Bồi Dưỡng Kỹ Năng Quản Lý Cho Tổ Trưởng Chuyên Môn

lực. Phân loại các đối thủ và các vật cản trên bước đường tồn tại và phát triển của tổ chức, không thể chủ quan nôn nóng duy ý chí, cũng không thể nhu nhược chần chừ trong hoạt động. Họ phải biết cách tư duy hệ thống, biết quy nạp các quan điểm khác nhau để xem xét, phân tích vạch ra đường lối, chủ trương chiến lược, mục tiêu kế hoạch cho sự phát triển của tổ chức.

- Kỹ năng tổ chức: Đó là kỹ năng làm việc với con người và phương tiện, nắm bắt được thông tin nhanh chóng chính xác để đưa ra các quyết định điều phối, sử dụng, liên kết con người ở trong và ngoài tổ chức.

- Kỹ năng nghiệp vụ: Đó là kỹ năng hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, các hiểu biết này mang tính kỹ thuật, chẳng hạn các tác giả Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyển trong cuốn tâm lý học quản lý: “Kỹ năng quản lý được hiểu là chủ thể đã biết tiến hành các hoạt động tư duy, quản lý đúng trong quá trình thực thi các hành động quản lý, nhằm tìm ra được lời giải hợp lý và đang đặt ra trước mắt”. Tác giả cho rằng, kỹ năng quản lý có vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ của các hoạt động giao tiếp quản lý của chủ thể quản lý. Kỹ năng quản lý được coi là một hệ thống cấu trúc bao gồm các kỹ năng bộ phận như biết định hướng đúng, biết tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện tốt kế hoạch và biết kiểm tra đánh giá, điều chỉnh một cách hợp lý các quá trình giải quyết các nhiệm vụ quản lý.

1.2.3. Tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng trong tổ chức nhà trường. Đây là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt hoạt động giáo dục, mà cơ bản nhất là hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Đứng đầu tổ chuyên môn là tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của tổ. TTCM trường THCS do Hiệu trưởng trực tiếp bổ nhiệm mỗi năm một lần vào đầu năm học. Xét trong phạm vi nhà trường, TTCM là cán bộ quản lý cơ sở. Vì vậy, TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của giáo viên trong tổ mình phụ trách. Đây chính là một mắt xích trong quản lý nhà trường. Các quyết định của Hiệu trưởng đều thông qua tổ trưởng

để chuyển đến giáo viên. TTCM trực tiếp tiếp thu các chủ trương từ Hiệu trưởng để điều hành hoạt động của tổ, đồng thời TTCM cũng là người đại diện cho tổ chuyên môn phản ánh những ý kiến của tập thể giáo viên trong tổ đến Hiệu trưởng.

Về mặt quản lý, TTCM là chủ thể quản lý trong hệ thống tổ chuyên môn nhưng lại là đối tượng quản lý trong hệ thống quản lý nhà trường; TTCM là con chim đầu đàn của tổ, luôn giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ, đồng thời là đồng sự, là chỗ dựa để Hiệu trưởng quản lý chuyên môn.

TTCM là người quản lý hoạt động chuyên môn của tổ. Do vậy TTCM phải nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, những phương pháp cơ bản đặc trưng của môn học, phương tiện dạy học của tổ chuyên môn. Hơn nữa, người tổ trưởng phải biết rõ năng lực, phẩm chất của những giáo viên mà mình phụ trách. Từ đó có biện pháp huy động tối đa nguồn lực ấy cho mục tiêu dạy học của tổ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chuyên môn đòi hỏi người TTCM phải là người trội nhất trong tổ về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

TTCM phải là người có chuyên môn vững vàng, có trình độ đào tạo, kinh nghiệm sư phạm, kết quả giảng dạy tốt… Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của TTCM, vì quản lý chuyên môn mà không vững vàng về chuyên môn thì không giúp gì được cho các thành viên trong tổ và không có được sự nể phục của họ.

Người TTCM không chỉ có năng lực về chuyên môn, mà còn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vì TTCM không chỉ quản lý tổ chức các hoạt động của tổ mà còn giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

Bồi dưỡng kỹ năng QL cho tổ trưởng chuyên môn là nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để tổ trưởng chuyên môn có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn đã có sẵn, giúp cho tổ trưởng chuyên môn đang làm đạt được hiệu quả quản lý tốt hơn.

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 4

Bồi dưỡng kỹ năng QL cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn được hiểu là làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt việc đang làm. Có nhiều hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thường

xuyên và tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng giúp cho tổ trưởng chuyên môn có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại. Các cấp quản lý phải chọn hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương cũng như điều kiện công tác của mỗi cá nhân.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cần tuân theo các nguyên tắc: thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn bồi dưỡng theo kế hoạch, kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, việc bồi dưỡng phải được tiến hành liên tục, có nội dung và phương pháp phù hợp.

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học cơ sở

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

1.3.1.1. Chức năng của tổ trưởng chuyên môn

- TTCM là người trợ giúp cho Ban lãnh đạo nhà trường về các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm do mình phụ trách. Tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy của tổ, nhóm. Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy mẫu... trong tổ, nhóm chuyên môn. Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo nhà trường về các hoạt động chuyên môn, cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách.

- TTCM có các chức năng quản lý như một người đứng đầu một đơn vị sản xuất, được Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học.

- TTCM có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân.

- TTCM còn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhà trường.

- TTCM được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá theo quy định của các cấp quản lý giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường.

- TTCM thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về giáo dục đào tạo cũng như các qui định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khí tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

1.3.1.2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn

TTCM là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ mình. Trong thực tế tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn của nhà trường một cách cụ thể và hiệu quả nhất. Do vậy trong quá trình điều hành và quản lý hoạt động tổ chuyên môn thì tổ trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền để tổ chức cho tổ chuyên môn thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức cho giáo viên trong tổ học tập các quy định của ngành, quy chế chuyên môn, mục tiêu chuyên môn.

- Tổ chức bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ theo kế hoạch đã xây dựng.

- Chỉ đạo và kiểm tra các khâu soạn giảng, chấm, chữa bài kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên một cách thường xuyên.

- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học.

- Cùng với BGH thanh tra, kiểm tra giáo viên theo kế hoạch năm học.

- Triển khai kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng đến các thành viên trong tổ và phản hồi ý kiến của giáo viên đến Hiệu trưởng.

- Xây dựng tổ nhóm chuyên môn thành tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí giúp đỡ nhau về mọi mặt.

1.3.2. Nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THCS

1.3.2.1. Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn

Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ chuyên môn gồm có: Danh sách cán bộ giáo viên, kế hoạch năm học, báo cáo sơ kết học kỳ, báo cáo tổng kết năm học, nghị quyết tổ, nhóm chuyên môn, các quyết định khen thưởng và các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện trong năm học.

Theo điều 27 - Điều lệ trường THCS, TTCM tham gia quản lý sổ gọi tên - ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ học sinh thuộc hệ thống hồ sơ của nhà trường. Ngoài ra TTCM trực tiếp quản lý hồ sơ của giáo viên gồm:

+ Bài soạn

+ Kế hoạch giảng dạy theo tuần

+ Sổ dự giờ thăm lớp

+ Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ngoài các hồ sơ theo quy định điều lệ trường THCS, TTCM còn trực tiếp quản lý các hồ sơ khác theo quy định của Hiệu trưởng:

+ Sổ điểm các nhân

+ Sổ báo giảng

+ Sổ tích luỹ chuyên môn

+ Sổ nghị quyết

+ Sổ trao đổi nhóm chuyên môn

+ Đăng ký thi đua, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học.

1.3.2.2. Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ chuyên môn

Vào đầu năm học, TTCM dự thảo và thông qua tổ về kế hoạch hoạt động chung, báo cáo Hiệu trưởng và được Hiệu trưởng duyệt. Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoạch tổ đã được duyệt, hướng dẫn và yêu cầu các tổ viên lập kế hoạch cá nhân, đăng ký thi đua, đăng ký đề tài khoa học SKKN.

Khoản 2 điều 16 trong Điều lệ trường trường trung học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 02-4-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [6]: “Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân theo kế hoạch chuyên môn, phân phối chương trình môn học và kế hoạch năm học của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, năng lực và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...).

1.3.2.3. Quản lý phân công nhiệm vụ đầu năm học

TTCM dự kiến phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ phải căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, theo đó định mức tiết dạy giáo viên THCS là 19 tiết/tuần; định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng là 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng là 4 tiết/tuần; giáo viên chủ nhiệm được giảm 4 tiết/tuần; giáo viên phụ trách thiết bị hoặc thư viện được giảm từ 2-3tiết/tuần;

TTCM được giảm 3 tiết/tuần; giáo viên làm Bí thư chi bộ nhà trường hoặc Chủ tịch công đoàn trường hạng 1 được giảm 4 tiết/tuần, hạng trường còn lại giảm 3 tiết/tuần; giáo viên kiêm công tác đoàn: Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 70% tiết/tuần; Phó Bí thư đoàn trường được giảm 17 x 35% tiết/tuần; giáo viên kiêm Thư ký Hội đồng hoặc kiêm Trưởng Ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên được tuyển dụng lần đầu được giảm 2 tiết/tuần; giáo viên nữ có con nhỏ 12 tháng tuổi trở xuống được giảm 3 tiết/tuần.

TTCM nhận nghị quyết chỉ đạo của Hiệu trưởng, tổ chức hội nghị dân chủ bàn bạc phân công nhiệm vụ đầu năm học, báo cáo Hiệu trưởng đề nghị phân công chuyên môn của tổ trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. TTCM tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dục (thời khoá biểu) của các tổ viên.

Việc phân công nhiệm vụ đầu năm học là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Quản lý phân công giúp cho tổ trưởng bám sát được mục tiêu nhiệm vụ năm học, mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, mục đích cần đạt và các chỉ tiêu cần phấn đấu. Hơn thế nữa phân công hoạt động vạch ra cho tổ chuyên môn các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ, cách thức thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, mang tính khả thi cao.

Khi quản lý phân công nhiệm vụ đầu năm học của nhà trường, TTCM cần chú trọng đến chỉ đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng của tổ. TTCM cần duyệt kế hoạch hoạt động của giáo viên trong tổ và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch đó.

- Phổ biến mục tiêu giáo dục của Phòng Giáo dục-Đào tạo xây dựng theo từng năm học.

- Phổ biến nội dung chương trình dạy học và giáo dục của từng môn học cấp học.(Những chỉ đạo mới của cấp trên).

- Những yêu cầu về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, và các yêu cầu về giáo dục nhân cách học sinh.

- Những thuận lợi và khó khăn của tổ trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp khắc phục.

1.3.2.4. Tổ trưởng chuyên môn quản lý việc đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài sáng kiến kinh nghiệm, khoa học sư phạm ứng dụng

TTCM tham gia quản lý giáo viên đăng ký đề tài khoa học, SKKN theo hướng dẫn của Sở khoa học công nghệ và Sở Giáo dục- Đào tạo. Đây là một trong những nội dung hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học cho giáo viên và học sinh ở từng tổ chuyên môn.

- Đăng ký chất lượng giáo dục và đề tài sáng kiến, khoa học ứng dụng được tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất trên cơ sở kế hoạch chuyên môn chung của trường từ đầu năm học.

- Hàng tháng TTCM có trách nhiệm lên kế hoạch và trình Phó Hiệu trưởng chuyên môn để lên kế hoạch chung trong tháng.

- Đề tài sáng kiến, khoa học ứng dụng phải thiết thực và có tính khả thi, gắn với những yêu cầu và nhu cầu cụ thể trong quá trình dạy học, phù hợp với đối tượng dạy học và đặc điểm tình tình của trường.

1.3.2.5. Quản lý thiết kế bài soạn (giáo án) và kiểm tra đánh giá học sinh

TTCM ký giáo án cho các thành viên trước khi lên lớp một tuần, tham gia quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh, chấm trả bài của giáo viên theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT ngày 12/12/2011, theo đó cần quán triệt đầy đủ nội dung Thông tư 58, đặc biệt là các quy định tại chương II (đánh giá xếp loại hạnh kiểm), chương III (đánh giá xếp loại học lực), chương IV (sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại) và chương V (trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý).

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Tham gia kiểm tra chuyên môn, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng. Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022