Nội Dung Bảo Đảm Quyền Tự Do Kinh Doanh Đối Với Nhà Đầu Tư


phạm pháp luật quy định trước và được bảo vệ bởi sự cưỡng chế của Nhà nước”[33].

Quyền chủ thể không phải là bản thân xử sự mà chỉ là khả năng xử sự. Nếu khả năng này được thực hiện trên thực tế thì xuất hiện một hiện tượng khác đó là sự thực hiện quyền chủ thể. Quyền chủ thể có một số đặc điểm:

- Khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác định trước;

- Khả năng yêu cầu bên kia (chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật) thực hiện nghĩa vụ của họ (sự thực hiện có thể là bằng hành động hoặc không hành động).

- Khả năng yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ, trong trường hợp quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm.

Qua các phân tích trên đây, có thể nhân thấy khái niệm “Quyền” có hai dấu hiệu đặc trưng:

Thứ nhất, đó là khả năng xử sự của chủ thể. Khi đã là khả năng của chủ thể có nghĩa là nó mới chỉ dừng lại trên phương diện lý thuyết chưa mang ý nghĩa là đã xảy ra trên thực tế. Việc khả năng này có xảy ra trên thực tế hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bên mà được pháp luật trao quyền. Điều này khác khái niệm nghĩa vụ. Đối với nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ chắc chắn phải thực hiện xử sự đó để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể bên kia.

Thứ hai, được pháp luật thừa nhận và cho phép. Khi các khả năng xử sự xảy ra trên thực tế thì luôn được pháp luật thừa nhận. Sự thừa nhận của pháp luật làm cho giá trị pháp lý của các quyền này được đảm bảo một cách chắc chắn. Thể hiện ở các chế tài đối với chủ thể có nghĩa vụ khi không tuân theo các chủ thể có quyền.

Tự do hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là không bị ràng buộc. Theo đó, quyền tự do là một được hiểu là khả năng của một người có thể hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quyền tự do là một trong những quyền cơ bản của con người được cả thế giới thừa nhận. Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa


Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 3

của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ vấn đề này bằng cách trích dẫn nội dung trong bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Tuy nhiên, sự tự do nào cũng nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Sự điều chỉnh của pháp luật giúp bảo hộ quyền tự do của mỗi cá nhân, không để quyền tự do của cá nhân này làm ảnh hưởng đến quyền tự do của cá nhân khác. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý. Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được xem xét trên hai khía cạnh cơ bản sau:

Dưới góc độ quyền chủ thể: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm khả năng mà thể nhân hay pháp nhân có thể xử sự như: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,... Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của các chủ thể chứ không phải do nhà nước ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực thì phải được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành “Thực quyền”.

Dưới góc độ là một chế định pháp luật: Quyền tự do kinh doanh là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Tóm lại, với cách tiếp cận trên, quyền tự do kinh doanh – một mặt bao gồm những quyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng – mặt khác là trách nhiệm của nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền năng đó.

Tóm lại, theo tác giả, quan niệm về quyền tự do kinh doanh phải được nhìn nhận, xem xét một cách toàn diện trên những khía cạnh cơ bản sau đây:


Một là, quyền tự do kinh doanh là một phần tất yếu và quan trọng cấu thành nên quyền tự do của con người. Do đó, nó phải được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ.

Hai là, việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh trên thực tế đòi hỏi Nhà nước phải thiết lập được đủ cơ chế để kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra.

Ba là, quyền tự do kinh doanh của con người tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải coi nó là mục tiêu hướng tới để củng cố vị trí cũng như quyền lực của mình trên tất cả các mặt nó phải là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới nếu như muốn thực hiện địa vị hợp pháp, tính nhân văn tiến bộ trong quá trình thực hiện quyền thống trị của mình.

1.2. Nội dung bảo đảm quyền tự do kinh doanh đối với nhà đầu tư

Quyền tự do kinh doanh trong đầu tư được hiểu là hệ thống các quyền gắn với người kinh doanh, mà chủ yếu và trước hết là:

- Đảm bảo quyền tự do tham gia kinh doanh;

- Đảm bảo quyền tự quyết các vấn đề nội bộ trong quá trình kinh doanh;

- Đảm bảo quyền được đảm bảo sỡ hữu tài sản;

- Đảm bảo quyền tự do hợp đồng;

- Đảm bảo quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật;

Các quyền tự do trên có mối quan hệ hữu cơ tạo thành thể thống nhất của nội dung quyền tự do kinh doanh. Quá trình phát triển của nền kinh tế chắc chắn sẽ làm phong phú thêm nội dung của quyền này.

1.2.1. Đảm bảo quyền tự do tham gia kinh doanh

Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh. Nó bao gồm quyền tự do lựa chọn hình thức, địa điểm, lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư, ngành nghề kinh doanh. Vị trí, vai trò quan trọng đó được thể hiện ở chỗ công dân muốn trở thành chủ thể tham gia kinh doanh hợp pháp (có tư cách pháp lý hợp pháp) thì họ phải tiến hành đăng ký đầu tư/đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đã tiến hành đăng ký đầu tư (được công nhận tư cách pháp lý) thì lúc đó họ mới có tư cách pháp lý và mới được phép tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Như vậy, quyền tự do tham gia


kinh doanh là cơ sở để cá nhân, pháp nhân được Nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp, là tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác.

Gắn liền với quyền tham gia là quyền tự do lựa chọn ngành nghề đầu tư; hình thức đầu tư và địa điểm đầu tư. Khi thực hiện quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, các chủ thể kinh doanh đã quyết định lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho mình. Việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, ngành nghề kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn, điều kiện và khả năng của các chủ thể kinh doanh, dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thị trường. Không ai có quyền can thiệp trái phép vào quyền này của họ, bởi lẽ người chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh chính là các NĐT. Quyền tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, ngành nghề kinh doanh cũng bị giới hạn bởi một số lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở lựa chọn lĩnh vực đầu tư, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư, hình thức kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình.

Để đảm bảo quyền tự do tham gia kinh doanh của các chủ thể thì các điều kiện sau đây cần được đáp ứng:

- Phải mở rộng đối tượng được phép kinh doanh.

- Phải có nhiều mô hình tổ chức kinh doanh để nhà đầu tư lựa chọn.

- Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh phải đơn giản, thuận tiện.

- Nhà nước phải quy định một cách minh bạch những ngành nghề kinh doanh nào bị cấm; những ngành nghề kinh doanh nào đòi hỏi phải có điều kiện, điều kiện đó là gì?

1.2.2. Đảm bảo quyền tự quyết các vấn đề nội bộ trong quá trình kinh doanh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các chủ thể có quyền tự quyết các vấn đề để việc kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả nhất như:

- Thuê và sử dụng lao động;

- Chọn đối tác;

- Quyết định tiếp tục kinh doanh hoặc chấm dứt kinh doanh;

- Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp việc kinh doanh;

- Quyết định vấn đê phân chia lợi nhuận, phân chia quyền quản lý;


- Quyết định giải quyết các tranh chấp nội bộ và giải quyết các tranh chấp với bên ngoài;

- Huy động vốn trong quá trình kinh doanh

1.2.3. Đảm bảo quyền sở hữu tài sản

Sở hữu là vấn đề phức tạp và then chốt của tự do kinh doanh. Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất về việc chiếm hữu những của cải vật chất trong xã hội. Trong luật La Mã, quyền sở hữu tài sản bao gồm: Quyền sử dụng (Usus); quyền thu lợi (Fructus); quyền định đoạt (Abusus) [6]

Các hình thức sở hữu được pháp luật ghi nhận trở thành chế độ sở hữu. Sự khác nhau giữa kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế thị trường suy cho cùng là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. “Hai nền kinh tế khác nhau ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất, chúng đưa ra những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: các hoạt động kinh tế được tổ chức như thế nào? Bởi thị trường hay bởi kế hoạch? Thứ hai, chúng đưa ra những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Ai sở hữu tư liệu sản xuất? Nhà nước hay cá nhân?” [42]

Đối với quyền tự do kinh doanh trong đầu tư thì quyền sở hữu tư liệu sản xuất giữ vị trí vai trò quan trọng nhất; nó được coi là nền tảng, là tiền đề cho việc hình thành và thực hiện quyền này. Quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản có tác động tích cực, mạnh mẽ đến các quyền tự do khác, như: tự do thành lập doanh nghiệp, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh... Đối với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, quyền sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định. Không ai có thể thành lập doanh nghiệp - đăng ký kinh doanh nếu không có trong tay những tư liệu sản xuất, số vốn nhất định. Tư liệu sản xuất, vốn đó phải thuộc quyền sở hữu của người góp vốn, người thành lập doanh nghiệp, người đăng ký kinh doanh. Khi thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, vấn đề sở hữu bao giờ cũng nổi lên hàng đầu. Chẳng hạn, như việc thành lập, đăng ký kinh doanh đối với công ty thì vấn đề góp vốn, cơ chế góp vốn luôn có ý nghĩa quyết định. Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh, "việc góp vốn là cơ sở hình thành sở hữu doanh nghiệp. Bản thân vấn đề góp vốn cũng là vấn đề thuần túy mang tính chất sở hữu" [9, tr. 21].


Để thực hiện được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì các điều kiện sau đây cần phải được đáp ứng:

- Mở rộng các đối tượng có khả năng trở thành chủ sở hữu tư liệu sản xuất.

- Quy định nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất; các hình thức sở hữu phải được đối xử bình đẳng.

- Tạo cơ sở cho sự phát triển tự giác các hình thức sở hữu tồn tại với những đặc trưng vốn có của chúng.

- Đảm bảo việc chuyển dịch sở hữu được thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và sinh lợi.

- Mở rộng khách thể của quyền sở hữu.

- Phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các hình thức sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất. Chủ sở hữu phải có những biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

1.2.4. Đảm bảo quyền tự do hợp đồng

Để tồn tại và phát triển; các nhà kinh doanh phải thiết lập các quan hệ kinh tế với nhau để trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ... Việc thiết lập các quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua hợp đồng. “Hợp đồng, định nghĩa một cách đơn giản nhất, là những thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc các bên” [41]

Hợp đồng phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các nhà kinh doanh. Đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. Với ý nghĩa đó, tự do hợp đồng là một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Nó biểu hiện cụ thể, sinh động giá trị hiện thực của quyền sở hữu, quyền tự do thành lập và đăng ký kinh doanh, tự do cạnh tranh...

Các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do thành lập và đăng ký kinh doanh sẽ mất ý nghĩa nếu như không có tự do hợp đồng. Hợp đồng biểu hiện những hành vi kinh doanh cụ thể. Mọi hành vi đầu tư như: góp vốn thành lập doanh nghiệp, sử dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, liên doanh liên kết, vay vốn, trao đổi hàng hóa, thực hiện các dịch vụ... đều thông qua hợp đồng. Do đó, đảm bảo quyền tự do hợp đồng chính là điều kiện để thực hiện tốt các quyền tự do khác trong hệ thống các quyền tự do kinh doanh trong đầu tư.


Tóm lại, tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh doanh, được thể hiện ở bốn khía cạnh sau đây:

- Một là, ký kết hợp đồng là quyền của các NĐT, không ai có quyền áp đặt, can thiệp vào quyền này.

- Hai là, các NĐT có quyền tự do lựa chọn đối tác để thiết lập các quan hệ đầu tư.

- Ba là, các NĐT có quyền thỏa thuận để áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.

- Bốn là, các NĐT quyền tự do thỏa thuận thay đổi một số nội dung trong quá trình thực hiện hợp đồng.

1.2.5. Đảm bảo quyền tự do cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Nó có vai trò quan trọng không những với tư cách là động lực của sự phát triển, mà còn với tư cách là yếu tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ kinh doanh. Cạnh tranh là thuộc tính tự nhiên của các nhà kinh doanh. Vì vậy, nó phải được pháp luật bảo hộ với tư cách là quyền của các nhà kinh doanh và trở thành nội dung không thể thiếu của quyền tự do kinh doanh. Cũng cần phải khẳng định rằng, quyền tự do cạnh tranh của các nhà kinh doanh là cạnh tranh lành mạnh. Đó là "hình thức cạnh tranh đẹp, trong sáng và giải thoát được khỏi các thói hư tật xấu trong cuộc sống đời thường. Nó đối lập với cạnh tranh không lành mạnh" [33, tr. 24]. Trong mối quan hệ với các quyền tự do kinh doanh khác, quyền tự do cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng. Nó chính là động lực thúc đẩy việc thực hiện các quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tự do hợp đồng... Để đảm bảo quyền tự do cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh thì các yêu cầu sau đây phải được đảm bảo:

- Phải có hệ thống pháp luật về cạnh tranh hoàn thiện.

- Nhà nước phải có cơ chế kiểm soát giá cả.

- Phải kiểm soát được độc quyền và hạn chế tối đa sự độc quyền, dù đó là độc quyền nhà nước.

- Phải có chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh bất hợp pháp và các mặt tiêu cực khác của cạnh tranh.

- Phải đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế.


1.3. Ý nghĩa của các loại quyền cơ bản đảm bảo tự do kinh doanh của doanh nghiệp‌

1.3.1. Ý nghĩa về chính trị pháp lý

Xét dưới góc độ chính trị thì tự do kinh doanh là một trong những biểu hiện của chế độ tự do, dân chủ, bình đẳng - những khái niệm được coi là nền tảng triết lý của mọi xã hội tiến bộ.

Quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng không chỉ là mục tiêu của xã hội văn minh, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội, vì nó phát huy được nhân tố con người (mà con người là tài nguyên quan trọng nhất trong xã hội). Những sản phẩm trí tuệ, tài năng, kiến thức, nghệ thuật kinh doanh... là những tài sản thuộc về cá nhân, gắn liền với phẩm chất của con người, khi được giải phóng sẽ mang lại sức mạnh vô cùng to lớn - giải phóng sức sản xuất xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.

Quyền tự do kinh doanh bản thân nó là sự biểu hiện của quyền tự do, dân chủ. Thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh còn là biểu hiện sự tôn trọng quyền con người (nhân quyền). Chủ nghĩa xã hội coi trọng quyền con người thì càng phải tôn trọng quyền tự do đó. Bản chất của nhà nước ta là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân". Tôn trọng quyền tự do kinh doanh tức là đề cao bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Quyền tự do kinh doanh vừa là mục tiêu của nhà nước "vì dân", vừa là phương tiện của một Nhà nước "do dân".

Nếu như tự do kinh doanh là đòi hỏi có tính quy luật của nền kinh tế thị trường, thì việc bảo đảm quyền tự do này đã thể hiện sự phù hợp giữa pháp luật và kinh tế, khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Sự phù hợp này là nhân tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp đổi mới, vì suy cho cùng, thực chất đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là dân chủ hóa đời sống xã hội.

Về mặt pháp lý, tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật kinh tế. Nó đặt ra những yêu cầu và nội dung cơ bản cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta hiện nay và mai sau. Trước hết, tự do kinh doanh phải được nhận thức đúng đắn trong việc hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023