Quan Điểm Phát Triển Du Lịch Bền Vững


Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư dịch vụ là xu thế phát triển nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.1.3.4 Theo tính chất đầu tư

a. Đầu tư theo chiều rộng (đầu tư mới)

Đầu tư mới là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình mới. Trong đầu tư mới, cùng với việc hình thành các công trình mới, đ i hỏi có bộ máy quản lý mới. Đầu tư mới có ý nghĩa quyết định trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư mới đ i hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới.

b. Đầu tư chiều sâu

Đầu tư chiều sâu là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ trên cơ sở các công trình đã c sẵn.

Trong đầu tư chiều sâu, tiến hành việc cải tạo, mở rộng và nâng cấp các công trình có sẵn, với bộ máy quản l đã hình thành từ trước khi đầu tư.

Đầu tư chiều sâu là hình thức đầu tư ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong điều kiện còn thiếu vốn, công nghệ và quản lý. Đầu tư chiều sâu cần được xem xét trước khi có quy định đầu tư mới.

c. Tận dụng năng lực sản xuất - dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trước khi quyết định đầu tư, dù là đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu; cần đánh giá đúng năng lực sản xuất - dịch vụ hiện có. Nếu năng lực sản xuất - dịch vụ của một ngành, sản ph m kinh tế - kỹ thuật chưa được tận dụng, trên quan điểm tiết kiệm và hiệu qủa, cần huy động các giải pháp để sử dụng 100% công suất thiết kế của năng lực sản xuất đã có.

1.1.1.4 Các nguồn vốn đầu tư

Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 3

Trong tổng thu nhập của mỗi nước, nguồn hình thành vốn đầu tư là từ quỹ bù đắp và quỹ tích lũy. Đây chính là phần còn lại sau khi đã trừ đi phần tiêu dùng, trong đ quỹ tích lũy là bộ phận quan trọng nhất. Quỹ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập càng cao thì tỷ lệ tích lũy càng cao. Đối với các


nước đang phát triển, do thu nhập còn thấp nên quy mô và tỷ lệ tích lũy đều thấp, trong khi đ nhu cầu nguồn vốn đầu tư rất cao. Vì vậy, rất cần đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Mặt khác, trong xu hướng chu chuyển vốn quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, ngay cả các nước phát triển vẫn có sự kết hợp giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển kinh tế. Như vậy vốn đầu tư của mỗi nước được hình thành từ tiết kiệm trong nước và tiết kiệm nước ngoài.

Tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm của Nhà nước, tiết kiệm của doanh nghiệp và tiết kiệm của cộng đồng dân cư. Đây là nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước.

Tiết kiệm của nước ngoài hình thành vốn đầu tư nước ngoài được hình thành dưới dạng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài.


1.1.1.4.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước

Nguồn vốn đầu tư thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và hậu qủa đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Mặc dù ngày nay các dòng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu đối với các nước đang phát triển nhưng nguồn vốn trong nước vẫn giữ vị trí quyết định.

a. Vốn Ngân sách nhà nước

Tiết kiệm của ngân sách Nhà nước chính số chênh lệch dương giữa tổng các khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế) với tổng chi tiêu dùng của ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển.

Như vậy, vốn đầu tư của Nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của Nhà nước.

Đối với các nước đang phát triển, do tiết kiệm của nền kinh tế bị hạn chế bởi yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, do đ để duy trì sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng đầu tư đ i hỏi Nhà nước phải gia tăng tiết kiệm NSNN trên cơ sở kết hợp chính sách thuế và chi tiêu. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng, ổn định và có tính định hướng cao đối với các nguồn vốn đầu tư khác.


b. Vốn của doanh nghiệp

Tiết kiệm của doanh nghiệp là số lãi ròng có được từ kết qủa kinh doanh. Đây là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Qui mô của tiết kiệm doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ổn định kinh tế vĩ mô,…

c. Vốn của dân cư

Vốn của dân cư là phần vốn của các hộ gia đình, các cá nhân và tổ chức đoàn thể xã hội. Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Mức độ vốn của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thu nhập bình quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế vĩ mô….

Vốn của dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng chuyển hóa nhanh chóng thành nguồn vốn đầu tư thông qua các hình thức gửi tiết kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp đầu tư,… Vốn của dân cư cũng dễ dàng chuyển thành nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các hình thức mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc hay chuyển thành vốn đầu tư của các doanh nghiệp thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp phát hành.

Tóm lại, tiết kiệm là một quá trình nền kinh tế dành ra một phần thu nhập ở hiện tại để tạo ra nguồn vốn cung ứng cho đầu tư phát triển, qua đ nâng cao hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Tuy vậy, đối với nền kinh tế đang chuyển đổi, bước đầu thực hiện chính sách công nghiệp hóa do nguồn tiết kiệm trong nước thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn nên cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tạo ra cú hích cho sự đầu tư phát triển nền kinh tế.

1.1.1.4.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ưu thế là mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài lại luôn chứa n những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đ là sự lệ thuộc; nguy cơ khủng hoảng nợ; sự tháo chạy đầu tư; sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nước… Do đ , vấn đề huy động vốn nước ngoài đặt ra những thử thách không nhỏ trong chính sách


huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đ là: Một mặt phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa; mặt khác phải kiểm soát chặt chẽ sự huy động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thử thách đ đ i hỏi Nhà nước phải sử dụng tốt các công cụ tài chính trong việc ổn định hóa môi trường kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế.

Về bản chất, vốn đầu tư nước ngoài cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:

a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào trong nước để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; liên doanh góp vốn hay thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các hình thức khác như đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cao, thực hiện những hợp đồng BT, BOT, BTO.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thành từ tiết kiệm của tư nhân và các công ty nước ngoài đầu tư vốn vào nước khác nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các yếu tố lao động, tài nguyên của địa phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển để tăng lợi nhuận cho việc đầu tư.

Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban đầu cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn ngoại tệ, FDI còn mang theo công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. Vì vậy, thu hút FDI đang trở thành hình thức huy động vốn phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển.

b. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là của các tổ chức quốc tế được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:


* Vốn tài trợ phát triển chính thức (Official Development Asistance - ODA)

Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cho một nước tiếp nhận. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại, các khoản vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ các chương trình, dự án…

Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và xóa đ i giảm nghèo (phát triển cơ sở hạ tầng; thực hiện các chương trình xã hội, phát triển giáo dục đào tạo và con người; phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông nghiệp, nông thôn và các địa phương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) và hỗ trợ cải cách (cải cách chính sách và thể chế; điều chỉnh cơ cấu và cải cách kinh tế; cải cách hành chính và luật pháp ).

Tuy nhiên, các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt những thử thách rất lớn đ là rủi ro kinh tế vĩ mô (nguy cơ nợ nần, nguy cơ tỷ giá hối đoái, nguy cơ lệ thuộc nguồn vốn đầu tư bên ngoài và các tệ nạn đi kèm như tham nhũng gây thất thoát nguồn vốn); rủi ro can thiệp từ bên ngoài (chấp nhận các điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn; động cơ chính trị của các nhà tài trợ). Mỗi tổ chức, mỗi chính phủ đều có những phương cách và thông lệ riêng trong việc cung cấp ODA nhằm để đạt được những mục tiêu chính sách riêng của họ. Bên cạnh đ , do trình độ quản lý của các nước tiếp nhận viện trợ còn thấp nên hiệu qủa sử dụng vốn này không cao, làm cho nhiều nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và nền kinh tế không phát triển được. Do đ , vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.

* Vốn viện trợ của các tố chức phi chính phủ (Non-Government Organization- NGO)

Đây là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất, phục vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chỗ ở và lương thực cho các nạn nhân thiên tai… Hiện nay loại viện trợ này được thực hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các


chuyên gia như huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khỏe, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dư ng và sức khỏe ban đầu…

* Những khoản đầu tư thông qua thị trường tài chính

Thị trường tài chính, trong đ có thị trường vốn trung và dài hạn, cung cấp những nguồn tài trợ trung và dài hạn cho Chính phủ một nước và các doanh nghiệp, ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà sự phát triển mạnh mẽ của nó đã mở ra nhiều triển vọng cho Chính phủ và các doanh nghiệp của một nước để huy động vốn trên bình diện quốc tế.

Các nhà đầu tư sẽ thực hiện đầu tư gián tiếp thông qua hình thức mua bán chứng khoán được Chính phủ hay các doanh nghiệp thuộc một quốc gia nào phát hành trên thị trường tài chính nước ngoài hay khu vực.

Đầu tư gián tiếp thông qua qua thị trường tài chính (FPI) có ưu điểm góp phần bổ sung thêm nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như thúc đ y việc củng cố và cải tiến hoạt động của các thị trường vốn nội địa. Điều này sẽ khiến cho vốn và các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ tốt hơn, tạo cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư, cải thiện khả năng quản lý rủi ro và thúc đ y sự gia tăng của tiết kiệm và đầu tư với kết quả là nền kinh tế sẽ trở nên vững mạnh hơn cà tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đ y.

Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ và quá mức dòng vốn FPI thông qua hình thức đầu tư này vào trong nước sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng); sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế; đồng thời dòng vốn FPI cũng làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá gây nên những hậu qủa tiêu cực cho nền kinh tế.

Tóm lại, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được sử dụng có hiệu qủa sẽ có tác dụng thúc đ y, khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là nguồn


vốn rất quý giá, cần phải tận dụng và khai thác có hiệu quả, tạo thành đ n b y kích thích tăng trưởng kinh tế.

2, Huy động vốn đầu tư để phát triển du lịch

2.1 Quan điểm phát triển du lịch bền vững

Trong thời đại của toàn cầu hóa, phát triển du lịch bền vững không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà còn là một xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của cộng đồng theo quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Do vậy, việc hiểu rõ một số khái niệm về phát triển du lịch bền vững và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển này rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch của các quốc gia trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

* Theo Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa: “Phát triển du lịch bền vững thỏa mãn những nhu cầu hiện tại của du khách và các vùng đ n khách trong khi vẫn bảo vệ và nâng cao các cơ hội cho tương lai. Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các nguồn tài nguyên theo một cách nào đ để vừa đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội, th m mỹ trong khi vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và các hệ thống đảm bảo sự sống”.

* Theo Luật Du lịch năm 2005 của Việt Nam, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an


toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.

- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

- Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

2.2 Đầu tư phát triển du lịch:

Du lịch được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia nhiều tỉnh thành. Song trên thực tế thời gian qua tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành. Vì vậy, cùng với việc đ y mạnh liên kết v ng để phát triển du lịch, Việt Nam nói riêng và các quốc gia làm du lịch nói chung cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần thúc đ y du lịch phát triển bền vững. Đ chính là mục tiêu của hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

Đầu tư phát triển du lịch là việc tận dụng, phát huy hết các tiềm năng sẵn có, phát huy thế mạnh của các tuyến, gói du lịch hiện tại, bổ sung thêm những sản ph m du lịch mới. Để làm được những điều này, các đơn vị làm du lịch cần nguồn vốn đầu tư, nguồn tài chính ổn định và bền vững để phục vụ cho công tác phát triển du lịch. Những hoạt động này được nói chung là những hoạt động đầu tư phát triển du lịch.

2.2.1 Nội dung của đầu tư phát triển du lịch:

Nội dung của đầu tư phát triển du lịch bao gồm:


- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đ y phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, c trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kh ng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí