Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết
giảm nhẹ
quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết tăng
nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự
Có thể bạn quan tâm!
- Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 1
- Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 2
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 4 Điều 206 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 221 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 221 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 222 Bộ Luật Hình Sự
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
a. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm e khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với tội tổ chức
đua xe trái phép, chỉ
khác
ở chỗ
thiệt hại về
tính mạng hoặc thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác là do hành vi đua xe trái phép trực tiếp gây ra, không bao gồm thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người đua xe trái phép. Nếu người
đua xe trái phép tự
gây ra thiệt hại về
tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm
trọng về sức khoẻ, tài sản cho chính mình thì không tính để xác định tình tiết là yếu tố định khung hình phạt theo điểm a khoản 2 của điều luật.
b. Gây tai nạn rồi bỏ không cứu giúp người bị nạn
chạy để
trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý
Điểm b khoản 2 của điều luật quy định hai trường hợp phạm tội khác nhau nhưng có cùng một tính chất, mức độ nguy hiểm, đó là: Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Gây tai nạn rồi bỏ
chạy để
trốn tránh trách nhiệm
là trường hợp
người phạm tội do tham gia vào cuộc đua xe trái phép gây tai nạn cho người khác nhưng đã bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.
Nói chung người tham gia đua xe trái phép gây tai nạn ít có trường hợp không bỏ chạy vì họ không chỉ trốn tránh trách nhiệm đối với người bị tai nạn mà còn phải trốn tránh về hành vi đua xe trái phép. Tuy nhiên, nếu người phạm tội không bỏ chạy mà tai nạn xảy ra chỉ là thiệt hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của Điều 207 Bộ luật hình
sự; nếu bỏ
chạy thì phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự
theo điểm b
khoản 2 của Điều 207 Bộ luật hình sự. Nếu tai nạn xảy ra là tính mạng hoặc thiệt hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ thương tật từ 31%
trở lên thì người phạm tội vừa thuộc trường hợp quy định tại điểm a
khoản 2 vừa thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 của Điều 207 Bộ luật hình sự (tức là có hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt).
Nếu người phạm tội bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng và đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cũng như cuộc đua xe trái phép cho cơ quan công an thì không bị coi là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.
Cố ý không cứu giúp người bị nạn là trường hợp người phạm tội do đua xe trái phép gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại dến tính mạng, sức khoẻ của người khác nhưng đã cố ý không cứu giúp người bị nạn.
Cố ý không cứu giúp là có điều kiện cứu mà không cứu, đã có yêu cầu của người khác nhưng vẫn không cứu giúp. Hành vi cố ý không cứu giúp không nhất thiết phải dẫn đến hậu quả là người bị nạn chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Trường hợp phạm tội này tương tự
như
trường hợp quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thong đường bộ, chỉ khác ở chỗ người gây tai nạn là người tham gia vào cuộc đua xe trái phép.
c. Tham gia cá cược
Trường hợp phạm tội này là người tham gia cuộc đua đồng thời là
người tham gia cá cược về việc thắng thua của cuộc đua, tức là vừa có
hành vi đua xe trái phép vừa có hành vi đánh bạc.
Người đua xe trái phép có thể cá cược với người cùng đua xe, nhưng cũng có thể các cược với người khác không cùng đua xe. Nếu cá cược với người không cùng đua xe thì người đua xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tôị đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều
207 Bộ
luật hình sự
mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội
đánh bạc, còn người không tham gia đua xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, nếu có đủ các yếu tố quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự.
d. Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao
thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ
chức đua xe trái phép, chỉ
khác
ở chỗ
hành vi chống lại người có trách
nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép do chính người đua xe trái phép thực hiện.
Nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép mà gây thiệt hại đến tính mạng thì ngoài tội đua xe trái phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội giết người thuộc trường hợp quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 93 Bộ
luật hình sự; nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ
của
người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép có tỷ lệ thương tật thì tù trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
Chỉ coi là phạm tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép chưa gây ra thị về tính mạng hoặc sức khoẻ của người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép. Tuy nhiên, họ sẽ không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ luật hình sự nữa.
đ. Đua xe nơi tập trung đông dân cư
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ:
trường hợp phạm tội này là đối với người đua xe trái phép. Thông thường,
người tổ
chức đua xe
ở nơi đông dân cứ thì người đua xe cũng là người
chịu chung tình tiết là yếu tố định khung hình phạt này. Tuy nhiên, cũng
không phải bao giờ việc tổ chức với thực tế cuộc đua diễn ra như nhau. Thực tế có trường hợp cuộc đua xe không phải vì nó được tổ chức mà do những người tham gia giao thông tự thoả thuận với nhau và trong khi đua, họ đã đi qua nơi tập trung đông dân cư. Nếu người tổ chức đua xe có kế hoạch sẽ đua xe ở nơi đông dân cư, nhưng vì lý do nào đó mà người đua xe không đua ở nới đông dân cư thì người đua xe vẫn không chịu trách nhiệm về tình tiết đua xe nơi tập trung đông dân cư.
e. Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép. Việc tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua
có thể
do người đua xe tự
tháo, nhưng có thể
do người khác tháo. Tuy
nhiên, người đua xe phải biết là phương tiện mà mình điều khiển để đua
đã bị
tháo dỡ
thiết bị
an toàn. Nếu người đua xe hoàn toàn không biết
phương tiện mà mình điều khiển khi tham gia vào cuộc đua đã bị tháo dỡ thiết bị an toàn thì không thuộc trường hợp phạm tội này; nếu không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt khác thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật.
g. Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp phạm tội quy định tại điểm g khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép.
Tuy nhiên, khi xác định tình tiết này cần chú ý với tình tiết là yếu tố định tội quy định tại khoản 1 của điều luật. Nếu người phạm tội chưa gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc chưa bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà tái phạm tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự khi hành vi đua xe trái phép đã gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn thuộc trường hợp tái phạm.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù.
Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự
Khoản 3 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: người phạm tội là người tái phạm nguy hiểm và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Về nội dung của hai tình tiết này hoàn toàn tương tự như trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ: người phạm tội là người đua xe trái phép.
Cũng tương tự
như
trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 của
điều luật, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự khi hành vi đua xe trái phép đã gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nếu thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm.
tuy chỉ
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 điều luật hoặc thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng lại tập trung
nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 207 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng hoàn toàn tương tự với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ: người phạm tội trong trường hợp này là người đua xe trái phép. Nội dung của tình tiết này hoàn toàn giống với tình tiết quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm tù, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mười hai năm tù nhưng không được dưới năm năm.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể và còn tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật, thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đua xe trái phép cũng
giống với hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, nên khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đua xe trái phép cũng cần chú ý:
- Chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu người phạm tội không bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính;
- Chỉ áp dụng mức phạt tiền trong khung hình phạt đã quy định;
- Nếu không áp dụng hình phạt tiền thì phải nêu rõ lý do trong bản
án.
3. TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀU BAY, TÀU THUỶ
Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ
đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Người phạm tội còn bị năm đến năm năm.
phạt quản chế hoặc cấm cư
trú từ một
Định nghĩa: Chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ.
Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ là tội phạm đã được quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1985 và là tội xâm phạm an ninh quốc gia, nay do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nên nhà làm luật không coi là tội xâm phạm an ninh quốc gia nữa mà là tội xâm phạm trật tự công cộng.
So với Điều 87 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 221 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau:
Điều 221 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản, trong đó khoản 2 và khoản 3 là cấu thành tăng nặng, khoản 4 quy định hình phạt bổ
sung; bổ sung thêm tình tiết “đe doạ dùng vũ lực” và tình tiết “nhằm” là
yếu tố định tội đã làm thay đổi về bản chất của tội phạm này là tội phạm cấu thành hình thức; các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt cũng được quy định cụ thể hơn; về hình phạt, tuy mức hình phạt cao nhất vẫn là tử hình nhưng mức hình phạt thấp nhất của điều luật là 7 năm tù (Điều 87 là 5 năm tù).
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi nhất định đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Người từ
đủ 14 tuổi trở
lên đều có thể
trở
thành chủ
thể của tội
phạm này, không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, vì tội phạm này khoản 1 của điều luật đã là tội phạm rất nghiêm trọng, còn khoản 2 và khoản 3 của điều luật là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội này có thể là người nước ngoài hoặc người không mang quốc tịch. Nếu là người nước ngoài hoặc người không mang quốc tịch mà phạm tội này thì cần phải căn cứ vào các quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 6 Bộ luật hình sự về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xác định người phạm tội có thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại