Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu thực trạng quy định và thực tiễn tổ chức thực hiện của các biện pháp xử lí hành chính khác, có thể nhận thấy các biện pháp xử lí hành chính khác có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, văn hóa, đồng thời đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục, cảm hóa nhiều đối tượng trở thành công dân có ích cho xã hội, biết tôn trọng pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Sự tồn tại của các biện pháp xử lí hành chính là cần thiết và có tác dụng thiết thực to lớn. Tiếp thu những ý kiến, phương hướng, giải pháp hoàn thiện đưa khung pháp lí về xử lí hành chính lên tầm cao mới, đảm bảo phù hợp hơn nữa với những cam kết quốc tế.

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng, vai trò to lớn của các biện pháp xử lí hành chính khác, luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cơ bản về nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính này, tìm ra những đặc điểm chung và đặc trưng riêng, vai trò của các biện pháp xử lí hành chính khác, từ đó xây dựng khá hoàn chỉnh khái niệm về các biện pháp xử lí hành chính khác. Đồng thời luận văn xác định các yêu cầu cụ thể cho việc quy định và áp dụng các biện pháp này trên thực tế đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào đánh giá, phân tích thực trạng quy định pháp luật, tìm ra những điểm hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện hành về đối tượng áp dụng, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác và đề xuất những giải pháp xác đáng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế, phòng chống vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích công dân, quyền con người, đảm bảo dân chủ và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Bích (2003), Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Bình (2002), Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật học

3. Bộ Công an (2002), Báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 trong lực lượng Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp (1994), Báo cáo 5 năm thi hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

5. Bộ Tư pháp (2002), Dự thảo ngày 12/ 7 Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện 08 năm Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội.

6. Bộ Tư Pháp (2005), Báo cáo số 3225/ BTP/PLHS-HC ngày 01/01 tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 10

7. Bộ Tư pháp (2007), Báo cáo đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp (2008), Định hướng xây dựng Luật xử lý vi phạm hành chính,

Kỷ yếu Hội thảo, Dự án VIE/02/015, tổ chức tại Quảng Ninh ngày 08-09/5.

9. Bộ Tư pháp (2009), Các biện pháp xử lí hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người, tháng 12/2009, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

10. Bộ Tư pháp (2010), Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, (Dự thảo) ngày 12/7, Hà Nội.

11. Bộ Tư pháp (2011), Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, (Dự thảo), ngày 15/3, Hà Nội.

12. Chính phủ (2003), Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, Hà Nội.

13. Chính phủ (2003), Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 14/11 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008, Hà Nội.

14. Chính phủ (2003), Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Hà Nội.

15. Chính phủ (2003), Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

16. Chính phủ (2004), Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6 quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sơ chữa bệnh, Hà Nội.

17. Chính phủ (2005), Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Báo cáo đánh giá về các biện pháp xử lý hành chính khác và kiến nghị hoàn thiện trong luật xử lý vi phạm hành chính, (Dự thảo), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Dự án 00058492 UNDP, Hà Nội.

19. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/02 của Bộ Chính trị về chiến lược hoàn thiện pháp luật đến năm 2020, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Bùi Thị Đào (2006), "Xây dựng Bộ luật xử lý vi phạm hành chính - những vấn đề cần lưu tâm", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Khoa Hành chính - Nhà nước, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hà (2010), Các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học.

24. Trần Thị Hiền (2010), "Pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác cần gia tăng tính minh bạch", Dân chủ và pháp luật, (11).

25. Trần Thị Hiền (2011), "Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính", Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại Việt Nam, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 1 - 2/10, Đà Nẵng.

26. Trần Thanh Hương (2005), "Quyền Công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác của pháp luật về vi phạm hành chính", Dân chủ và pháp luật, (11).

27. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

28. Hoàng Thị Kim Quế (2008), "Về các biện pháp xử lí hành chính khác: Thực tiễn và giải pháp", Khoa học, (Kinh tế - Luật), (24).

29. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

30. Quốc hội (2010), Dự thảo Luật xử lí vi phạm hành chính, Hà Nội.

31. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

32. Lê Ngọc Thạch (2006), "Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác theo Pháp luật Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (1).

33. Vũ Thư (2000), Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Trương Khánh Toàn (2008), "Áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác đối với người chưa thành niên, hướng quy định tại Luật xử lí vi phạm hành chính", Dân chủ và pháp luật, (6).

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Công an nhân dân. Hà Nội.

38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1995), Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính, Hà Nội.

39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính, Hà Nội.

40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

41. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí