Một Số Khái Niệm Công Cụ Của Đề Tài

attitudes and behaviours); 4) Kỹ năng thích ứng (Adaptability); 5) Kỹ năng làm việc với con người (Working with others); 6) Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills) [38].

Tại Anh, Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được Chính phủ thành lập từ ngày 28/6/2007 đưa ra danh sách 6 kỹ năng quản lý quan trọng cho trưởng bộ môn bao gồm: 1) Kỹ năng tính toán (Application of number); 2) Kỹ năng giao tiếp (Communication); 3) Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance); 4) Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology); 5) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving); 6) Kỹ năng làm việc với con người (Working with others) [39].

Từ những nghiên cứu trên cho thấy, việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM đã được quan tâm, chú ý. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho TTCM được đặt ra như một nội dung quan trọng nhằm phát triển nền giáo dục. Những nghiên cứu trên chủ yếu hướng đến việc bồi dưỡng để TTCM có được những kỹ năng quản lý, nhằm thích ứng với môi trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.

1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã rất quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo Việt Nam. Trong tác phẩm: “Sửa đổi lề lối làm việc - về vấn đề cán bộ” [27], Bác đã đề cập một cách toàn diện đến vấn đề quan điểm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ nói chung.

Trong "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020" ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ [4], đã chú trọng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD ở các cấp học, bậc học. Ban Bí thư trung ương đã có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết Đại hội XI, Hội nghị lần thứ tám (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý, quản lý GD, quản lý nhà trường như Phan Văn Kha nghiên cứu về “Phương pháp nghiên cứu khoa học GD” [14]. Nguyễn Lộc nghiên cứu “Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức GD” [19]. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu về “Những khái niệm cơ bản về quản lý GD” [25]. Phạm Minh Hạc nghiên cứu về “Một số vấn đề về GD và khoa học GD” [9]. Trần Kiểm nghiên cứu về “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý GD” [18]. Phạm Hồng Quang nghiên cứu về “Phương pháp nghiên cứu khoa học GD” [26]. Nguyễn Thị Tính nghiên cứu về “Quản lý chuyên môn trong nhà trường” [31]. Vũ Ngọc Hải nghiên cứu về “Quản lý nhà nước hệ thống GD Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế” [10].

Trong tổng thể công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường nói chung và quản lý THCS hiện nay nói riêng, bên cạnh quản lý dạy học thì quản lý công tác TTCM có tầm quan trọng đặc biệt để các nhà trường đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới đào tạo, bồi dưỡng được thế hệ trẻ- nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước.

Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ, nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có nghiên cứu về đội ngũ TTCM như:

- Luận văn “Biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Tiến Khải (2005). Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng công tác TTCM trường THCS. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc bồi dưỡng công tác TTCM đối với các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng TTCM, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, các giải pháp được đề ra còn mang tính chung chung, chưa cụ thể vào các biện pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý của TTCM, đây lại là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý của TTCM [15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Luận văn “Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà

(2010). Đề tài đã đưa ra một số vấn đề lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Đồn, các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường này. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Vân Đồn. Tuy nhiên các biện pháp mới chỉ áp dụng với chủ thể quản lý là Hiệu trưởng các trường, chưa có giải pháp cụ thể cho đội ngũ TTCM [8].

Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương - 3

Luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cho Hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Hoàng Mạnh Tùng (2014). Tác giả đã xoay quanh việc phân tích, đánh giá kỹ năng quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu học tại Lạng Sơn. Tuy nhiên đề tài không đề cập đến hoạt động bồi dưỡng kỹ năng cho TTCM các trường [33].

Luận văn “Quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh theo yêu cầu đổi mới giáo dục” của tác giả Trần Lê Lưu Phương (2009). Đề tài đã phân tích quản lý hoạt động chuyên môn theo những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đề tài không đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp cho TTCM nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục dạy học tại các trường [23].

Luận văn “Các biện pháp bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho cán bộ quản lý ở các trường THCS tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Khiêm (2012). Tác giả đã phân tích chi tiết các khía cạnh liên quan đến kỹ năng lập kế hoạch giáo dục cho cán bộ quản lý ở các trường THCS tỉnh Thái Nguyên [16].

Các công trình, đề tài trên của các tác giả đã nghiên cứu một cách sâu sắc về công tác quản lý hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên việc nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực quản lý cho TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Gang tỉnh Hải Dương thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Chính từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS

huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương”. Đề tài nhằm nghiên cứu sơ lược cơ sở lý luận và một số khía cạnh về kỹ năng quản lý ( là một trong tổ hợp những yếu tố hình thành nên năng lực) của đội ngũ TTCM ở các trường THCS huyện Ninh Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ TTCM ở các trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS huyện Ninh Giang nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung.

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Bồi dưỡng

Theo Từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” [35].

Trong Giáo dục và Đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo đặc biệt, về bản chất bồi dưỡng là con đường đi tiếp của đào tạo và đối tượng của công tác bồi dưỡng là hướng vào những người đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hoặc trong các nhà trường.

Theo tài liệu đề tài KX 07-14, tác giả Nguyễn Minh Đường định nghĩa bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác định bằng một chứng chỉ.

Theo tác giả Mạc Văn Trang thì: Bồi dưỡng, bồi bổ là làm tăng thêm trình độ về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm.

Theo định nghĩa của UNESCO: Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp quá trình chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Trong phạm vi luận văn này chúng tôi quan niệm, bồi dưỡng là quá trình bổ sung hình thành và phát triển kỹ năng quản lý cho tổ trưởng bộ môn ở các trường THCS. Bồi dưỡng là thêm vào, tăng cường các yếu tố để người lao động làm cho

tốt hơn, giỏi hơn những việc đang làm. Bồi dưỡng giúp con người nói chung, TTCM nói riêng được bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết cho bản thân nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý.

1.2.2. Năng lực, kỹ năng

1.2.2.1. Năng lực

Đối với mỗi ngành khoa học, tùy vào đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực mà khái niệm năng lực được định nghĩa khác nhau:

Dưới góc độ Triết học, năng lực của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội: Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực của con người không những do hoạt động bộ não của nó quyết định, mà trước hết là do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đã đạt được.

Như vậy năng lực của cá nhân có được một phần do yếu tố tư chất, nhưng quan trọng hơn cả là do quá trình lĩnh hội và trải nghiệm hoạt động thực tế của cá nhân đem lại thông qua sự tự thay đổi bản thân về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Dưới góc độ Tâm lý học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học khẳng định: năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính con người, nội dung, tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung, tính chất của đối tượng mà hoạt động hướng dẫn. Vì vậy, khi nói đến năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ: khả năng tri giác, khả năng ghi nhớ,...) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân đáp ứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả mong muốn.

Theo từ điển Giáo dục học: Năng lực, khả năng, được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ.

Với các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, thuật ngữ “năng lực” được ý niệm rất sớm từ những năm 1970 và có rất nhiều định nghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau:

Các định nghĩa mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết đều có chung một số quan điểm: Năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thành công. Bên cạnh đó, những yếu tố này phải quan sát hay đo lường được để có sự phân biệt giữa người có năng lực và người không có năng lực. Năng lực thể hiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm.

Như vậy theo chúng tôi, năng lực là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

Khi năng lực phát triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau.

Năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công. Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm chất cá nhân khác (động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thực hiện…) mà tập hợp này là thiết yếu và quan trọng của việc hình thành những sản phẩm đầu ra. Trong đó kỹ năng là một trong những thành tố đặc biệt quan trọng hình thành nên năng lực. Kỹ năng được hình thành và phát triển qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sự trải nghiệm của hoạt động cá nhân của mỗi người. Bởi vậy trong đề tài này chúng tôi xin được đi sâu nghiên cứu kỹ năng quản lý nói chung cũng như Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương nói riêng.

1.2.2.2. Kỹ năng

Một số tác giả coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động. V.A Krucx chetki cho rằng “Kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động, những cái mà con người đã lĩnh hội từ trước”.

Một số tác giả cho rằng kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật hành động, mà coi kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con người. Theo AV Bara

Bansicov xem kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức và kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.

Trong từ điển tiếng Việt, kỹ năng là vận dụng những kiến thức thu nhận trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [35].

Trong từ điển tiếng Nga, kỹ năng được hiểu một cách mở rộng gồm 3 ý:

- Một là: Khả năng làm một cái gì đó.

- Hai là: Khả năng này được hình thành bởi những tri thức, kinh nghiệm.

- Ba là: Chủ thể có kỹ năng tất cả đều có thể làm được. Như vậy đề cập tới vấn đề kỹ năng, các tác giả đều cho rằng kỹ năng là khả năng thực hiện công việc nào đó, khả năng đó chỉ có thể có được trên cơ sở những kiến thức được thu lượm từ trước.

- Cấu trúc của kỹ năng:

+ Mọi kỹ năng đều có cấu trúc chung như nhau, chỉ nội dung cụ thể của mỗi thành tố cấu trúc mới có sự khác biệt, tùy theo đó là kỹ năng nào. Là một dạng hành động nên kỹ năng bao gồm hệ thống thao tác (kỹ thuật cấu thành hành động), trật tự tổ chức và thực hiện các thao tác, các hành vi và quá trình thực hiện hành vi điều chỉnh, nhịp độ và cơ cấu thời gian thực hiện hành động. Một số sách báo truyền thông xem tri thức và kết quả hành động cũng là thành tố cấu trúc của kỹ năng. Quan điểm này là sai lầm. Tri thức không nằm trong kỹ năng là điều kiện mà chủ thể phải có để hình thành và kiểm soát kỹ năng của mình. Kết quả hành động không nằm trong kỹ năng mà nằm ở phía sau khi kỹ năng kết thúc thành công.

+ Kỹ năng cấu thành từ một số thao tác và chúng được tổ chức thành hệ thống nhất định. Ví dụ: Kỹ năng thiết kế bài giảng gồm những thao tác hay kỹ thuật như phân tích nội dung, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp và phương tiện, học liệu, trình bày giáo án, lập kế hoạch thời gian (tiến độ), phát triển các công cụ giảng dạy,... Mỗi kỹ năng sẽ bao hàm số lượng tối thiểu và tính chất cụ thể của các thao tác hay kỹ thuật hành vi. Nếu thiếu thao tác thì đó là kỹ năng chưa đầy đủ nội dung.

+ Trình tự logic của quá trình thực hiện các thao tác. Trình tự này quy định trật tự các thao tác. Tuy vậy đó không phải quy trình cứng nhắc mà sẽ thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện sử dụng kỹ năng của cá nhân. Trình tự có thể có nhiều quy trình khác nhau, tương ứng với những hoàn cảnh, trường hợp hành động khác nhau. Đó chính là các phương án thực hiện kỹ năng tùy theo tình huống cụ thể, nhưng bảo đảm logic chung. Nếu lộn xộn về logic thì hành động chưa hẳn đã là kỹ năng, mà đang trong quá trình hình thành, hoặc đã hình thành nhưng thiếu thuần thục.

+ Các quá trình điều chỉnh hành động: Mọi kỹ năng đều bao hàm một vài quá trình xử lý thông tin, đánh giá và điều chỉnh ngay trong tiến trình hành động. Chính thành tố này là căn bản để phân biệt kỹ năng và kỹ xảo, thói quen khi chúng diễn ra có vẻ giống nhau. Vì vậy người ta nói kỹ năng luôn được ý thức kiểm soát. Các quá trình điều chỉnh có thể gồm những cử chỉ, những hành vi thử và sai, những kỹ thuật đo lường và chỉnh lý nội dung cũng như trình tự logic của hành động.

+ Nhịp độ thực hiện và cơ cấu thời gian: Kỹ năng luôn được hạn định trong khuôn khổ thời gian nào đó và vì vậy nó tuân theo nhịp độ thực hiện hành động nhất định. Khi tiêu chí này chưa rõ ràng thì chúng ta khó nhận diện kỹ năng, vì bản thân kỹ năng đó chưa có tồn tại cụ thể, vẫn còn rối, kém hợp lý và thiếu hiệu quả thực tế. Nghĩa là chủ thể vẫn còn hành động mò mẫm chứ chưa thực sự có kỹ năng.

1.2.2.3. Kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý, hoặc nói đầy đủ là kỹ năng quản lý của người lãnh đạo, đó là năng lực vận dụng có hiệu quả các tri thức về phương thức hành động trong quá trình lãnh đạo, điều khiển tổ chức hoàn thành nghĩa vụ của mình [24].

Xuất phát từ hai nhiệm vụ của người lãnh đạo trong một tổ chức, tác giả cho rằng kỹ năng quản lý của người lãnh đạo các tổ chức bao gồm:

- Kỹ năng tư duy: Đây là kỹ năng cơ bản khởi đầu cần có của người lãnh đạo trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo phải phối hợp mọi thành viên trong tổ chức, họ là bộ óc của tổ chức cho nên phải biết tư duy đúng, phân tích tình hình hoàn cảnh chính xác, sắc sảo, so sánh tương quan lực lượng, tính toán giữa thế và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022