Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 10


Từ các giá trị l, r, l/r của lá thay vào các hàm tách biệt lập được ở bảng

4.24 sẽ thu được các giá trị tách biệt ở từng mẫu. Tiến hành lập bảng phân bố tần số các giá trị này và vẽ lên biểu đồ, sẽ thu được đồ thị phân bố của hàm tách biệt. Kết quả như ở hình 4.5 dưới đây (Chú ý khi vẽ các biểu đồ này, các giá trị tách biệt ở các mẫu đã được cộng thêm một số nhất định để loại bỏ các giá trị âm mà không ảnh hưởng hình dạng của biểu đồ).

Tần số

Dòng gãy ở HY

Dòng Ko gãy ở HY

Z

0

2

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

6

8

Bước đầu nghiên cứu một số nguyên nhân gây gãy ngang thân Keo lai Acacia Mangium x Acacia Auriculiformis ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên, Tuyên Quang - 10

60


50


40


30


20


10


0


-10

Tần số

0

2

4

6

8

Dòng gãy ở HY

Dòng chuẩn BV10

50


40


30


20


10


0 Z


-10


Tần số Tần số


50


40


30


20


10


0

0

2

4

6

8

10

-10

Dòng gãy ở HY

Dòng chuẩn BV32

60


50


40


30


20


10


0

-10

0

2

4

6

8

10

Dòng gãy ở HY

Dòng chuẩn BV16

Z Z


Hình 4.5. Biểu đồ phân bố các giá trị của hàm tách biệt


Nhìn vào các biểu đồ trên ta cũng thấy được sự khác biệt về kích thước lá giữa các mẫu so sánh căn cứ vào chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ l/r. Nếu Keo lai ở


khu vực nghiên cứu chỉ thực sự có 3 dòng BV10, BV16, BV32 đem trộn lẫn khi trồng thì khả năng lô có nhiều cây gãy là gần nhất với dòng BV32 (nhìn vào biểu đồ) và sau đó là gần với dòng BV10. Từ phụ biểu 10 cho thấy, khoảng cách giữa 2 trung tâm nhóm (Functions at Group Centroids) của mẫu 1 và mẫu 32 là nhỏ nhất, tiếp đến là mẫu 1 và mẫu 10 và sau cùng là mẫu 1 và mẫu 16. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả ở bảng phân loại 4.26.

Qua theo dõi thực tế quá trình sinh trưởng một số dòng Keo lai của một số nhà nghiên cứu giống cho biết, trong 3 dòng BV10, BV16, BV32 thì dòng BV32 có khả năng bị gãy là lớn nhất.

Như vậy, có thể khẳng định, lô Keo lai bị gãy ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là thuộc dòng BV32. Theo tài liệu “Khoa học gỗ” của tác giả Lê Xuân Tình [33], gỗ được cấu tạo nên bởi vô số tế bào, vách tế bào được cấu tạo nên bởi 2 thành phần chính là xenlulô và linhin. Xenlulô có cấu trúc định hình (người ta ví nó như sườn sắt), là thành phần chủ yếu nhất sản sinh ra nội lực của gỗ (nói cách khác: ứng lực nào do xenlulô tạo ra nội lực đều là những ứng lực lớn. Linhin là chất keo có cấu tạo vô định hình (người ta ví nó như xi măng bám trên sườn sắt để tạo ra khối bê tông - chính là vách tế bào), là thành phần thứ yếu sản sinh ra nội lực của gỗ (ứng lực nào do linhin tạo ra nội lực đều có trị số thấp). Gỗ có khối lượng thể tích càng cao thì càng giầu tính đàn hồi và khả năng chịu lực càng lớn. Mà theo tài liệu “Nghiên cứu giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam” của tác giả Lê Đình Khả [20], trang 98100 (hay có ghi ở bảng 1.2 phần tổng quan) thì trong 3 dòng Keo lai: BV10, BV16, BV32 thì dòng BV32 có khối lượng thể tích (tỷ trọng), hàm lượng xenlulô, linhin lớn nhất. Điều này mâu thuẫn với kết quả tính toán ở trên, vì vậy vấn đề

đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ điều này.


Chương 5

Kết luận, tồn tại, kiến nghị


5.1. Kết luận


Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, đề tài rút ra một số kết luận sau :


* Các lâm phần Keo lai ở khu vực nghiên cứu đều thuộc cấp đất I và II.

Điều này chứng minh rằng điều kiện lập địa khu vực Hàm Yên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của Keo lai.

* Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo đà cho Keo lai có sinh trưởng nhanh. So với Keo lai ở nhiều địa phương khác và Keo tai tượng trong cùng khu vực thì Keo lai ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên có sinh trưởng vượt trội hơn hẳn cả về đường kính, chiều cao và đường kính tán. Tuy nhiên, ở các tuổi khác nhau thì mức độ phân hoá về đường kính, chiều cao và đường kính tán của Keo lai lại không giống nhau, tuổi 4 và 5 có mức độ phân hoá lớn nhất (hệ số biến

động về 3 chỉ tiêu này là lớn nhất).


* Qua nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho thấy, khả năng Keo lai bị gãy ngang thân có quan hệ với những nhân tố sinh trưởng theo những mức độ khác nhau như sau:

+ §ường kính tán lá có quan hệ chặt chẽ nhất với khả năng gãy ngang thân của Keo lai, những cây có Dt càng lớn thì khả năng bị gãy càng lớn.

+ Hiện tượng phân nhiều cành nhánh lớn ở Keo lai cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự gãy gập, cây phân làm nhiều nhánh lớn có nguy cơ bị gãy lớn so với cây phân nhánh nhỏ (hay không phân nhánh) nếu 2 cây có cùng DT và D1.3.

+ Nhân tố đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng bị gãy ngang thân của Keo lai. Khi D1.3, Hvn lớn thì khả năng bị gãy sẽ giảm đi.


Như vậy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng gãy ngang thân của Keo lai ở khu vực nghiên cứu là do chúng sinh trưởng quá nhanh mà đặc biệt là sinh trưởng đường kính tán lá làm cho cây phát triển mất cân đối. Thường những cây bị gãy là những cây có bộ tán lá lớn, trong đó bao gồm đường kính tán lá, mức độ phân cành, chiều dài tán lá. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp làm Keo lai bị gãy vẫn là do gió bão.

* Kết quả so sánh kích thước lá cây cho thấy, có khả năng lô Keo lai bị gãy có nhiều cây thuộc dòng BV32, tiếp đó là dòng BV10.

5.2. Tồn tại


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:


* Thời điểm nghiên cứu cách thời điểm Keo lai bị gãy đến vài tháng (2-3 tháng) nên trong khoảng thời gian này, các đại lượng sinh trưởng của bộ phận cây còn sống sẽ tăng lên 1 lượng so với những cây bị gãy. Vì thế, kết quả so sánh sinh trưởng giữa 2 nhóm cây này có phần chưa thật chuẩn xác. Nhưng rất may là khoảng thời gian từ khi cây rừng bị gãy đến thời điểm nghiên cứu là mùa khô nên sự thay đổi về sinh trưởng của nhóm cây còn sống là không lớn.

* ë một vài nội dung do cây gãy không còn đầy đủ các chỉ tiêu (Dt, Hvn) mà phải dựng lại thông qua phương pháp suy luận toán học nên có thể mắc phải một số sai số.

* Số liệu nghiên cứu mới chỉ thu thập trong phạm vi hẹp ở Trạm thực nghiệm Hàm Yên - Tuyên Quang, dung lượng ô quan sát trên mỗi tuổi chưa nhiều nên kết quả nghiên cứu còn chưa mang tính toàn diện.

* Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng

đến khả năng gãy của Keo lai mới chỉ dừng lại ở các nhân tố sinh trưởng (D1.3, Hvn, Hdc, Dt, phân cành), chưa có điều kiện nghiên cứu các đặc điểm, tính chất gỗ của chúng. Vì thế, kết quả đạt được có thể còn chưa đầy đủ.


5.3. Kiến nghị


* Xuất phát từ kết quả tìm hiểu nguyên nhân gây gãy Keo lai, chúng tôi có một số kiến nghị về các biện pháp trồng và chăm sóc rừng như sau:

+ Tuỳ từng điều kiện lập địa khác nhau mà lựa chọn mật độ trồng rừng thích hợp để lợi dụng tối ưu không gian dinh dưỡng, mặt khác thúc đẩy quá trình tỉa cành tự nhiên, hình thành tán lá thích hợp.

+ Đối với những lô rừng mới trồng: do Keo lai trồng từ hom có khả năng phát triển chồi bên mạnh nên trong quá trình chăm sóc bảo vệ rừng cần chú ý bấm bỏ chồi bất định, giữ lại một chồi ngọn duy nhất để ngay từ đầu tạo cho cây có một tán lá cân đối

+ Đối với những khu rừng non, rừng sào và trung niên cần đặc biệt chú ý các biện pháp tỉa thưa đặc biệt là tỉa cành nhánh, phát quang…trước mùa mưa bão để hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng Keo lai bị gãy do tán lá quá lớn.

Đề nghị những địa phương, lâm trường, vùng có trồng Keo lai có thể tham khảo các ý kiến đề xuất và xây dựng kế hoạch hành động riêng cho mình.

* Tỷ lệ Keo lai bị gãy ở khu vực nghiên cứu nhỏ nên thiệt hại do nó gây ra chưa lớn, trong khi đây là loài cây mọc nhanh, sớm cho sản phẩm thu hoạch, năng suất rừng cao và có khả năng cải tạo môi trường tốt. Vì thế, nên tiếp tục trồng rừng Keo lai và kết hợp nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân và hạn chế thiệt hại.

* Cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng ở nhiều địa phương và theo nhiều hướng khác nhau để kết quả nghiên cứu mang tính bao quát hơn, kết luận khách quan hơn.

* Số liệu cần được thu thập ngay sau khi có hiện tượng cây bị gãy ngang thân ở các tuổi, các địa phương khác nhau để phản ảnh đúng thực trạng vốn có của cây.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023