Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:

Bảng 2.1. Kết quả hạnh kiểm học sinh THCS huyện Ninh Giang 3 năm học gần đây 42

Bảng 2.2. Kết quả học lực học sinh THCS huyện Ninh Giang 3 năm học gần đây 42

Bảng 2.3. Số lượng tổ trưởng chuyên môn, số nữ tổ trưởng, trình độ chuyên môn đào tạo, trình độ lý luận chính trị 45

Bảng 2.4. Trình độ đào tạo quản lý giáo dục và nghiệp vụ tin học của tổ trưởng chuyên môn các trường THCS 46

Bảng 2.5. Thâm niên làm tổ trưởng của TTCM năm học 2016-2017 46

Bảng 2.6. Tuổi đời của tổ trưởng chuyên môn năm học 2016-2017 47

Bảng 2.7. Khảo sát về chất lượng đội ngũ TTCM các trường THCS huyện Ninh Giang 48

Bảng 2.8. Thực trạng kỹ năng quản lý của các TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang 50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng

kỹ năng quản lý cho TTCM 51

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 2

Bảng 2.10. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch của đội ngũ TTCM 52

Bảng 2.11. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục của đội ngũ TTCM 54

Bảng 2.12. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá của đội ngũ TTCM 56

Bảng 2.13. Khảo sát thực trạng bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho TTCM 58

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng về phương pháp, hình thức bồi dưỡng

kỹ năng quản lý cho TTCM 59

Bảng 2.15. Khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM 61

Bảng 3.1. Khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM 88

Bảng 3.2. Khảo sát mức tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM 89

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Yêu cầu về vai trò và năng lực quản lý đối với TTCM 32

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Nhiệm vụ nặng nề đó đặt lên vai ngành Giáo dục vì làm được điều này Giáo dục và Đào tạo đã thực sự góp phần đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, xây dựng và thực hiện mục đích của Đảng và Nhà nước là: Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để nâng cao chất lượng GD thì trước hết chúng ta phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) có phẩm chất chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp tốt, có đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sáng và mẫu mực.

Trong các trường học nói chung và Trường Trung học cơ sở (THCS) nói riêng, hoạt động chuyên môn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là người trục tiếp quản lý nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, thì người TTCM ngoài những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn, đặc biệt là phải có các kỹ năng quản lý cơ bản. Các kỹ năng quản lý chỉ có thể được hình thành và phát triển thông quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Giáo dục - Đào tạo huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể về chất lượng góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chất lượng giáo dục các cấp học nói chung và cấp THCS

nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển của huyện nhà. Chính vì vậy việc phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trong đó có người TTCM là hết sức cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những vấn đề bất cập, yếu kém trong công tác quản lý của người TTCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang làm ảnh hưởng đến chất lượng GD&ĐT. Một trong những bất cập đó phải kể đến là năng lực trong quản lý của đội ngũ TTCM còn nhiều hạn chế. Giáo dục - Đào tạo của huyện cần phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho người TTCM để họ có thể đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới Giáo dục - Đào tạo.

Từ các vấn đề lý luận và thực tiễn trên tôi chọn vấn đề “Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn tìm ra các biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý cho người TTCM ở các trường THCS huyện nhà, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của Giáo dục-Đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, đề tài đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng giáo dục THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hiện nay thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, một trong những nguyên nhân là do năng lực QL nhà trường của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn tồn tại những hạn chế. Nếu tìm ra các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng

chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu của giáo dục THCS thì sẽ nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng GD THCS ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS.

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương.

5.3. Đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS Huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 10 trường THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương

6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- 20 CBQL các trường THCS.

- 30 Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn.

- 70 giáo viên THCS.

6.3. Phạm vi nghiên cứu các biện pháp

Để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đòi hỏi sự quản lý nhất quán từ phòng giáo dục huyện đến các trường, vì vậy biện pháp bồi dưỡng kĩ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn tại các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương có chủ thể là hiệu trưởng nhà trường và trưởng phòng giáo dục.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

* Tiếp cận biện chứng: Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu xem xét các vấn đề đội ngũ TT CM nói chung và bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ TTCM nói riêng.

* Tiếp cận hệ thống: Đội ngũ TTCM các trường THCS có mối quan hệ với các CBQL, với hệ thống giáo dục khác, có mối quan hệ mang tính cấu trúc ràng buộc với các cấp học trong hệ thống và có mối quan hệ chặt chẽ với các yêu cầu về Giáo dục - Đào tạo nói chung và phát triển ở cấp học nói riêng.

* Tiếp cận chuẩn hóa: Việc phát triển đội ngũ TTCM các trường THCS nhằm đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa nằm trong xu thế vận động chung và yêu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của bậc THCS, trong đó có yêu cầu về phát triển đội ngũ TTCM.

* Tiếp cận thực tiễn: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát triển và hội nhập. Điều này đã đặt ra yêu cầu đối với tất cả những người làm trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo nói chung và người TTCM ở các trường THCS nói riêng phải không ngừng học tập, bồi dưỡng để thích ứng với môi trường thực tiễn luôn luôn thay đổi và phát triển.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, các kết quả nghiên cứu, các quan điểm và các khái niệm công cụ về bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM trường THCS làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phối hợp các phương pháp sau để phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra để điều tra về thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM trường THCS ở huyện Ninh Giang-tỉnh Hải Dương.

- Phương pháp quan sát: Thiết kế phiếu quan sát để quan sát các hoạt động giáo dục ở các trường THCS ở huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương, tham quan cơ sở vật chất của các nhà trường, dự các buổi sinh hoạt chuyên môn do các TTCM chủ trì để đánh giá hoạt động và kết quả công tác của TTCM ở nhà trường THCS.

- Phương pháp chuyên gia để khảo nghiệm các biện pháp đề xuất: đối tượng là các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục, những cán bộ quản lý giáo dục có kinh nghiệm.

7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả khảo sát thực trạng và kết quả khảo nghiệm.

8. Ý nghĩa của đề tài

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho người TTCM trường THCS có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển giáo dục của mỗi nhà trường cũng như của ngành Giáo dục - Đào tạo. Đề tài nghiên cứu sẽ phân tích, khảo sát để làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề ra các biện pháp về bồi dưỡng năng lực quản lý cho người TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

9. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương, như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận của bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS.

Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Quản lý có một vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hoá đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Ngay từ thời xa xưa, để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã phải kết thành từng nhóm, cũng từ đây trong quá trình lao động đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động tức là cần có sự quản lý. Quản lý nhằm hiệp lực tạo một môi trường thuận lợi, một thuộc tính mới, đạt được mục tiêu của nhóm, của tập thể. C.Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ CSVC, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [3].

Tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1994) của ba tác giả: Harold Koontz, Cyril o’donnell và Heinz Weihrich được coi như là cẩm nang của các nhà quản lý, đề cập sâu sắc, toàn diện về các kỹ năng quản lý, các yêu cầu của chất lượng quản lý và hệ thống khoa học quản lý [11].

Xét ở góc độ lý luận giáo dục học, có rất nhiều tác giả đã đề cập tới lực lượng giáo dục, trong đó nêu rõ vai trò, vị trí, chức năng của CBQL trường học. Tiêu biểu là công trình của tác giả T.A. Ilina với tác phẩm “Giáo dục học” [28];

N.V. Savin với tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường” [20].

Tác phẩm “Quản trị hiệu quả trường học” của ba tác giả B.Everad, Geofrey Morris và Ian Wilson (NXB Giáo dục, năm 2009) với nội dung mạng tính thực tiễn cao trên cơ sở lý luận về quản lý hiện đại mà chính các tác giả là người trực

tiếp thực hành viết ra cho những người thực hành, đây là cuốn sách thật sự có ý nghĩa, thiết thực cho cán bộ CBQL trường học và các cơ sở giáo dục khác [1].

Năm 1991, UNESCO xuất bản cuốn “Quản lý hành chính và sư phạm” [34] của Jean Valérien nhằm giới thiệu các modul về vai trò, chức năng, trách nhiệm, yêu cầu chất lượng và nhiệm vụ của CBQL trường học.

Tháng 12 năm 2000, đáp lại đề nghị của Bộ GD&ĐT Việt Nam, UNESCO đã biên soạn và tiến hành dịch ra Tiếng Việt cuốn “Lập kế hoạch giáo dục cho mọi người” [34]. Đây là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý giáo dục có kiến thức kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kế hoạch giáo dục một cách khoa học.

Năm 1989, Bộ giáo dục Mỹ đã đưa ra 10 kỹ năng quản lý mà tổ trưởng chuyên môn cần phải có: 1) Khả năng giải quyết vấn đề; 2) Các kỹ năng về nghề nghiệp - kỹ thuật; 3) Khả năng giao tiếp; 4) Sử dụng máy vi tính và lập trình; 5) Khả năng sư phạm; 6) Khả năng về khoa học và toán học; 7) Quản lý tiền bạc; 8) Quản lý thông tin; 9) Ngoại ngữ; 10) Quản trị kinh doanh [36].

Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học Úc (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng Giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã đưa ra các kỹ năng quản lý cho người quản lý trường học nói chung và TTCM nói riêng được xác định gồm có 8 kỹ năng: 1) Kỹ năng giao tiếp (Communication skills); 2) Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills); 3) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills); 4)Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills); 5) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills); 6) Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills); 7) Kỹ năng học tập (Learning skills); 8) Kỹ năng công nghệ (Technological skills) [37].

Tại Canada, Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) đã xây dựng 6 kỹ năng quản lý cho TTCM, gồm: 1) Kỹ năng giao tiếp (Communication); 2) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving); 3) Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022