Các Biện Pháp Cắt Giảm Chi Phí Của Một Số Doanh Nghiệp Trên Thế Giới

như: khách hàng mua thực phẩm là tôm, cá... Điều mà họ cần là chất lượng phải được đảm bảo. Như vậy, chi phí mà các doanh nghiệp thủy sản đầu tư để đảm bảo chất lượng tôm là chi phí tốt. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu và do vậy họ mua nhiều sản phẩm hơn. Kết quả là, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Ngược lại, chi phí xấu là chi phí có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, những chi phí phát sinh do những lỗi lầm trong hệ thống quản lý gây ra, hay những quyết định sai lầm trong quản lý và sản xuất. Ví dụ, trong ngành thiết kế in ấn, khi nhân viên bất cẩn cho in mẫu mà chưa có sự xác nhận của khách hàng. Khi in xong, khách hàng không chấp nhận sản phẩm và phải tiến hành in lại. Loại chi phí đó chính là chi phí xấu. Tất nhiên, sau khi nhận dạng ra các lọai chi phí, cần cắt giảm chi phí xấu và giữ hoặc tăng chi phí tốt. Tóm lại, nếu nhận định đúng và cắt giảm đúng chi phí thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí hợp lý cho công ty.

2.3 Cắt giảm đúng trọng tâm

Phân tích kết cấu về chi phí để biết được tỉ trọng của từng loại chi phí. Những loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của một quy trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nên được ưu tiên xem xét trước... Chẳng hạn, với ngành thủy sản, chi phí nguyên vật liệu là rất lớn, chiếm gần 90% trong tổng chi phí, nên phải được ưu tiên xem xét trước. Bởi vì, một tỉ lệ nhỏ tiết kiệm được từ những chi phí này cũng tạo ra một giá trị đủ lớn cho doanh nghiệp.

Điển hình cho trường hợp này là Công ty Cổ Phần Thủy sản Minh Phú. Dựa vào phân phân tích kết cấu chi phí, Minh Phú đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí ở phần chi phí cho nguyên vật liệu bằng cách tập trung đầu tư vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ, quan tâm đến phương pháp tạo ra con giống tốt thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam. Ngoài ra, tìm cách khắc phục và lai tạo những con giống kháng được bệnh... Tất cả những vấn đề này góp phần giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu. Con giống ít mắt bệnh hơn, đảm bảo được chất lượng hơn. Cho đến nay, Minh Phú đã chứng minh được những thành công của mình khi là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành thủy sản Việt Nam và là nhà cung cấp tôm sú đứng thứ năm của thế giới.

Trường hợp đối với một số công ty mà yếu tố con người đóng vai trò gần như quyết định tới lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp như các công ty săn đầu người, công ty cung cấp dịch vụ tư vấn…thì chi phí nhân sự thường chiếm

khoảng trên dưới 60%. Vì vậy, khi cần cắt giảm chi phí, các nhà quản trị vẫn thường áp dụng là tinh giản biên chế, sắp xếp lại cơ cấu nhân sự. Song chưa biết liệu đây có thực sự là phương pháp hữu hiệu hay không? Tạp chí Secret Firmu đã đưa ra 4 giải pháp chiến lược nhằm giảm thiểu tối đa chi phí nhân sự

- Giải pháp hành chính : Cắt giảm chi phí gián tiếp với sự tham gia tích cực của các bộ phận kinh doanh.

- Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty cũng như hệ thống bảng biểu mô tả công việc

- Giải pháp đãi ngộ: Chỉnh sửa, thay đổi và hoàn thiện chính sách đãi ngộ phù hợp với nhiệm vụ, chiến lược của công ty.

- Giải pháp chất lượng: Gắn liền với chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


2.4 Có tầm nhìn hướng về tương lai

Mặc dù các doanh nghiệp đang sống trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nên doanh nghiệp nào ít nhiều cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các nhà quản lý lại đưa ra những quyết sách không mang tính chiến lược lâu dài cho công ty. Đôi khi, có những chi phí tại thời điểm hiện tại có thể là chi phí xấu, nhưng trong tương lai đó là chi phí tốt. Chẳng hạn, chi phí để đào tạo nhân viên. Trưởng phòng nhân sự đề xuất kế hoạch huấn luyện nhân viên trong giai đoạn 3-6 tháng. Tuy nhiên, giám đốc tài chính lại gạt ngay vì nhìn vào khoảng chi phí phải bỏ ra. Vị giám đốc này lý giải, không ai lại bỏ chi phí để đào tạo nhân viên trong khi tình hình kinh tế đang xấu đi. Và lời giải thích này thuyết phục được nhiều người. Tuy tại thời điểm hiện tại lời giải thích đó tỏ ra hợp lý nhưng công ty nọ đâu biết rằng, họ sẽ phải trả giá cho việc hàng loạt nhân sự tài năng ra đi vì doanh nghiệp khác có những kế hoạch, chính sách tốt hơn để thu hút nguồn nhân lực của công ty mình. Và biết đâu sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng phát triển, thì lúc này doanh nghiệp lại gặp khó khăn về nhân lực.

Có thể kết luận rằng khi nền kinh tế rơi vào khó khăn việc cắt giảm chi phí là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phân loại đúng các chi phí để cắt giảm cho hiệu quả, phân tích tỉ trọng để đánh đúng vào trọng tâm. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp cần có một tầm nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của mình. Ngoài ra, cần có một cái nhìn hướng về tương lai và đặt niềm tin mình vào đó. Khi chọn đúng

cách thì chắc hẳn tự các doanh nghiệp sẽ chèo lái con thuyền của mình khỏi cơn khủng hoảng.‌

III.Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới

1. Biện pháp cắt giảm chi phí của hãng điện thoại di động Nokia

1.1 Nokia và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính


Năm 1966 tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập của ba công ty Phần 1

Năm 1966, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan: Nokia Company, nhà máy sản xuất bột gỗ làm giấy thành lập năm 1865, Finnish Rubber Works Ltd., nhà sản xuất ủng cao su, lốp xe và các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu dùng khác thành lập năm 1898, và Finnish Cable works, nhà cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại thành lập năm 1912.

Ngày nay, Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có liên quan.

Và với tình hình kinh tế thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nó đã ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của hãng điện thoại di động số 1 thế giới này mặc dù thị trường di động được coi là phân khúc tăng trưởng mạnh trong suốt thời gian qua. Cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia và đi kèm với nó là phong cách tiêu dùng của người dân cũng bị thay đổi theo. Tình hình kinh tế khó khăn nên khách hàng phải tiết kiệm các khoản chi phí kể cả điện thoại di động và họ chấp nhận sử dụng điện

thoại cũ trong một thời gian nữa, có xu hướng không đầu tư thay thế hoặc mua điện thoại di động mới nữa.

Theo dự báo của cả Sony Ericsson lẫn Nokia, thị trường tiêu thụ máy di động toàn cầu trong năm 2009 sẽ giảm đi ít nhất 10 % so với 1.190 triệu máy trong năm 2008. Và trên thực tế, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt của hãng điện thoại di động có thị phần lớn nhất thế giới này:

- Lợi nhuận ròng quý IV/2008 giảm tới 70%, chỉ đạt 744 triệu USD, thậm chí trong báo cáo tài chính của Nokia trong quý I/2009 còn bất ngờ hơn nữa, đó là lợi nhuận của họ đã giảm đi 90 % so với năm ngoái .Trong quý I năm ngoái, lợi nhuận của Nokia đạt 1,2 tỉ euro nhưng quý I năm nay chỉ đạt 122 triệu euro, tức là giảm đến 90% lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thật sự là một sự suy giảm đáng kinh ngạc đối với Nokia.

- Bên cạnh đó doanh thu cũng giảm một cách kỷ lục lên đến 27% từ 12,7 tỉ euro trong quý I/2008 xuống còn 9,28 tỉ euro trong quý I năm nay do hãng phải thực hiện kế hoạch giảm giá để cạnh tranh với đối thủ. Trong quý 2/2008 , giá trung bình của một chiếc điện thoại Nokia là 74 euro, giảm 5 euro so với quý I/2008, và giảm khá nhiều so với mức 90 euro hồi quý II/2007.

- Giám đốc tài chính của Nokia Rick Simonson đã phát biểu trước các đại biểu trong Hội nghị các nhà đầu tư của hãng tại New York (Mỹ) hôm 5/12/2008:“Rõ ràng là người tiêu dùng đang cắt giảm việc chi tiêu rất mạnh mẽ”. Ông cũng thừa nhận rằng mình “không dám ảo tưởng” rằng thị trường sẽ sớm hồi phục. “Chúng tôi đang phải đối mặt với nó trên khắp thế giới. Hiện chỉ có một thứ duy nhất đang “tăng tốc” là sự suy giảm trầm trọng tại các thị trường mới nổi”. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có sự suy giảm mức tiêu thụ hàng năm lên tới 17,3% còn Châu Âu là 13,2% và điều này đã làm cho thị phần của hãng này giảm mạnh từ 40% năm 2007 xuống còn 38% trong quý III/2008 và 37% trong quý IV/2008.

- Cổ phiếu của Nokia cũng giảm do thị phần giảm, cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch ngày 5/9/2008 đã giảm 9,5% xuống còn 20,62USD/cổ phiếu. Và sau khi có quyết định sa thải khoảng 1000 nhân công tại các nhà máy để cắt giảm

chi phí, giá cổ phiếu tiếp tục giảm 3% xuống còn 8,73 euro mỗi cổ phiếu vào ngày 25/2/2009. Thêm vào đó, đến ngày 17/3/2009 hãng này quyết định sa thải khoảng 1700 công nhân thì cổ phiếu tiếp tục giảm 3% và trong phiên giao dịch ngày 17/3 giá cổ phiếu của Nokia đang ở mức 11,27 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên gần đây cổ phiếu của Nokia lên giá – tăng 60% kể từ khi giảm giá vào tháng 3/2009.

1.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Nokia

Nhìn chung, có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng rất lớn tới hãng điện thoại di động số 1 thế giới này. Trước tình hình đó, Nokia đã đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí một cách kịp thời để tránh những tổn thất lớn lao cho hãng này.

*Sa thải nhân viên:

Quyết định sa thải nhân công của Nokia được đưa ra sau khi ngành công nghiệp sản xuất ĐTDĐ bị tác động nặng nề bởi cơn bão khủng hoảng tài chính bắt đầu từ quý cuối năm 2008. Hãng đã đưa ra quyết định vào ngày 17/3/2009 sẽ sa thải khoảng 1700 nhân công trên toàn thế giới để tiết kiệm chi phí.

Nokia cho biết việc cắt giảm nhân lực trên sẽ ảnh hưởng tới một số bộ phận, trong đó có đơn vị thiết bị và thị trường, văn phòng phát triển doanh nghiệp và bộ phận hỗ trợ toàn cầu. Phát ngôn viên Arja Suominen đã phát biểu: “Chúng tôi đã cố gắng giảm bớt mức cắt giảm nhưng con số vẫn ở mức 1.700 người” và đồng thời nói rằng các chi tiết cụ thể sẽ được thông báo sau khi công ty bắt đầu thương thảo với nhân viên. Theo như kế hoạch, sẽ có 700 nhân viên ở Phần Lan (quê hương của Nokia) bị sa thải, các hoạt động của hãng tại Mỹ và Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tại Phần Lan, Nokia đang có 13.000 nhân viên, chủ yếu là người bản địa.

Hãng này cũng đưa ra chương trình “nghỉ việc tự nguyện” và hy vọng sẽ có khoảng 1.000 nhân viên tham gia. Nokia cũng khuyến khích nhân viên nghỉ không lương hoặc nghỉ hết phép trong năm nay. “Việc cắt giảm 1.000 việc làm là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu đã dự định từ trước nhằm tăng hiệu quả đầu tư và thích nghi với thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay”, Nokia tuyên bố trong thông cáo gửi báo chí ra ngày hôm qua, 24/02. Tuy nhiên, Nokia cho biết việc cắt giảm việc làm này sẽ được thực hiện trên cơ cở tình nguyện, không ép buộc. Nokia sẽ mở

chương trình kêu gọi nhân viên tình nguyện xin nghỉ bắt đầu từ 1/3/2009 và kéo dài đến khi có đủ 1000 nhân viên tham gia chương trình này. Chương trình kêu gọi nhân viên tình nguyện nghỉ việc này dự kiến sẽ kết thúc vào 31/5/2009.

*Đóng cửa trung tâm nghiên cứu và nhà máy, cắt giảm sản xuất:

Theo Peter Roepke, phó chủ tịch cao cấp tại R&D của Nokia, hãng đang phải điều chỉnh lại nguồn nhân lực, giảm dần công suất và tiến tới đóng cửa nhà máy tại Salo (2500 nhân viên làm việc) nhằm đối phó với nhu cầu ngày càng giảm sút của thị trường để có thể duy trì vị thế cạnh tranh của hãng trong tương lai. Sau khi đóng cửa các trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại Salo, Nokia sẽ chỉ còn tập trung vào các trung tâm nghiên cứu thiết bị di động tại Tampere, Oulu và thủ đô Helsinki. Hãng cũng cho biết, bước đầu sẽ sa thải tạm thời tạm thời 20 tới 30% trong số 2500 nhân viên tại nhà máy ở Salo nhưng việc làm này sẽ vẫn tiếp tục thực hiện nhằm ứng phó với nhu cầu ngày càng giảm của thị trường ĐTDĐ. Vì vậy, hơn 2500 nhân viên của nhà máy này hiện đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc tạm thời.

Ông Juha Putkiranta – Phó chủ tịch cao cấp của Nokia – cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ giảm buộc chúng tôi phải cắt giảm sản xuất. Tuy nhiên chỉ có nhà máy Salo là chịu tác động còn các nhà máy khác đều được giữ nguyên. Đây chỉ là một trong số những biện pháp mà chúng tôi buộc phải thực thi để điều chỉnh cân bằng cung cầu”.

Mặc dù không muốn thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng ấy nhưng Nokia cũng tuyên bố sẽ tiết kiệm được khoảng 910 triệu USD từ các biện pháp đó.

2.Biện pháp cắt giảm chi phí của đại gia Ford

2.1 Ford và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính


Trong khoảng 100 năm nay Ford đã bán được một lượng xe khổng lồ tại Mỹ 2

Trong khoảng 100 năm nay, Ford đã bán được một lượng xe khổng lồ tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới và xứng đáng đứng trong nhóm Ba Ông Lớn của ngành công nghiệp sản xuất ô tô nước Mỹ gồm: General Motors, Ford và Chrysler.

Henry Ford, người sáng lập ra công ty vào năm 1903, luôn ước ao có thể làm ra chiếc xe cho công chúng và thực tế là ông đã làm được điều đó.

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, hãng ôtô hàng đầu thế giới này đã kinh doanh rất tốt và gây dựng thương hiệu ôtô Ford nổi tiếng không chỉ ở Mỹ mà còn trên khắp thế giới. Vậy trước cuộc khủng hoảng tài chính khắp toàn cầu, liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hãng này? Chúng ta biết rằng, cũng giống như hầu hết các đại gia xe hơi khác của Mỹ, Ford đã và đang đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn. Khủng hoảng tài chính khiến tình hình kinh doanh của ngành ô tô Mỹ đi xuống. Tương tự như thị trường nhà, trước đây người Mỹ có thể vay tiền mua ô tô vì vậy có thể thúc đẩy doanh số bán xe. Nay, do khủng hoảng tài chính, nhiều nhà cho vay chính rơi vào tình cảnh khó khăn, người Mỹ khó có thể vay tiền để mua xe và họ cũng không muốn mua xe vì muốn cắt giảm chi tiêu. Và điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của hãng này.

- Việc sụt giảm doanh số cùng những tín hiệu không mấy sáng sủa trong kinh doanh của Volvo tại Thuỵ Điển trong 4 tháng đầu năm 2008 khiến hãng mẹ Ford phải lên kế hoạch cắt giảm sản xuất, Volvo đã lỗ trước thuế 151 triệu USD do doanh số bán hàng liên tục giảm trong nhiều tháng. Ngoài ra, công việc làm ăn của hãng xe

Thuỵ Điển này ít có khả năng khởi sắc trở lại trong thời gian tới. Trên thực tế, có nhiều báo cáo cho thấy Ford có khả năng bán thương hiệu này trong tương lai không xa.

- Hãng đã lỗ 129 triệu USD (tương đương 6 UScent/cổ phiếu) trong quý III/08, so với mức lỗ 380 triệu USD trong cùng kỳ năm ngoái. Hãng ô tô đang gặp khó khăn này đã chi tiêu hết 7,7 tỷ USD tiền mặt, khiến lượng tiền mặt của hãng giảm mạnh xuống 29,6 tỷ USD tính đến ngày 30/9/08. Tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến doanh số bán của Ford trong quý III/08 giảm 22%, xuống còn 32,1 tỷ USD, trong đó doanh số bán tháng 9 và 10/2008 giảm hơn 30% tại thị trường Mỹ. Lỗ kinh doanh trước thuế quý này là 2,7 tỷ USD, so với khoản lợi nhuận kinh doanh 194 triệu USD cùng kỳ năm 2007.

- Năm 2008, Ford đã thu lỗ 14,6 tỷ USD trong đó năm 2007 mức lợi nhuận của Ford là 70 tỷ USD.

- Qúy I năm 2009, mặc dù thông báo lỗ 1,4 tỷ USD (tương đương 0,96 tỷ Bảng Anh) nhưng đây vẫn là là kết quả tốt hơn mong đợi vì trước đó công ty này dự đoán mức thua lỗ cao hơn nhiều.

2.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Ford

Trước tình hình đó, Ford đã có những biện pháp cắt giảm chi phí để đưa hãng thoát khỏi tình trạng này và đã có những khởi sắc nhất định.

*Ford thử nghiệm ôtô khí cầu

Việc cho đâm xe này vào xe khác là cách hữu hiệu nhất để kiểm tra hệ thống an toàn, nhưng điều đó quá tốn kém.Khi công ty đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, việc cắt giảm chi phí thử nghiệm cũng là một giải pháp khả quan. Vì vậy, việc sử dụng ô tô bóng bay trị giá 10000 USD của Ford là câu trả lời hợp lý cho tình cảnh phải tiết kiệm này.

Các kỹ sư tại trung tâm phát triển Dearborn của Ford sử dụng xe khí cầu để duy trì thử nghiệm công nghệ dẫn đường chủ động ACC kết hợp với cảnh báo va chạm và công nghệ hỗ trợ phanh, trang bị trên Ford Tarus 2010 và Lincoln MKS thế hệ mới. Phương pháp này giúp hãng không phải thử đâm những chiếc xe thật với nhau nữa. Sở dĩ được gọi là xe khí cầu, bởi nó được làm từ chất liệu tương tự vải dầu siêu bền, nhẹ, thiết kế giống y hệt xe thật, với một miếng dán phủ sơn bạc phản quang

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí