Hoạt động 9: Nhận xét kết quả và đánh giá tiến trình TN
Sau khi hướng dẫn HS cách ghi và tính toán sai số, GV dành thời gian để HS xử lí các số liệu thu được. Sau đó, GV định hướng HS cách nhận xét, đánh giá bài TN bằng các câu hỏi như: Kết quả thu được có phù hợp với thực tế hay không? Nguyên nhân dẫn đến sai số trong TN là gì? Làm sao để giảm được các sai số này? Tiến trình TN có những vấn đề nào khó khăn? Khắc phục những khó khăn này như thế nào?
Bước 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
Để kiểm tra, đánh giá kĩ năng thực hành của HS sau khi được bồi dưỡng, GV căn cứ vào những quan sát, ghi chép, theo dòi các hoạt động của HS trong từng giai đoạn, kết hợp với sự chu n bị bản kế hoạch TN ở nhà và các số liệu thu thập được cùng cách xử lí các số liệu đó. Đặc biệt GV cần theo dòi sát hoạt động của các nhóm trong từng bước như bố trí TN, điều chỉnh dụng cụ, ghi chép số liệu để có những đánh giá chính xác về mức độ hình thành của các kĩ năng này.
Bước 6. Bổ sung và cải tiến
Nếu trong quá trình bồi dưỡng, các kĩ năng của HS chưa hoàn thiện, chưa đạt đúng mục tiêu đề ra thì GV có thể có kế hoạch để bồi dưỡng thêm các kĩ năng này bằng cách cho HS về nhà làm thêm các phương án TN khác.
2.2.3. Quy trình bồi dưỡng NLTH cho HS qua nội dung bài Phản xạ toàn phần
và Lăng kính
Bước 1. Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng
Tổ chức cho HS tự học ở nhà với nhiệm vụ chế tạo dụng cụ kính tiềm vọng.
Bước 2. Xác định kĩ năng và mục tiêu cần đạt của kĩ năng
Chế tạo dụng cụ là một trong những cách luyện tập các kĩ năng thực hành trong thực tế một cách hiệu quả. Thông qua quá trình chế tạo kính tiềm vọng mà các kĩ năng thực hành của HS như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tìm hiểu và chế tạo dụng cụ TN, kĩ năng bố trí TN sẽ được luyện tập và phát triển, đồng thời các kiến
thức về phản xạ toàn phần và lăng kính cǜng sẽ được củng cố và khắc sâu. Mục tiêu kĩ năng mà HS cần đạt được là:
- Thiết kế được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ cấu tạo của kính tiềm vọng;
- Lựa chọn được các vật liệu đảm bảo tính bền, và th m mĩ; Gia công các chi tiết một cách chính xác theo kích thước đã được tính toán;
- Lắp ghép, bố trí các chi tiết với nhau một cách hợp lí để tạo ra một dụng cụ hoàn chỉnh.
Bước 3. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng
a. Xác định các điều kiện về phương tiện, thiết bị, không gian, thời gian
HS tự lựa chọn các vật liệu để chế tạo kính tiềm vọng. Công việc được tiến hành ở nhà, thời gian để HS chu n bị có thể tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi GV.
b. Dự kiến cách thức tổ chức bồi dưỡng
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Các nhóm lập kế hoạch chế tạo dụng cụ và trình bày trước lớp. GV nhận xét, góp cho bản kế hoạch. Sau đó các nhóm thực hiện chế tạo dụng cụ dựa trên kế hoạch đã đề ra và có thể tham khảo kiến GV khi cần thiết. Khi các nhóm đã chế tạo xong dụng cụ, GV tổ chức cho các nhóm trình bày sản ph m trước lớp.
c. Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá
Việc kiểm tra, đánh giá các kĩ năng của HS trong quá trình chế tạo dụng cụ có thể được thực hiện trong các giai đoạn như lập kế hoạch (xem xét cách thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ cấu tạo), lựa chọn các vật liệu, gia công các chi tiết và đánh giá sản ph m của các nhóm.
Bước 4. Tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch
Sau khi học xong bài Phản xạ toàn phần và bài Lăng kính, GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho HS thiết kế kính tiềm vọng.
GV cho các nhóm thời gian chu n bị bản kế hoạch ở nhà. Bản kế hoạch sẽ bao gồm việc thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ cấu tạo của dụng cụ, dự kiến các nguyên vật liệu cần thiết. Sơ đồ nguyên l được vẽ dựa trên tưởng và các kiến thức về vật lí. Đó là sơ đồ đơn giản nói lên mối liên hệ về mặt vật lí giữa các phần của dụng cụ. Sơ đồ cấu tạo được xây dựng từ sơ đồ nguyên l và là phần trung gian kết nối tưởng với thực tiễn, là sơ đồ tổng thể về thiết bị. Nó thể hiện hình dáng, kích thước và mối liên hệ vật lí giữa các phần, các chi tiết của dụng cụ với nhau. Nguyên vật liệu mà các nhóm sử dụng để làm kính tiềm vọng có thể là bìa cát tông, ống nhựa, lăng kính phản xạ toàn phần, gương, keo dán
Sau khi các nhóm đã hoàn thành bản kế hoạch, GV tổ chức cho các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. Giáo viên xem xét sơ đồ nguyên lí và sơ đồ cấu tạo dụng cụ mà các nhóm đưa ra đã phù hợp chưa? Cần chỉnh sửa, bổ sung những gì? Các nguyên vật liệu có dễ kiếm không? Hình dạng, kích thước dụng cụ có phù hợp? Độ bền có đảm bảo không? Ảnh thu được có rò hay không? GV gợi thêm cho HS về cách làm kính tiền vọng có thể xoay theo nhiều hướng khác nhau hay có thể thay đổi độ dài phần thân kính. Qua xem xét, GV góp ý, sửa chữa, bổ sung thêm để các nhóm hoàn thiện lại bản kế hoạch. Trường hợp các nhóm không cần sửa chữa nhiều, GV cho HS tiến hành chế tạo dụng cụ. HS lựa chọn các nguyên vật liệu như ống nước, bìa cát tông... và tiến hành gia công các chi tiết theo kích thước và số đo đã tính toán trong sơ đồ đã đưa ra. Sau đó lắp ghép các chi tiết này lại với nhau để tạo nên dụng cụ hoàn chỉnh.
Cuối cùng, GV tổ chức một buổi cho các nhóm giới thiệu sản ph m trước lớp. GV sẽ xem xét xem dụng cụ có thể hoạt động tốt hay không? Ảnh thu được có rò không? Dụng cụ có đảm bảo được tính bền chắc và độ th m mĩ hay không? Qua đó, GV đưa ra những nhận xét, góp cho HS về những điểm còn chưa phù hợp để HS có thể hoàn chỉnh lại dụng cụ.
Bước 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, cần chú để đánh giá một cách khách quan và toàn diện thì GV không nên chỉ đánh giá sản
ph m cuối cùng của HS mà còn phải đánh giá cách lập bản kế hoạch của các nhóm, thời gian hoàn thành công việc, thái độ và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Bước 6. Bổ sung và cải tiến
Nếu trong quá trình bồi dưỡng, các kĩ năng của HS chưa đạt đúng mục tiêu kĩ năng đã đề ra thì GV cần xem xét lại quy trình bồi dưỡng. Cần có sự hướng dẫn chi tiết hơn cho HS của các nhóm mà kĩ năng thực hành của các em vẫn còn yếu.
2.3. Thiết kế kế hoạch dạy học theo quy trình bồi dưỡng NLTH cho HS trong
dạy học phần Quang hình học Vật lí 11 THPT
Các kế hoạch dạy học được thiết kế dựa trên quy trình đã xây dựng gồm giáo án 02 bài thuộc chương trình Vật lí 11 THPT gồm:
Bài 26. Khúc xạ ánh sáng;
Bài 35. Thực hành xác định tiêu cự của thấu kính phân kì.
2.3.1. Giáo án bài Khúc xạ ánh sáng
BÀI 26. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Thiết lập được biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Nêu được định nghĩa chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối và phân biệt được chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối.
2. Kĩ năng
- Bố trí được TN theo sự hướng dẫn của GV.
- Lựa chọn đúng thang đo, điều chỉnh được dụng cụ (các thao tác có thể còn chậm) và đo đạc, thu thập được số liệu.
- Xử lí được các số liệu để rút ra định luật khúc xạ ánh sáng và đưa ra được các nhận xét về quá trình làm TN. Sai số phép đo trong phạm vi cho phép (<5%).
- Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và giải được các bài tập liên quan.
3. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác nhóm, tích cực tham gia các hoạt động do GV tổ chức.
- Có tác phong làm việc khoa học, tỉ mỉ, trung thực khi làm TN.
- Sẵn sàng áp dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- 01 ly nước thủy tinh và 01 chiếc bút chì.
- 01 cốc inox và 01 đồng xu.
- 01 đèn laser, một bể nước thủy tinh nhỏ hình hộp chữ nhật.
- Bảy bộ dụng cụ TN về định luật khúc xạ ánh sáng bao gồm: bản thủy tinh hình bán nguyệt, đèn chiếu, bản chắn sáng có 1 khe hẹp, bản chắn sáng có 2 khe hẹp, bảng chia độ, nguồn điện, dây nối.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã được học ở lớp 8.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của HS | |
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài mới (2 phút) | |
GV thực hiện TN: Đặt một đồng xu vào đáy cốc inox. Yêu cầu HS đứng cố định tại 1 vị trí. GV dịch chuyển cốc ra xa HS sao cho HS đó bắt đầu không nhìn thấy mép đồng xu nữa. Sau đó, GV đổ nước từ từ vào cốc sao cho không | - HS quan sát TN. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Của Việc Bồi Dưỡng Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Vật Lí Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay
- Xây Dựng Tiến Trình Dạy Học Theo Hướng Bồi Dưỡng Năng Lực Thực Hành Trong Dạy Học Phần Quang Hình Học Vật Lí 11 Thpt
- Quy Trình Bồi Dưỡng Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Bài Thực Hành Xác
- Giáo Án Bài Thực Hành Xác Định Tiêu Cự Của Thấu Kính Phân Kì
- Mục Đích, Nhiệm Vụ Của Thực Nghiệm Sư Phạm
- Phân Phối Tần Suất Lǜy Tích Của Hai Nhóm Tng Và Đc
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- Kết quả: khi chưa đổ nước vào thì không thấy đồng xu, đổ nước vào thì đồng xu “xuất hiện . - HS suy nghĩ và tiếp nhận vấn đề. | |
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng (7 phút) | |
- GV làm TN 1 nhúng cây bút chì vào | - Quan sát TN. - Nhận xét: Trước khi nhúng vào trong nước, chiếc bút vẫn thẳng. Sau khi nhúng vào trong nước, hình ảnh chiếc bút bị gãy khúc ngay tại mặt nước. - Quan sát TN. - Nhận xét: Ban đầu, chùm sáng laser truyền thẳng, sau khi đổ nước vào, chùm sáng bị gãy khúc tại mặt nước. Mực nước |
trong cốc nước (chú đặt xiên cây bút | |
vào cốc). | |
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về | |
hình ảnh cây bút chì trước và sau khi | |
nhúng vào nước. | |
- GV làm TN 2 như sau: Chiếu chùm | |
sáng laser hẹp vào bể thủy tinh hình chữ | |
nhật. Giữ cố định nguồn sáng. Đổ nước | |
từ từ vào bể. Chú ban đầu chùm laser | |
được bố trí sao cho ánh sáng chiếu vào | |
xiên góc với mặt nước. | |
- Yêu cầu HS nhận xét về đường | |
truyền của tia sáng trước khi đổ nước và |
làm dịch chuyển vị trí của đồng xu và yêu cầu HS cho biết kết quả quan sát được.
càng cao, vị trí gãy khúc càng cao. - Quan sát TN. - Nhận xét, khi đặt thẳng góc với mặt nước, không còn thấy chiếc bút chì bị gãy khúc khi nhúng vào trong nước nữa; Chùm sáng laser hẹp được chiếu thẳng góc với mặt nước cǜng truyền thẳng khi đổ nước vào. - Trả lời: + Ánh sáng bị gãy khúc khi chiếu xiên góc vào mặt phân cách. + Vị trí gãy khúc nằm ngay trên mặt phân cách giữa hai môi trường. + Khi chiếu ánh sáng thẳng góc với mặt phân cách, không còn thấy hiện tượng gãy khúc nữa. - HS định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Nêu một vài ví dụ trong thực tế. | |
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số khái niệm liên quan (3 phút) | |
- GV giới thiệu các khái niệm: Tia tới, tia khúc xạ, điểm tới, pháp tuyến, môi trường chứa tia tới, môi trường chứa tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. | - HS ghi nhận các khái niệm mới. |
sau khi đổ nước vào bể.
- Trả lời. - Nhận xét, khi góc i thay đổi, góc r cǜng thay đổi. - Tiếp nhận vấn đề mới. | |
Hoạt động 4: Xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng (25 phút) | |
- Chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí. - Phát bộ TN về định luật khúc xạ ánh sáng. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Với bộ dụng cụ ở trên, các nhóm sẽ tìm sự phụ thuộc giữa góc khúc xạ và góc tới i khi góc tới i thay đổi. a. Hướng dẫn HS tìm hiểu dụng cụ - GV yêu cầu HS liệt kê và mô tả các dụng cụ trong bộ TN? | - Di chuyển về chỗ ngồi theo nhóm đã phân công. - Nhận bộ TN. - Trả lời: bản hình bán nguyệt bằng thủy tinh trong suốt có thể cho ánh sáng truyền qua, bản mỏng phẳng có chia độ, bảng từ để gắn các dụng cụ, 2 bản chắn sáng loại có 1 khe hẹp và 2 khe hẹp, nguồn điện 3-9-12V, đèn chiếu sáng loại |
12V-21W để tạo chùm sáng, dây nối. - Trả lời: 3-9-12V. - Chọn đúng định mức là 12V. - Dùng một khe hẹp chắn ngay trước nguồn sáng. - Môi trường không khí và thủy tinh. Sau khi HS nêu được tên hai môi trường phân cách, HS được GV hướng dẫn chọn mặt phẳng phân cách là mặt phẳng (đối diện với mặt cong của bản bán nguyệt). - Cần bố trí sao cho tâm bảng chia độ cần đặt trùng với tâm đường tròn tạo ra hình bán nguyệt. - Cắm dây nây nối lấy điện của đèn chiếu vào nguồn cấp điện; Vặn núm xoay của nguồn điện đến vị trí 12V; Cắm phích lấy điện của nguồn vào mạng điện 220V; Bật công tắc nguồn để đèn chiếu phát sáng. |
cung cấp là bao nhiêu? |
- Nên chọn điện áp cung cấp cho đèn |
bao nhiêu để đèn sáng bình thường? |
b. Định hướng HS cách bố trí TN |
- Yêu cầu HS cho biết cách để tạo ra |
chùm sáng hẹp (có thể xem là tia sáng) |
trong khi đèn chiếu chỉ có thể tạo ra một |
chùm sáng rộng? |
- Hãy nêu tên hai môi trường phân |
cách trong TN này? |
- Yêu cầu HS cho biết cách bố trí |
bảng chia độ và bản bán nguyệt như thế |
nào để có thể dễ dàng đọc được số chỉ |
góc tới và góc khúc xạ? |
- Hãy nêu các bước khởi động nguồn |
sáng để đảm bảo an toàn về điện? |
- GV lưu HS các bước có thể thay |
đổi nhưng phải đảm bảo an toàn về điện |
và tránh trường hợp hư hại dụng cụ do |
không chọn thang đo phù hợp. |
- Yêu cầu HS làm TN: Đặt trước |
nguồn sáng 2 khe hẹp song song để tạo |
hai chùm sáng hẹp song song. Làm TN |
chiếu 2 chùm sáng hẹp này (từ không |
khí) tới mặt phân cách đã chọn ở 2 điểm |