Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Thực Hiện Trợ Giúp Pháp Lý Có Hiệu Quả Của Các Cơ Quan, Ban, Ngành, Các Cấp Với Tổ Chức Thực Hiện Trợ Giúp Pháp Lý

đối với Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên đặc biệt khuyến khích phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh việc tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hiện vụ việc cho cộng tác viên cũng cần nghiên cứu để có chế độ, chính sách phù hợp để khuyến khích cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý có chất lượng.

Xây dựng các chế độ và giải pháp thu hút, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo luật, cơ quan báo chí, truyền thông tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; khuyến khích và hỗ trợ để các cử nhân luật mới tốt nghiệp được đào tạo thành người thực hiện trợ giúp pháp lý.

3.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cần có những giải pháp nâng cao chất lượng vụ việc, tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng và giám sát chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; chú trọng cơ chế tự đánh giá chất lượng của người thực hiện trợ giúp pháp lý, hình thành cơ chế giám sát chất lượng qua người được trợ giúp pháp lý; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn, quy định của pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tiễn để đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Kịp thời tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đồng thời, cần đưa nội dung về kỹ năng đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trở thành nội dung trong chương trình bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp hướng dẫn việc thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.

Tăng cường sự phối hợp giữa Cục trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý chất lượng và đánh giá chất lượng vụ việc của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Phấn đấu đến hết năm 2011 và các năm tiếp theo, 100% các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý triển khai việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của Bộ tiêu chuẩn và Quyết định số 32/QĐ-TGPL ngày 19/11/2009 của Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý ban hành hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá và xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý cần quán triệt sâu sắc việc quản lý chất lượng và đánh giá chất lượng vụ việc là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý phải là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Để đáp ứng được yêu cầu đó, cùng với việc phát triển số lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, mỗi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý nói chung và kỹ năng, nghiệp vụ đánh giá chất lượng nói riêng, bảo đảm cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý có đủ năng lực để có thể đánh giá chất lượng đối với toàn bộ các vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện.

Phân công Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn, điều kiện làm việc của mỗi người để bảo đảm chất lượng vụ việc, đồng thời phân công Trợ giúp viên pháp lý thường xuyên giám sát, trao đổi, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phát sinh trong quá trình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

thực hiện trợ giúp pháp lý. Bảo đảm các điều kiện cần thiết nhất về thời gian, tài liệu, kinh phí, phương tiện và sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để Trợ giúp viên pháp lý làm tốt việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho tới khi vụ việc kết thúc, bảo đảm chất lượng vụ việc.

Giám đốc Trung tâm, người đứng đầu tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đánh giá theo chuyên đề để phân định rò vụ việc đạt chất lượng tốt, vụ việc đạt chất lượng; phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý đối với vụ việc không đạt chất lượng, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của pháp luật;

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý - 12

Xác định mức bồi dưỡng cho cộng tác viên, phụ cấp cho Trợ giúp viên pháp lý theo vụ việc phải dựa trên cơ sở chất lượng vụ việc, bảo đảm mức chi phù hợp với công sức người thực hiện trợ giúp pháp lý, tránh sử dụng lãng phí kinh phí từ các nguồn phục vụ cho công tác trợ giúp pháp lý trên từng địa bàn.

3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trước hết, cần tăng cường phối hợp trong công tác hoàn thiện thể chế pháp lý, tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Về công tác phối hợp trong hoạt động tố tụng cần đổi mới hoạt động, tăng cường năng lực của Hội đồng phối hợp liên ngành về tố tụng ở Trung ương để chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của Hội đồng ở địa phương, từ đó có chỉ đạo kịp thời các cơ quan liên quan ở địa phương phối

hợp tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành cấp tỉnh để tăng cường các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao số lượng và bảo đảm chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong việc thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý trong các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ở địa phương, Sở Tư pháp tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trong việc kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để truyền thông về pháp luật trợ giúp pháp lý đến với người dân.

3.2.6. Tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý đến với nhân dân và cán bộ, đảng viên để mọi người đều biết và nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật và của công tác trợ giúp pháp lý.

Các tổ chức trợ giúp pháp lý sẽ lựa chọn cách tốt nhất để cung cấp thông tin pháp luật cho người dân. Tờ gấp pháp luật và các loại ấn phẩm khác giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của người dân sẽ được trình bày bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu hơn để những người dân còn ở trình độ học vấn thấp có thể hiểu được. Việc nghiên cứu những cách thức truyền thông hiệu quả hơn để cung cấp thông tin pháp luật vẫn tiếp tục được quan tâm (ví dụ sử dụng loa truyền thanh ở thôn, xã, phát tờ gấp pháp luật và nói chuyện pháp luật ở phiên chợ, lễ hội,…). Tờ gấp và các tài liệu pháp luật sẽ được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số và ghi băng cát-xét phát miễn phí. Tăng cường và đa dạng hoá hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức pháp luật của người dân về các

quyền và ưu đãi của Nhà nước; cung cấp rộng rãi các địa chỉ của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Nghiên cứu để hiện đại hoá hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức và cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân; tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống; áp dụng các phương thức trợ giúp pháp lý đa dạng, phù hợp theo nhóm đối tượng.

3.2.7. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm kinh phí hoạt động cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý: Xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm theo hướng tạo thuận lợi tiếp cận cho người dân, có chỗ tiếp riêng cho các trường hợp cần giữ bí mật riêng tư, các vụ việc nhạy cảm và bảo đảm đạo đức xã hội; bố trí phương tiện làm việc, đi lại, phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg...

Bảo đảm thu hút thêm nguồn kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với việc phát triển tổ chức bộ máy, cán bộ và số lượng, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Dự liệu đủ nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; kinh phí đầu tư hỗ trợ xây dựng, cải tạo và nâng cấp trụ sở làm việc và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm và các Chi nhánh đã được thành lập.

Phát triển Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, nghiên cứu và thể chế hoá về việc thành lập thí điểm Chi nhánh của Quỹ Trợ giúp pháp lý tại một vài khu vực (theo vùng, miền) để thu hút ngày càng nhiều đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Ngân sách địa phương dành cho công tác trợ giúp pháp lý cần tuân thủ đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 81/TTLT-BTC-BTP ngày 25/9/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước, không chỉ khoán quỹ lương theo biên chế mà cần đảm bảo kinh phí liên quan đến các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Thực hiện xã hội hóa đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam để thu hút sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để việc thông tin về Quỹ trợ giúp pháp lý, phương thức tiếp nhận các khoản đóng góp cho Quỹ trợ giúp pháp lý, sử dụng và giám sát việc sử dụng nguồn của Quỹ trợ giúp pháp lý được thực hiện một cách đa dạng và thuận tiện.

Xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác trợ giúp pháp lý. Các luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số vụ trợ giúp pháp lý nhất định hàng năm và không nhận thù lao. Các luật sư không thể bố trí thời gian thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đóng góp cho Quỹ trợ giúp pháp lý theo mức và hình thức phù hợp.

3.2.8. Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Công nghệ thông tin sẽ được sử dụng nhiều hơn để thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý và giám sát hoạt động trợ giúp pháp lý. Báo cáo hoạt động và số liệu thống kê về trợ giúp pháp lý của các tổ chức trợ giúp pháp lý sẽ được thực hiện thông qua mạng điện tử. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cần xây dựng phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu vụ việc trợ giúp pháp lý; thực hiện thống kê trợ giúp pháp lý theo chỉ tiêu thống kê quốc gia, thống kê ngành Tư pháp và thống kê chuyên ngành trợ giúp pháp lý...

Trang thông tin trợ giúp pháp lý Việt Nam (Website trợ giúp pháp lý Việt Nam) cần được tăng cường các chuyên mục để phục vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý và các đối tượng có liên quan.

3.2.9. Từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp tham gia trợ giúp pháp lý

Xây dựng các chế độ và giải pháp thu hút, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo luật, cơ quan báo chí, truyền thông tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Các tổ chức hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội sẽ tiếp tục được khuyến khích tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Mục tiêu đến năm 2015 là huy động ít nhất 50% các tổ chức này tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Các luật sư sẽ được khuyến khích thực hiện trợ giúp pháp lý theo Điều lệ Liên Đoàn luật sư về nghĩa vụ xã hội và thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý không nhận thù lao từ các tổ chức trợ giúp pháp lý. Các luật sư và tư vấn viên pháp luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý thường xuyên sẽ được bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ và các hỗ trợ khác về tăng cường năng lực chuyên môn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vụ việc.

3.2.10. Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh việc ký kết các chương trình hợp tác; có kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các Hiệp định

tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý của Việt Nam với tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Tiếp tục xây dựng và phát triển các quan hệ hợp tác chặt chẽ với tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực để trợ giúp pháp lý cho một số nhóm đối tượng mang tính quốc tế như người lao động di cư, phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, vấn đề con nuôi, người bị buôn bán, v.v… Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu về hình thức trợ giúp pháp lý trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết.

Sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà tài trợ sẽ góp phần bảo đảm cho người nghèo và các nhóm đối tượng yếu thế ở Việt Nam có thêm cơ hội được tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật và có thể thực hiện quyền của họ đã được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hỗ trợ của các nhà tài trợ có thể thực hiện thông qua các Dự án song phương hoặc đa phương hoặc ủng hộ thông qua Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam và các hình thức hợp tác đối tác khác.

Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có chung mối quan tâm để giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý có nhân tố nước ngoài.

Tăng cường giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm phát triển mô hình trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới; kế thừa, chọn lọc những kinh nghiệm tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước có hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển để áp dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

3.2.11. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp

pháp lý

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,

đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, là lực

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí