viên pháp lý; Tiếp tục phát triển mạng lưới cộng tác viên khoảng 12.000 người. Mỗi Trung tâm có trung bình từ 200 cộng tác viên trở lên, trong đó khoảng 1/2 là nữ và tỷ lệ người dân tộc thiểu số thích ứng theo địa bàn. Bảo đảm mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có từ 05 cộng tác viên chuyên trách trở lên, ở cấp xã có ít nhất từ 01 - 02 cộng tác viên để hỗ trợ sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý . Huy động các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật ở địa phương phối hợp với Trung tâm trong việc triển khai thực hiện trợ giúp pháp lý , phấn đấu có từ 50% - 60% tổng số tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý .
Củng cố, kiện toàn các Chi nhánh hiện có, thành lập các Chi nhánh ở các huyện xa Trung tâm tỉnh lỵ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011 - 2015. Có giải pháp phát triển thêm Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục nghiên cứu, thể chế hoá vị trí pháp lý đầy đủ cho Chi nhánh để có điều kiện hoạt động độc lập, phù hợp với cải cách hành chính và cải cách tư pháp; xây dựng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để các tổ chức xã hội tham gia trợ giúp pháp lý mở Chi nhánh ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để đáp ứng từ 98% đến 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý . Bố trí đủ nguồn lực cán bộ, kinh phí, cơ sở vật chất để các Chi nhánh hoạt động có chất lượng, hiệu quả, bảo đảm Chi nhánh đã được thành lập hoạt động ổn định, mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có ít nhất 01 Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách và có đủ chuyên viên pháp lý tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; bảo đảm thành lập tất cả các Chi nhánh tại nơi có Toà án khu vực theo định hướng chiến lược cải cách tư pháp để tham gia tố tụng, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý .
Củng cố mạng lưới Tổ cộng tác viên hiện có và thành lập các Tổ cộng tác viên tại các huyện không đặt Chi nhánh. Nâng cao chất lượng, tăng cường hoạt động quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm cho Tổ cộng tác viên. Đồng thời, tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã, nâng cao chất lượng sinh hoạt Câu lạc bộ thực hiện trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra bảo đảm các Câu lạc bộ sinh hoạt có chất lượng và hiệu quả kịp thời đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết những tranh chấp nhỏ ngay trong cộng đồng dân cư góp phần giảm bớt khiếu kiện và phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt là công tác kiện toàn tổ chức, bố trí, quy hoạch phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành tư pháp trong việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý ở địa phương; nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngành tư pháp, nhất là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân trên địa bàn; tăng cường các biện pháp hỗ trợ đối với sự tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tại địa phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
3.2.3. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
Mỗi địa phương cần xây dựng chính sách quy hoạch đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương mình, lựa chọn những người có năng lực, có kiến thức hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tâm huyết với các hoạt động xã hội để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý theo hướng chuyên môn hoá, bố trí làm việc ổn định, lâu dài tại Trung tâm, Chi nhánh, hạn chế việc luân chuyển, điều động, biệt
phái. Dự liệu đủ nguồn lực cán bộ, viên chức cho Trung tâm và Chi nhánh tạo nguồn bổ sung đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để khắc phục tình trạng điều động, luân chuyển cán bộ của Trung tâm, bảo đảm Trung tâm có đủ số lượng Trợ giúp viên pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, dự liệu đủ nguồn lực người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và luật sư, luật gia…) để đáp ứng 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm đến năm 2015, thực hiện trong thực tế quyền được lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý. Có chính sách thu hút các cử nhân luật, luật sư về làm việc tại Trung tâm và Chi nhánh tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, chú trọng phát triển nguồn lực là nữ và người dân tộc thiểu số; gắn kết đào tạo, bồi dưỡng liên thông giữa hoạt động nghề nghiệp trợ giúp pháp lý với các hoạt động của các chức danh tư pháp.
Phát triển đội ngũ cộng tác viên ở cấp huyện và cấp xã theo hướng chuyên sâu ở từng lĩnh vực. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý để cán bộ của các cơ quan, tổ chức này hiểu đúng về hoạt động trợ giúp pháp lý và sẵn sàng tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Đặc biệt, tăng cường số lượng Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên tại những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng phát triển cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số (qua chế độ cử tuyển, ưu đãi, thu hút cử nhân luật); thu hút các cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật đã nghỉ hưu, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, luật sư, luật gia, hoà giải viên cơ sở, trưởng thôn, già làng, trưởng bản làm cộng tác viên, chú trọng phát triển cộng tác viên ở cấp cơ sở, trong đó ưu tiên lựa chọn cán bộ nữ và cán bộ là người dân tộc thiểu số. Xây dựng lực lượng cộng tác viên là các phóng viên đưa tin, viết bài về trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt
là các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tiếng dân tộc thiểu số và phong tục, tập quán của đồng bào.
Phát triển mạng lưới cộng tác viên, đến năm 2015, mỗi Trung tâm có từ 200 cộng tác viên trở lên, trong đó mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có từ 07 cộng tác viên chuyên sâu trở lên. Ở cấp xã nơi đặt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, phấn đấu có từ 02 cộng tác viên để có thể tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, hỗ trợ Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người được trợ giúp pháp lý. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo nghề luật sư, đào tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý để kịp thời bổ sung cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác tổ chức đào tạo nghề luật sư và bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý để tạo thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển nguồn lực người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Bồi dưỡng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để hình thành đội ngũ luật sư nhà nước trên cơ sở thu hút các luật sư tư và những người đã tốt nghiệp các khóa đào tạo luật sư; có chính sách khuyến khích các luật sư giỏi tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ để các cử nhân luật mới tốt nghiệp có thể được đào tạo thành người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Tăng cường các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi cán bộ (40 giờ học tập mỗi năm). Ban hành Đề án tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cơ bản
và thường xuyên đã được ban hành để bảo đảm nâng cao trình độ của Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên. Chương trình tập huấn cơ bản bao gồm các mô-đun được sử dụng trong các chương trình đào tạo kỹ năng nghề của luật sư để bảo đảm cho Trợ giúp viên pháp lý có thể thực hiện dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng giống như của luật sư tư. Chương trình tập huấn thường xuyên bao gồm các kỹ năng làm việc với các nhóm đối tượng đặc thù như người nghèo, phụ nữ, người chưa thành niên, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV,… cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất.
Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng về ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tăng cường tập huấn pháp luật cho già làng, trưởng bản, giáo viên, cán bộ y tế xã, thôn, bản, bộ đội biên phòng..., lựa chọn làm cộng tác viên... để họ phổ biến, giúp đỡ cộng đồng khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
Để giải quyết các tranh chấp, vướng mắc, các khiếu kiện, các thủ tục pháp luật phức tạp không phải bất kỳ người nào cũng có năng lực hướng dẫn giải quyết vì vừa phải biết pháp luật và còn phải biết phân tích cụ thể tình huống và vận dụng pháp luật. Một chuyên gia giỏi, một luật sư giỏi cũng chỉ có thể chuyên sâu ở một vài lĩnh vực, (ví dụ chuyên về đất đai hay chuyên về nhà ở, hoặc chuyên về lao động việc làm, chuyên bào chữa hay chuyên đại diện theo lĩnh vực nào đó... mà không thể làm đại trà) đặc biệt khi pháp luật ban hành ngày càng nhiều, càng phúc tạp và đa dạng lại nhiều tầng nấc hay sửa đổi. Cần phải tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật mới cho người được trợ giúp pháp lý.
Bồi dưỡng bổ sung kiến thức pháp luật mới và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên, nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động; bảo đảm hàng năm 100% tổng số người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa
phương đều được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về kỹ năng trợ giúp pháp lý ở các phạm vi phù hợp.
Các hội thảo, toạ đàm, chuyên đề nghiên cứu, các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm sẽ được tổ chức để người thực hiện trợ giúp pháp lý có cơ hội trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, tăng cường giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm phát triển mô hình trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để nhân rộng các điển hình, rút ra các bài học kinh nghiệm, kế thừa, chọn lọc những ưu điểm, tránh những sai lầm, khuyết điểm để đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển trợ giúp pháp lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Tăng cường năng lực của các tổ chức hành nghề luật sư và các tổ chức xã hội tham gia trợ giúp pháp lý để dần trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu, bảo đảm tính chuyên nghiệp của dịch vụ trợ giúp pháp lý.
3.2.3.3. Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý
Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý, chính sách đặc thù cho các vùng, miền, đối tượng để khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; đóng góp, hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý cũng như phát triển Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam…
Đặc biệt, có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như có chế độ phụ cấp, nhà công vụ,...
Các luật sư và cán bộ pháp luật có kinh nghiệm sẽ được khuyến khích dự tuyển thành Trợ giúp viên pháp lý. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp