Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - 9


TÓM TẮT


Xác định phát triển tín dụng bán lẻ là yếu tố hàng đầu trong hoạt động cũng như định hướng của Chi nhánh, đi kèm theo đó là những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ thông qua các quy trình, quy chế như: thẩm định Khách hàng, tài sản bảo đảm, chăm sóc phân loại khách hàng, sự kiểm tra chéo giữa các phòng nghiệp vụ thìyếu tố quan trọng hơn cả là công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thực hiện tín dụng bán lẻ.Có như vậy thị việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ mới mang lại hiệu quả cao nhất và tạo ra sự an toàn và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại VCB Cần Thơ.


4.4 Kết luận và kiến nghị

4.4.1Kết luận

Nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả tín dụng bán lẻ nói riêng là xu thế tất yếu của các tổ chức tín dụng trong đó có Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng lớn trên địa bàn Cần Thơ, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để chuyển từ chuyên doanh bán buôn sang Chi nhánh hỗn hợp vừa coi trọng công tác bán buôn nhưng chú trọng phát triển quan tâm, đầu tư đến công tác kinh doanh, mở rộng bán lẻ. Để có thể đối mặt với những thách thức mới, tận dụng những cơ hội nhằm phát triển các dịch vụ bán lẻ của mình buộc Chi nhánh Cần Thơ phải có một sự hoạch định đúng đắn nhằm triển khai và ứng dụng những sản phẩm mới, hoàn thiện mô hình tổ chức, chính sách khách hàng, quy trình tín dụng, mở rộng mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị…

Tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề và cơ bản hoàn thành được các nhiệm vụ sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng bán lẻ và mở rộng tín dụng bán lẻ của một ngân hàng thương mại bao gồm: Khái niệm về tín dụng và hiệu quả của tín dụng bán lẻ, những chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.

- Nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thươngchi nhánh Cần Thơ.

Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - 9

- Đánh giá những kết quả mà Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thươngCần Thơ đã đạt được trong lĩnh vực này, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế.

- Xuất phát từ các căn cứ tiền đề từ đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính phương pháp luận vừa có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thươngCần Thơ.

Sau luận văn này, tác giả sẽ kiến nghị để những giải pháp trên được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngCần Thơ trong thời gian tới, đồng thời có thể coi nó là tài liệu tham khảo hữu ích cho các ngân hàng thương mại khác trong việc lựa chọn chiến lược phù hợp cho việc phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ, góp


phần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần gia tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận và vị thế của ngân hàng trên thị trường. Đó là mục tiêu mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong muốn đạt được.

4.4. 2 Một số kiến nghị

4.4.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất : Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật quy định riêng về hoạt động tín dụng bán lẻ.

Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của NHNN và xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM

Thứ hai : NHNN cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên Ngân

hàng.

Hệ thống thông tin liên Ngân hàng sẽ giúp cho các Ngân hàng truy cập các

thông tin liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các Ngân hàng với nhau.

Thứ ba : NHNN cần tăng cường giám sát đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng nhưng không hạn chế quá nhiều tính năng động của NHTM trong lĩnh vực Tín dụng bán lẻ.

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các NHTM và các Tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất…Đồng thời NHNN chỉ đạo NHTM kiểm tra lại các văn bản quy định về nghiệp vụ Tín dụng bán lẻ để bãi bỏ các hạn chế bất hợp lý như điều kiện cho vay vốn, mức cho vay cũng như thời hạn vay vốn tối đa. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát để tránh những rủi ro không đáng có đối với ngân hàng và nên kinh tế, hoạt động tín dụng bán lẻ đòi hỏi các NHTM phải vận dụng uyển chuyển các văn bản chế độ để thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy NHNN cần linh hoạt trong việc kiểm soát cũng như khuyến khích các NHTM

58


đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.


4.4.2.2. Đối với VCB Việt Nam

VCB tiếp tục duy trì mạng lưới chi nhánh hỗn hợp phục vụ kinh doanh Ngân hàng bán lẻ.

Hiện tại, lực lượng cán bộ hoạt động thuần túy cho bán lẻ khá mỏng về số lượng (còn phải kiêm nhiệm các mảng nghiệp vụ khác đặc biệt là tại các Phòng giao dịch). Việc bổ sung cán bộ bán lẻ cho chi nhánh là cần thiết. Vì vậy, đề nghị VCB nhanh chóng xây dựng định biên lao động dành riêng cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại các chi nhánh.

VCB cần phối hợp với các chi nhánh trong việc khảo sát tổng thể theo khu vực địa bàn để có thể đưa ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ kịp thời và phù hợp với địa bàn. Xây dựng được danh mục sản phẩm bán lẻ có tính chuẩn hóa và phân đoạn sản phẩm, xác định rò được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới.

Nghiên cứu xây dựng thẻ tích điểm khách hàng cá nhân áp dụng thống nhất trong hệ thống.Nghiên cứu áp dụng một số sản phẩm cho vay tiêu dùng dưới hình thức tín chấp, nâng cao hạn mức cho vay tối đa đối với sản phẩm này.Đây cũng là cơ sở cho Chi nhánh mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Xây dựng hệ thống quản lý, chấm điểm và phân loại khách hàng nhằm thực hiện tốt chính sách khách hàng, đồng thời qua đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

VCB cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn hệ thống. Tiếp tục xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao thương hiệu của VCB. Cần xây dựng và thống nhất toàn hệ thống về các nội dung như : logo và hệ quy chuẩn, ấn phẩm văn phòng, tài liệu truyền thống, bảng biểu, tài liệu bán hàng. Cần tăng cường quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mang tính hệ thống toàn ngành.

VCB cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo từng vị trí công việc, có các khóa đào tạo từng nghiệp vụ, sản phẩm, các lớp đào tạo kỹ năng bán hàng… cho cán bộ của toàn hệ thống. Tổ chức đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng đối với các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhằm nâng


cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức hội thảo tập huấn đào tạo cho cán bộ của các Chi nhánh, tổng hợp cung cấp thông tin kinh nghiệm để các chi nhánh khác tham khảo, học tập các mô hình tiên tiến trong và ngoài nước.

VCB cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách trong việc khuyến khích các chi nhánh tìm kiếm thuê/mua các điểm giao dịch có lợi thế thương mại, có vị trí đẹp tại các khu vực tiềm năng.VCB có kế hoạch cụ thể và ngân sách thỏa đáng để các chi nhánh có điều kiện nâng cấp, cải tạo trụ sở và cơ sở vật chất các phòng giao dịch.

VCB cần có kế hoạch hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển các kênh phân phối hiện đại.Phát triển công nghệ thông tin, lấy Công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ mới. Thực hiện hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng, đảm bảo hội nhập với các Ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.

VCB nên có kênh thu thập, phân tích ý tưởng mới từ các nhân viên của chính mình. Các ý tưởng không chỉ là việc tạo ra sản phẩm mới mà còn là cách thức triển khai bán hàng, phù hợp với địa bàn. Đối với các sản phẩm mới được hoàn thành và chạy thử thành công, nếu hoạt động ổn định cần triển khai đồng bộ ngay cho tất cả các Chi nhánh trong toàn quốc, có chú trọng đến tổng kết rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đường Thị Thanh Hải (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4, trang 29 - 33.

2. Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

3. Luật dân sự 2005, số 33/2005/QH11, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

4. Lê Khương Ninh, Nguyễn Thị Mai Ánh (2012), “Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu”, Tạp chí ngân hàng, Số 17, 76-82.

5. Lukytawati Anggraeni (2009), Factors Influencing Participation and Credit Constraints of a Financial Self-Help Group in a Remote Rural Area: The Case of ROSCA and ASCRA in Kemang Village West Java, Journal of Applied Sciences, 9: 2067-2077.

6. Nguyễn Minh Kiều (2017), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Lao động xã hội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng & thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

10. Nguyễn Quốc Nghi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của hộ gia đình sản xuất lúa ở ĐBSCL, Tạp chí Ngân hàng 2010, số 20, trang 29 - 33.

11. Phan Đình Khôi, Hoàng Triệu Huy, Trần Quốc Dương (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 2, trang 117-126.

12. Stiglitz, J. E., and Weiss, A. (1981), CreditRationing in Markets with perfect Information.American Economic Review 71 (June).


13. Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 29 - 33.

14. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, ngày 20 tháng 05 năm 2010.

15. Weng, R. (2008), An empirical investigation of credit constraints in the rural credit market in guizhou china (Order No. MR48144), Available from ProQuest Central. (304372279), Retrieved from.https://search.proquest.com/docview/304372279?accountid=39958.

16. Zeller, Manfred (1994), Determinants of credit rationing: A study of informal lenders and formal credit group in Madagascar. World Development, 22(12).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2022