Bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học vật lí 11 Trung học phổ thông - 2

viii


DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1. Các thành tố NL và biểu hiện hành vi của NLTHTN 35

Bảng 2.2. Tiêu chí ĐG NLTHTN của HS 37

Bảng 2.3. Phiếu cá nhân tự ĐG 42

Bảng 2.4. Phiếu ĐG đồng đẳng 43

Bảng 2.5. Kết quả thăm dò ý kiến từ GV 45

Bảng 2.6. Kết quả thăm dò ý kiến từ HS 46

Bảng 2.7. Phiếu ĐG sản phẩm chế tạo của HS 71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Bảng 3.1. Bảng rubric ĐG NLTHTN bài Khúc xạ ánh sáng 97

Bảng 3.2. Bảng rubric ĐG NLTHTN bài Phản xạ toàn phần 110

Bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học vật lí 11 Trung học phổ thông - 2

Bảng 4.1. Các mẫu TNSP được chọn trong TNSP lần 1 128

Bảng 4.2. Các mẫu TNSP được chọn trong TNSP lần 2 133

Bảng 4.3. Kết quả tổng hợp phiếu quan sát giờ học 135

Bảng 4.4. Kết quả tổng hợp phiếu theo dõi quá trình thiết kế, chế tạo dụng cụ của HS 139

Bảng 4.5. Bảng tính trọng số điểm NLTHTN của HS 143

Bảng 4.6. Bảng quy ước xếp loại NLTHTN của HS 144

Bảng 4.7. Kết quả ĐG NLTHTN của mỗi cá nhân HS 144

Bảng 4.8. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu vào 154

Bảng 4.9. Bảng phân phối tần suất điểm đầu vào 155

Bảng 4.10. Bảng phân phối tần suất lũy tích điểm đầu vào 156

Bảng 4.11. Bảng phân phối tần suất lũy tích theo phần trăm điểm đầu vào 156

Bảng 4.12. Bảng các tham số thống kê điểm đầu vào 157

Bảng 4.13. Thống kê các điểm số Xi của bài kiểm tra đầu ra 158

Bảng 4.14. Bảng phân phối tần suất điểm đầu ra 158

Bảng 4.15. Bảng phân phối tần suất lũy tích điểm đầu ra 159

Bảng 4.16. Bảng phân phối tần suất lũy tích theo phần trăm điểm đầu ra 160

Bảng 4.17. Bảng các tham số thống kê điểm đầu ra 160


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Biểu đồ 4. 1. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg1. qua ba giai đoạn ĐG .146 Biểu đồ 4. 2. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg2. qua ba giai đoạn ĐG .147 Biểu đồ 4. 3. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg3. qua ba giai đoạn ĐG .148 Biểu đồ 4. 4. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg4. qua ba giai đoạn ĐG .149 Biểu đồ 4. 5. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg5. qua ba giai đoạn ĐG .150 Biểu đồ 4. 6. Điểm NLTHTN của HS nhóm 2 - lớp TNg6. qua ba giai đoạn ĐG .151 Biểu đồ 4. 7. Biểu đồ phân phối tần suất điểm đầu vào 155

Biểu đồ 4. 8. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích theo phần trăm điểm đầu vào 157

Biểu đồ 4. 9. Biểu đồ phân phối tần suất điểm đầu ra 159

Biểu đồ 4.10. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích theo phần trăm điểm đầu ra 160


DANH MỤC ĐỒ THỊ TRONG LUẬN ÁN

Đồ thị 4. 1. Đồ thị phân bố điểm bài kiểm tra đầu vào của hai nhóm 155

Đồ thị 4. 2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích điểm đầu vào 156

Đồ thị 4. 3. Đồ thị phân bố điểm bài kiểm tra đầu ra 158

Đồ thị 4. 4. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích điểm đầu ra 159


DANH MỤC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN ÁN

Hình 3.1. Bộ TN Quang học tự tạo 86

Hình 3.2. Sợi quang bằng nước 87

Hình 3.3. Thấu kính tự tạo 89

Hình 3.4. Bộ TN đo tiêu cự TKPK 94


DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Sơ đồ 2. 1. Cấu trúc NLTHTN 34

Sơ đồ 2. 2. Quy trình bồi dưỡng NLTHTN cho HS 77

Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ cấu trúc nội dung phần Quang hình học 81


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Xu hướng hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có năng lực, những con người lao động mới vừa có kiến thức về chuyên môn, thành thạo các kỹ năng, có niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Chính vì vậy việc đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp của dạy học nói chung, dạy học VL nói riêng là bắt buộc để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu trên.

Tại khoản 3, điều 30 của Luật Giáo dục (2019) đã qui định: Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng HS; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và NL của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”. [36]

Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”, “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [3].

Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…” và giải pháp quan trọng nêu ra đó là: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương


trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”[8].

VL là môn khoa học thực nghiệm, các tri thức VL hầu hết được xây dựng dựa trên các kết quả TN hoặc được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học VL phải gắn liền với cải tiến các TN, tăng cường vai trò của TN trong từng đơn vị của kiến thức. Để đạt được mục đích này, việc rèn luyện và phát triển NLTHTN cho HS là rất quan trọng. Điều này không những giúp việc học VL trở nên đúng bản chất hơn, mà còn mang lại cho HS sự hứng thú và tích cực trong hoạt động học tập, chiếm lĩnh tri thức.

Qua thực tế dạy học ở trường phổ thông và qua điều tra, trao đổi với GV, với HS, chúng tôi nhận thấy NLTHTN của HS chưa thể hiện đúng như vị trí, vai trò và ý nghĩa của nó. Thể hiện là phần lớn GV chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng NLTHTN cho HS, chưa có được cách tổ chức dạy học để bồi dưỡng NLTHTN cho các em. Các GV ngại cho HS tiến hành các hoạt động TN, chủ yếu là dạy “chay” hoặc chiếu một vài TN trên máy vi tính. Trong một số trường hợp tiến hành TN thì chủ yếu là GV biểu diễn, HS quan sát và trả lời theo một định hướng sẵn, không có thời gian cũng như không gian để hoạt động tư duy cá nhân. Một bộ phận không nhỏ HS thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong phần lớn các giờ lên lớp, do giới hạn thời gian của tiết học, GV chỉ làm việc với một số HS khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số còn lại trong lớp nghe và im lặng ghi chép. Xét về mặt nhận thức và hành động, nhiều GV không chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của HS vào việc thiết kế và thực hiện bài dạy, nhất là không tổ chức hoạt động học tập cho HS bằng hệ thống các việc làm tự lĩnh hội. Mặt khác, qua tìm hiểu thực tế cho thấy, HS rất ngại hoạt động chủ yếu là do hạn chế về khả năng cá nhân. Các dụng cụ TN không được thường xuyên sử dụng nên HS không có hoặc rất hạn chế khả năng nhận biết, thao tác với các dụng cụ đó, từ đó cảm thấy tự ti khi thao tác. Một số HS còn ngại phát biểu trước lớp nên chưa mạnh dạn trong việc trình bày đề xuất phương án TN hay việc lập luận bảo vệ kết quả. Vì vậy để HS tích cực hơn, yêu thích và học VL tốt hơn cần chú trọng đến việc bồi dưỡng NLTHTN cho HS.


Ở phần Quang hình học VL 11 có nhiều TN và ứng dụng trong thực tiễn. Các kiến thức ở phần này là cơ sở cho sự ra đời của nhiều loại thiết bị kỹ thuật, mặt khác các TN mà HS có thể thực hiện cũng khá phong phú. Đây cũng là điều kiện tốt để GV bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong quá trình dạy học.

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học vật lí 11 Trung học phổ thông” để nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đã đặt ra.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất được các biện pháp và quy trình bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong dạy học VL, vận dụng các biện pháp và quy trình này để thiết kế và tổ chức các tiến trình DH phần Quang hình học VL 11 THPT.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp, quy trình bồi dưỡng NLTHTN và tổ chức hoạt động dạy học theo các biện pháp, quy trình đã đề xuất thì sẽ phát triển NLTHTN cho HS, góp phần nâng cao kết quả học tập phần Quang hình học VL lớp 11 THPT.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong dạy học VL THPT.

- Xây dựng công cụ ĐG NLTHTN của HS THPT.

- Xây dựng các biện pháp bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong dạy học VL ở trường THPT.

- Nghiên cứu chương trình, nội dung phần Quang hình học VL 11 THPT.

+ Xây dựng tiến trình dạy học một số bài trong phần Quang hình học VL 11 theo hướng bồi dưỡng NLTHTN cho HS.

+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các tiến trình dạy học mới đề xuất.


5. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy học phần Quang hình học VL11 THPT theo hướng bồi dưỡng NLTHTN cho HS.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTHTN cho HS phần Quang hình học VL11. Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để ĐG kết quả nghiên cứu.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đổi mới giáo dục phổ thông, về năng lực của HS.

- Nghiên cứu tài liệu tâm lí học, lí luận dạy học VL, các bài báo, tạp chí và ý kiến của các nhà khoa học giáo dục về NLTHTN của HS.

- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo phần Quang hình học VL11 THPT.

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Xây dựng và sử dụng các phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn, dự giờ… nhằm ĐG thực trạng dạy học VL ở một số trường THPT.

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng NLTHTN của HS.

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành TNSP có đối chứng ở một số lớp học cùng chương trình, cùng điều kiện về học lực, cơ sở vật chất,..để kiểm tra tính hợp lí của quy trình, tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài.

+ Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả thực nghiệm sư phạm. Từ đó kiểm định giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra để khẳng định tính khả thi của đề tài.


8. Những đóng góp của luận án

+ Làm sáng tỏ hơn cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong dạy học VL.

+ Xây dựng được công cụ ĐG NLTHTN của HS.

+ Xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong DH VL.

+ Xây dựng được quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTHTN cho HS trong DH VL.

+ Xây dựng được một số tiến trình dạy học trong phần Quang hình học VL 11 THPT theo hướng bồi dưỡng NLTHTN cho HS.

+ Chế tạo được 3 bộ thí nghiệm về Quang học có thể sử dụng trong dạy học phần Quang hình học môn Vật lí ở trường phổ thông

+ Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm và giáo viên VL trong việc nghiên cứu bài dạy ở trường phổ thông.

9. Cấu trúc luận án

MỞ ĐẦU NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (Gồm 21 trang, từ

trang 6 đến trang 26)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (Gồm

53 trang, từ trang 27 đến trang 79)

CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC VẬT LÍ 11 TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG (Gồm 47 trang, từ trang 80 đến trang 126)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (Gồm 36 trang, từ trang 127 đến trang 162)

KẾT LUẬN

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Những nghiên cứu về năng lực và năng lực thực hành thí nghiệm ở nước ngoài

Khái niệm NL (competence) có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia” có nghĩa là “gặp gỡ” [55]. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về NL, khái niệm NL được sử dụng với nhiều thuật ngữ tiếng Anh khác nhau như competence, capacity, ability, possibility, literacy... Do đó, khái niệm NL được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Khi xét ở góc độ hoạt động thì NL được Từ điển Oxford (2010) xác định là “khả năng thực hiện các hành động có hiệu quả để đạt được mục đích” [65], dựa trên cơ sở đó nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội học, giáo dục học, triết học, tâm lí học và kinh tế học đã cố gắng định nghĩa khái niệm NL. Tại Hội nghị chuyên đề về những NL cơ bản của Hội đồng châu Âu, sau khi phân tích nhiều định nghĩa về NL, F.E. Weinert kết luận: “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” hay “Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề” [64]. Cũng tại diễn đàn này, J.Coolahan cho rằng: NL được xem như là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục” [64].

Theo PISA, thuật ngữ NL (literacy) bao hàm cả kiến thức, kĩ năng và qui trình nhận thức, gồm các mảng NL: NL đọc hiểu, NL toán học, NL khoa học và NL giải quyết vấn đề. Tổ chức này cũng nhấn mạnh đến việc sử dụng kiến thức, kĩ năng tích lũy được ở trường học vào bối cảnh, tình huống thực trong đời sống nhằm góp phần thay đổi thái độ của người học. Quan niệm của PISA về NL khoa học được định nghĩa rất rộng: “Kiến thức khoa học của một cá nhân và khả năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023