hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng; nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình.
Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ. Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ đã có ý định đưa ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD.
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Ngày 12/12/2008, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD.
*Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế giới:
Ở nửa đầu năm 2008, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát.
Tại Mỹ, trong tháng 11/2008, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1% trong tháng 10. Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mức tăng 4,1% trong cả năm 2007.
Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh. Cơ quan Thống kê EU (Eurostat) cho hay, lạm phát trong tháng 11/2008 của khu vực Eurozone đã giảm xuống còn 2,1% trong tháng 11 – mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ mức 3,2% trong tháng 10.
Tại Trung Quốc – nền kinh tế hồi đầu năm 2008 còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là “giảm nhiệt” tăng trưởng – lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 22 tháng qua. Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10.
Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu nhiều tác động nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính. Tính toán của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá lương thực tăng cao và kinh tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng số người thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu.
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Dự Toán Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh
- Chi Phí Mục Tiêu Và Các Giai Đoạn Sản Xuất Sản Phẩm
- Khủng Hoảng Tài Chính , Ảnh Hưởng Của Nó Tới Nền Kinh Tế Thế Giới Và Các Doanh Nghiệp Trên Thế Giới:
- Các Biện Pháp Cắt Giảm Chi Phí Của Một Số Doanh Nghiệp Trên Thế Giới
- Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Tới Nền Kinh Tế Và Các Doanh Nghiệp Việt Nam
- Tác Động Tới Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm phát cũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực giảm, dẫn tới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, làm cho nguồn cung trở nên eo hẹp.
*Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử:
Những biến động lớn chưa từng có trong nền kinh tế buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Tựu chung, từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng.
Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...
Đáng chú ý, các quốc gia không chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt
giảm lãi suất vào ngày 8/10/2008 do FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn biến khủng hoảng căng thẳng.
Cùng với việc hạ lãi suất, các nước cũng liên tục bơm tiền với khối lượng lớn vào hệ thống tài chính và nền kinh tế để tăng cường tính thanh khoản cho thị trường. Hiện chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên, số tiền mà Mỹ cam kết tới thời điểm này để vực dậy kinh tế và hỗ trợ ngành tài chính đã lên tới con số xấp xỉ 7.000 tỷ USD.
*Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc:
Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá.
Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài.
Tuy nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu – một hàn thử biểu của sức khỏe kinh tế - đã “đánh mất” hơn 70% so với mức đỉnh nói trên.
Tựu chung, chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày 18/12/2008.
Sự thay đổi quá nhanh chóng của bộ mặt và viễn cảnh kinh tế thế giới, từ tích cực sang tiêu cực, là lý do chính dẫn tới sự tụt dốc này.
*Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu:
Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD.
Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%.
II Cắt giảm chi phí - biện pháp cần thiết của các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính
1.Cắt giảm chi phí và tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí
Quản lý chi phí là một phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường.
Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí, thì bạn không thể nào nhận biết được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức lớn lao đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Vì vậy, việc tìm giải pháp tài chính tối ưu cho chiến lược phát triển bền vững trong thời kỳ hậu hội nhập luôn là
vấn đề nan giải nhất đối với các DN Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Vì vậy, theo các chuyên gia, một trong những “nước cờ” mà DN nào cũng phải tính đến là việc quản lý và tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm, dịch vụ của mình ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp hơn với khách hàng.
Như Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909- 11/11/2005) là một chuyên gia tư vấn quản trị và được mệnh danh là “nhà sinh thái học xã hội” đã từng nói: “Nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp là phải tồn tại, nguyên tắc cơ bản của vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà là - Tránh tổn thất” .
Như chúng ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới trên mọi phương diện. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp ở quốc gia nào cũng bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Trong thời buổi khó khăn này, xu hướng cắt giảm chi phí và bố trí lại sản xuất kinh doanh có lẽ là những phương án tối ưu nhất của các doanh nghiệp. Đặc biệt với những nhà quản lý thì đây đúng là một trong những bước đi đầu tiên để làm cho doanh nghiệp có thể thích ứng với điều kiện giảm rõ rệt về số lượng đơn hàng và doanh số bán hàng, trước khi hướng đến các giải pháp mang tính dài hơn nhằm sẵn sàng đón đầu cơ hội mới một khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi.
Với những nỗ lực của mình để doanh nghiệp có thể dẫn đầu về chi phí hoặc chiến lược chi phí thấp là hoạt động có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh bằng việc làm mọi thứ để có thể sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ ở mức chi phí thấp hơn so với đối thủ. Chiến lược này giúp cho doanh nghiệp có được hai lợi thế cơ bản:
+ Vì chi phí thấp nên người dẫn đầu có thể đặt giá thấp hơn so với các đối thủ mà vẫn thu được lợi nhuận bằng các đối thủ. Nếu các công ty trong ngành đạt các giá trị tương tự cho sản phẩm của mình thì người dẫn đầu về chi phí xó thể thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí của họ thấp hơn.
+ Nếu sự cạnh tranh trong ngành tăng và các công ty bắt đầu cạnh tranh bằng giá thì thì người dẫn đầu về chi phí sẽ có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn công ty khác vì chi phí của họ thấp hơn.
Như vậy có thể thấy rằng việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng này, yêu cầu ấy ngày càng trở nên cần thiết hơn để doanh nghiệp có thể vượt qua những rào cản của kinh tế thị trường, không những giúp cho công ty tiết kiệm hơn những khoản chi hợp lý mà còn tránh xa việc rơi vào tình trạng phá sản doanh nghiệp.
2.Phương pháp chung của việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp
Hiện nay, trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính với tình trạng lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn trong các lĩnh vực như: sản xuất, chi trả lương, quảng bá tiếp thị... Để giải quyết những khó khăn trên, cắt giảm chi phí là một phương án mà các doanh nghiệp cần tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm như thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh, sự tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có những phương pháp cắt giảm chi phí hợp lý cho riêng mình và dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì các doanh nghiệp vẫn phải dựa trên những nguyên tắc chung nhất định.
2.1 Cần có một cái nhìn tổng thể
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào có rất nhiều các loại chi phí như chi phí marketing, chi phí nhân sự, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân công…Vì vậy việc quyết định đưa ra những giải pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý quả thật không mấy dễ dàng, cắt giảm như thế nào để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiến triển tốt?
Giả sử như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng đối mặt với nhiều khó khăn, người quản lý đã lập tức ra quyết định cắt giảm chi phí bằng cách giảm bớt tiền trợ cấp của cán bộ, công nhân viên như trợ cấp xăng xe, điện thoại…Nếu tính tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty thì số tiền này không quá ít nhưng nó cũng chả đáng là bao so với chi phí của công ty. Và liệu phương pháp cắt giảm này có thực sự hữu hiệu hay không? Có lẽ sẽ không vì làm như vậy có thể làm giảm tinh thần và trách nhiệm của mọi người trong
công việc, ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động và nếu mọi người mà làm việc với thái độ như vậy thì ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tương tự như vậy, chẳng hạn đối với chi phí marketing của một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thường, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam, khoản chi phí dành cho marketing chỉ chiếm từ 3% tới 5% nên có thể khi rơi vào tình hình khủng hoảng tài chính như hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn nên họ nghĩ ngay tới việc cắt giảm khoản chi phí này xuống còn 0%. Điều này liệu có là một bước đi đúng đắn hay không? Chúng ta biết rằng chi phí cho marketing là chi phí tạo nên giá trị vô hình cho doanh nghiệp và trong bài toán cắt giảm tổng thể ở giai đoạn khó khăn này là điều cần thiết tuy nhiên chúng ta phải cắt giảm ở một tỷ lệ thích hợp chứ không thể cắt giảm hoàn toàn hay gần như thế. Chúng ta biết rằng việc nghiên cứu, khảo sát thị trường và hành vi của người tiêu dùng là những bước rất cần thiết rồi sau đó mới đưa ra chính sách giá cả, và có lẽ cắt giảm hợp lý nhất là ở hình thức quảng cáo nào để chi ra mức chi phí hợp lý hơn.
Tâm lý tiêu dùng trong thời kỳ này thay đổi theo hướng chú trọng đến những tính năng cơ bản của sản phẩm là điều mà nhà quản trị kinh doanh nào cũng biết. Nhưng để hài lòng khách hàng của mình, một lần nữa họ lại phải gần gũi hơn với khách hàng để thực sự hiểu điều gì khách hàng cần nhất trong sản phẩm của mình thời gian tới. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ biết mình phải cắt giảm những chi phí không cần thiết cho việc phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, những tính năng nào không thực sự quan trọng với khách hàng.
Như vậy, việc đưa ra những quyết sách đúng đắn và hợp lý là rất khó khăn đối với nhà quản trị. Nhưng dù thế nào thì các nhà quản trị cũng phái có cái nhìn tổng thể nhất để có biện pháp phù hợp.
2.2 Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu.
Như đã nói ở trên, cần có một cái nhìn tổng thể, và chính nhờ vào việc xem xét ấy chúng ta mới đưa ra được những biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý dựa trên cơ sở xem xét đúng đâu là chi phí tốt, đâu là chi phí xấu. Chi phí tốt là loại chi phí mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng - chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chẳng hạn