Mục Đích, Nhiệm Vụ Của Thực Nghiệm Sư Phạm

hay không? Vì sao?


Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)

- Yêu cầu các nhóm về hoàn thiện nội

dung bản kế hoạch TN gồm mục đích

TN, phương án TN, cơ sở lí thuyết của phương án, tiến trình TN, bảng biểu.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ về nhà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT - 11

các bảng này cho phù hợp.

BÀI 35. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH PHÂN KÌ

(Tiết 2,3)

I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức

- Viết được các công thức tính sai số.


- Trình bày được các thao tác bố trí TN.


2. Kĩ năng

- Bố trí TN hợp lí để xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì.


- Thực hiện đo đạc và thu thập số liệu một cách nhanh chóng.


- Xử lí được các số liệu để đưa ra kết quả cuối cùng về tiêu cự của thấu kính phân kì cần đo và đánh giá được tiến trình TN.

3. Thái độ


- Có tinh thần hợp tác nhóm, tích cực tham gia các hoạt động do GV tổ chức.


- Có tác phong làm việc khoa học, tỉ mỉ, trung thực khi làm TN.


II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên

- Bộ TN thực hành gồm: giá quang học, đèn chiếu, bản chắn sáng, thấu kính

phân kì L, thấu kính hội tụ

L0 , bản màn ảnh, nguồn điện, dây dẫn.


2. Học sinh

- Bản kế hoạch TN.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Lắp đặt, bố trí TN (10 phút)

- Sau khi kiểm tra sự chu n bị bản kế hoạch của các nhóm, GV hướng dẫn HS cách bố trí TN.

- Yêu cầu HS nêu các bước khởi động nguồn sáng để đảm bảo an toàn về điện?


- Yêu cầu HS cho biết cách lắp vật, thấu kính và màn lên giá quang học?


- GV yêu cầu HS bố trí các dụng cụ

theo sơ đồ Hình 35.5 SGK (nhưng chưa lắp thấu kính phân kì).

- Nộp bản kế hoạch TN cho GV

kiểm tra.


- Trả lời: Cắm dây nối lấy điện của đèn chiếu vào nguồn cấp điện; Vặn núm xoay của nguồn điện đến vị trí 12V; Cắm phích lấy điện của nguồn vào mạng điện 220V; Bật công tắc nguồn để đèn chiếu phát sáng.

- Đặt vật cần lắp vào đúng vị trí trên giá đỡ của mỗi dụng cụ, điều chỉnh sao cho mặt phẳng chứa chúng vuông góc với giá quang học và đảm bảo đồng trục. Sau đó vặn các vít để chốt chặt vị trí của vật, đèn chiếu, màn và thấu kính.

- Bố trí TN theo sơ đồ:

Hoạt động 2 Đo đạc và thu thập kết quả TN 30 phút Yêu cầu HS cho biết 1

Hoạt động 2: Đo đạc và thu thập kết quả TN (30 phút)

- Yêu cầu HS cho biết cách di chuyển

vị trí của vật, thấu kính hoặc màn?

- Nới lỏng vít hãm ở giá đỡ của mỗi

dụng cụ và trượt chúng lên giá quang

- Cần đặt mắt tại vị trí nào và quan sát như thế nào để đọc đúng giá trị ghi trên thang đo của giá quang học?

- Sai số chiều dài của giá quang học là

bao nhiêu?

- Cho HS luyện tập đọc một số giá trị trên thước để xem HS đã biết cách đặt mắt chưa và đọc số liệu đúng sai số dụng cụ quy định chưa.

- Cho HS đo đạc và thu thập số liệu.

học, đến vị trí thích hợp thì siết chặt vít hãm lại.

- Đặt mắt thẳng góc với thước tại vị trí vạch ngắm trên giá đỡ các dụng cụ.


- Sai số 0,5mm, bằng nửa độ chia nhỏ nhất ghi trên thước.


- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm tiến hành TN củng cố kĩ năng

Hoạt động 3: Tính toán sai số và xử lí số liệu (30 phút)

- Hướng dẫn các nhóm xử lí số liệu, tính toán các sai số.

+ Yêu cầu HS cho biết công thức tính sai số tỉ đối trung bình của đại lượng f và tính toán?

+ Kết quả cuối cùng cần được viết như thế nào?

- Yêu cầu các nhóm xử lí số liệu.

- Các nhóm xử lí số liệu.


- HS tính theo công thức f .

f



- Trả lời: f f f .

Hoạt động 4: Nhận xét kết quả và đánh giá tiến trình TN (10 phút)

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Kết quả thu được có phù hợp với thực tế hay không?

+ Sai số phép đo có chấp nhận được

không?

+ Nguyên nhân dẫn đến sai số của TN

- HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra, từ đó rút ra những nhận xét về kết quả TN và những nhận xét về tiến trình TN.


+ Tiến trình TN có gì khó khăn? Khắc phục những khó khăn này như thế nào?


Hoạt động 5: Nhận xét, tổng kết buổi thực hành (5 phút)

- Yêu cầu HS sắp xếp, dọn dẹp lại dụng cụ theo đúng vị trí ban đầu.

- Thu lại bản báo cáo TN của HS.

- GV đánh giá buổi thực hành.

- Nhiệm vụ về nhà: Đề xuất phương án đơn giản, sử dụng các dụng cụ sẵn có hằng ngày để xác định tiêu cự của một thấu kính phân kì. Không yêu cầu cao về

độ chính xác.

- Dọn dẹp dụng cụ.


- Lắng nghe.


- Nhận nhiệm vụ về nhà.

là gì? Hướng khắc phục?

2.4. Kết luận chương 2


Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học vật lí và đặc điểm của phần Quang hình học, đề tài đã cụ thể hóa quy trình tổ chức bồi dưỡng NLTH trong dạy học vật lí để áp dụng vào dạy học phần Quang hình học vật lí 11 THPT. Bên cạnh việc phân tích đặc điểm phần Quang hình học, luận văn đã đưa ra các ví dụ cụ thể cho việc sử dụng quy trình bồi dưỡng NLTH. Cụ thể là quy trình bồi dưỡng các kĩ năng thực hành với các nội dung về:

- Khúc xạ ánh sáng;


- Phản xạ toàn phần và lăng kính;


- Thấu kính mỏng.


Các ví dụ này giúp GV dễ dàng tham khảo trong quá trình sử dụng quy trình. Ngoài ra, đề tài đã thiết kế được 2 giáo án giảng dạy thuộc phần Quang hình học với tiến trình dạy học có sử dụng quy trình mà đề tài đã xây dựng, bao gồm các bài giảng Khúc xạ ánh sáng và Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm


3.1.1. Mục đích

Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài là: “Nếu đề xuất được các biện pháp và xây dựng được quy trình dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT theo hướng bồi dưỡng NLTH, đồng thời vận dụng các biện pháp và quy trình này vào dạy học thì sẽ phát triển được NLTH cho HS và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí . Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi:

1. Các biện pháp bồi dưỡng NLTH mà đề tài đưa ra có góp phần phát triển NLTH của HS hay không?

2. Quy trình bồi dưỡng NLTH theo các bước mà đề tài đã đề xuất có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay không?

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho hoàn thiện.

3.1.2. Nhiệm vụ

1. Chọn đối tượng tiến hành TNSP. Đối tượng TNSP là HS khối 11 tại trường THPT số 2 Bố Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

2. Tổ chức dạy một số bài trong phần Quang hình học và tổ chức cho HS làm dụng cụ kính tiềm vọng. Lớp TNg được áp dụng các biện pháp và quy trình dạy học theo hướng bồi dưỡng NLTH mà đề tài đã đề xuất, lớp ĐC dạy theo giáo án và các quy trình thông thường.

3. Quan sát HS làm việc trong các tiết học.


4. Tiến hành kiểm tra, đánh giá kĩ năng thực hành của HS thông qua bài thực hành xác định chiết suất của chất lỏng trong suốt.

5. Thu thập số liệu, xử l kết quả TNg để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên

cứu.

3.2. Đối tượng, nội dung của thực nghiệm sư phạm


3.2.1. Đối tượng


Đối tượng của TNSP là quá trình dạy học vật lí cho HS khối 11 trường THPT số 2 Bố Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2.2. Nội dung


Ở các lớp TNg, GV dạy theo giáo án TNg đã soạn, thực hiện đúng quy trình bồi dưỡng NLTH mà đề tài đã xây dựng. Các bài giảng tiến hành TNg thuộc phần Quang hình học, chương trình Vật lí 11 THPT bao gồm 2 bài Khúc xạ ánh sáng và bài Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì. Ngoài ra, GV cǜng tiến hành tổ chức cho HS chế tạo dụng cụ kính tiềm vọng sau khi HS học xong bài Phản xạ toàn phần và bài Lăng kính. Ở các lớp ĐC, dạy theo giáo án và các quy trình thông thường.

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm


3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm


Để đảm bảo kết quả so sánh có nghĩa, đề tài đã sử dụng cách chọn nguyên lớp và chọn ngẫu nhiên để chọn ra nhóm TNg và nhóm ĐC. Số HS được khảo sát trong quá trình TNSP là 172 HS, thuộc 4 lớp 11 của trường THPT số 2 Bố Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy, các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học và chất lượng học tập tương đương nhau (dựa vào kết quả học tập môn Vật lí trong học kì I năm học 2013-2014). Kết quả các lớp được chọn vào nhóm TNg và nhóm ĐC được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn


Nhóm TNg

Nhóm ĐC

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

11A1

40

11A2

45

11A3

45

11A4

42

Tổng cộng

85 HS

Tổng cộng

87 HS

3.3.2. Quan sát giờ học

Trong khi GV tiến hành tiết dạy các bài TNSP và các bài kiểm tra, chúng tôi dự giờ ở cả hai nhóm TNg và ĐC, ghi chép diễn biến giờ học theo các nội dung sau:

- Quy trình GV tổ chức bồi dưỡng NLTH cho HS.


- Thời gian tổ chức cho HS rèn luyện các kĩ năng thực hành của GV.


- Điều kiện về dụng cụ, thiết bị cho việc rèn luyện các kĩ năng thực hành.


- Số lượng, thái độ của HS thực hiện các hoạt động rèn luyện khi tiếp nhận được yêu cầu của GV.

- Mức độ tự lực của HS trong quá trình rèn luyện.


- Các thao tác tay chân của HS trong khi làm TN.


3.3.3. Kiểm tra, đánh giá

Để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học một số kiến thức phần Quang hình học, Vật lí 11 THPT theo hướng bồi dưỡng NLTH, sau khi TNSP, HS ở cả hai nhóm TNg và ĐC làm một bài kiểm tra dưới dạng một bài thực hành nhằm đánh giá về mức độ hình thành các kĩ năng thực hành của HS. Bài thực hành có nội dung “Xác định chiết suất của chất lỏng trong suốt được tổ chức với hình thức như sau:

- GV chia nhóm TNg và nhóm ĐC mỗi nhóm thành 10 nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4 đến 5 HS).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về chu n bị bản kế hoạch TN nhằm xác định chiết suất của một chất lỏng trong suốt và yêu cầu các nhóm nộp bản kế hoạch sau 2 ngày.

- Sau khi các nhóm nộp bản kế hoạch TN, GV đánh giá kĩ năng lập kế hoạch của các nhóm qua bản kế hoạch. Đồng thời, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kế hoạch trước lớp. Với các nhóm chưa đưa ra được phương án hoặc phương án TN chưa khả thi, GV định hướng một số phương án TN và yêu cầu các nhóm về hoàn thành lại bản kế hoạch và nộp sau một ngày. Sau thời gian này, nếu nhóm nào vẫn chưa lập được bản kế hoạch, GV sẽ cung cấp cho nhóm đó một bản kế hoạch mẫu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022