Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 4 Điều 250 Bộ Luật Hình Sự

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm tù; nếu thuộc cả trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự


a. Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn.


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 của điều luật, chỉ khác ở chỗ: tài sản, vật phạm pháp mà người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ có giá trị đặc biệt lớn.


Được coi là tài sản, vật phạm pháp mà người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ có giá trị đặc lớn là trường hợp tài sản, vật phạm pháp mà người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

b. Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 30

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 của điều luật, chỉ khác ở chỗ: do chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có mà người phạm tội thu lợi bất chính đặc biệt lớn.


Được coi là thu lợi bất chính rất lớn do hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có từ bốn mươi lăm triệu đồng trở lên.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới năm năm tù; nếu thuộc cả trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc cần chú ý: chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.


Việc áp dụng hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản chỉ nên áp dụng đối với trường hợp người phạm tội thu lợi bất chính đặc biệt lớn, là người chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có tính chất chuyên nghiệp, là người tổ chức trong vụ án có tổ chức.


29. TỘI HỢP PHÁP HOÁ TIỀN,

TÀI SẢN DO PHẠM TỘI MÀ


Điều 251. Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là làm cho tài sản bất hợp pháp thành tài sản hợp pháp bằng cách thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác.


Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là tội phạm mới,

do yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống hành vi hợp pháp hoá tiền hoặc tài sản phi pháp như: do buôn lậu, do tham nhũng, do mua bán các chất ma tuý hoặc do phạm các tội khác mà có.


Tội phạm này tương tự

như

tội “rửa tiền” trong luật hình sự

của

một số nước trên thế giới nhưng Bộ luật hình sự nước ta không chỉ quy

định hành vi “rửa tiền” mà còn quy định cả hành vi “rửa tài sản”. Cũng

chính vì thế mà một số luật gia của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho rằng Bộ luật hình sự của Việt Nam không có tội “rửa tiền” và đề nghị Nhà nước ta phải quy định tội danh “rửa tiền” trong Bộ luật hình sự. Thực ra thì không phải như vậy mà là do nhận thức máy móc của một số người và một phần do chúng ta chưa làm cho bạn hiểu là Bộ luật hình sự của chúng ta không chỉ có tội rửa tiền mà còn có tội “rửa tài sản” nữa mà các nước không có.


Về hành vi rửa tiền, Chính phủ đã có Nghị định Số 74/2005/NĐ-

CP ngày 07 th áng 6 năm 2005 v ề

phòng, ch ống r ửa ti ền.

Các quy

định của Nghị đạnh này không mâu thuẫn với các quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự nên có thể căn cứ vào các quy định tại Nghị định để xác định hành vi phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có . Tuy nhiên, theo Nghị định 74/2005/NĐ-C P th ì kh ái ni ệm “r ửa ti ền” bao g ồm

cả hành vi “rửa tài s ản” 2 4


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


24 Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định thì Rửa tiền là hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Có thể

coi chủ

thể

của tội phạm này là chủ

thể

đặc biệt, vì chỉ

những người do phạm tội mà có được tiền hoặc tài sản nhưng lại muốn hợp thức hoá số tiền hoặc tài sản mà mình “kiếm được” thành tài sản hợp pháp. Trước khi họ trở thành chủ thể của tội phạm này họ đã là chủ thể của tội phạm khác.


Nếu người phạm tội có hành vi hợp thức hoá tiền hoặc tài sản không phải do mình phạm tội mà có mà do người khác phạm tội mà có thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự. Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” với tội “tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.


Tuy không phải ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này nhưng người phạm tội cũng phải đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách

nhiệm hình sự

mới có thể

là chủ

thể

của tội phạm này. Có thể

người

phạm tội đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm mà họ đã thực hiện trước

đó nhưng lại không đủ

điều kiện là chủ

thể

của tội phạm này. Ví dụ:

Phạm Quốc A 14 tuổi 8 tháng phạm tội cướp tài sản nên có được chiếc xe máy; A đem bán chiếc xe cho Bùi Văn C lấy 10.000.000 đồng và dùng số tiền này mua công trái xây dựng Thủ đô. Hành vi hợp pháp hoá tài sản do phạm tội mà có của Phạm Quốc A xét về các dấu hiệu khác đã cấu thành tội phạm tội theo quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự nhưng vì Phạm Quốc A chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên Phạm Quốc A không là chủ thẻ của tội phạm này.


Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Cũng tương tự như đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

phạm tội mà có, tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có là tội xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có

và cũng đề nghị nhà làm luật nên quy định tội phạm này (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) sẽ phù hợp hơn.

ở Chương XXII


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:


- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có;


- Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có;


- Đầu tư

vào một dự

án, một công trình, góp vốn vào một doanh

nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có25.


b. Hậu quả


Đối với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có , nhà làm

luật cũng không quy định hậu quả do hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do

phạm tội mà có là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Nếu hậu

quả do hành vi

hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

gây ra cấu

thành tội phạm độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Đối với tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có nhà làm

luật không quy định thêm các dấu hiệu khách quan khác là yếu tố cấu thành tội phạm hoặc là yếu tố định khung hình phạt. Tuy nhiên, để xác định chính xác hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cần phải tham khảo các quy định của Nhà nước về tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác, về các hoạt


25 Khoản 1 Điều 3 Nghị địnhS ố 7 4 / 2 0 0 5 / N Đ - C P n g à y 0 7 t h á n g 6 n ă m 2 0 0 5 v ề p h ò n g , c h ố n g r ử a t i ề n .

động kinh doanh hoặc hoạt động

kinh tế, và dặc biệt là Nghị

định Số

74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 về phòng, chống rửa tiền.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thực hiện hành vi của mình là do cố ý.


Mục đích của người phạm tội là làm cho tài sản từ bất hợp pháp

thành tài sản hợp pháp. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, viẹc người phạm tội có đạt được mục đích hay không lại còn phụ thuộc vào những thủ đoạn mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội đã có hành vi nhưng chưa thực hiện được mục đích phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có bị phạt tù từ một năm đến năm năm.


Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết

giảm nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng

nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới một năm tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự


a. Có tổ chức.


Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.


Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện việc hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có và hành vi đó có liên quan

trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ,

quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hợp pháp hoá tiền, tài sản một cách dễ dàng. Nếu việc hợp pháp hoá tiền, tài sản không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội thì cũng không bị coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.


c. Phạm tội nhiều lần.


Phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có nhiều lần là từ hai lần trở lên hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có.


Khi xác định trường hợp phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có nhiều lần cần chú ý:


Nhiều lần thực hiện hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có, nhưng hành vi đó đã cấu thành tội phạm.


Nếu hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có đã bị xử lý không kể bị xử lý bằng hình thức gì như: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì không tính lần phạm tội đó vào lần phạm tội sau để coi bị cáo phạm tội nhiều lần.


Trường hợp, hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do mình đã phạm tội mà có đã được Viện kiểm sát miễn tố hoặc không truy tố cùng với hành vi phạm tội bị đưa ra xét xử, hoặc tách thành một vụ án khác thì cũng không coi là phạm tội nhiều lần.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù; nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 251 Bộ luật hình sự


Khoản 3 của điều luật nhà làm luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trong khi đó khoản 2 của điều luật không quy định phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.


Đối với tội phạm này, nhà làm luật không quy định phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng như một

số trường hợp phạm tội khác mà quy định thuộc trường hợp đặc biệt

nghiêm trọng. Việc xác định gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đã là khó, việc xác định phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng trong khi chưa có hướng dẫn lại càng khó hơn. Trước đây, trong các hướng dẫn về phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng trong một số trường hợp cũng chủ yếu căn cứ vào thiệt hại vật chất và phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra tương tự như trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, để xác định hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có đã thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hay chưa, trước hết phải căn cứ vào số tiền hoặc tài sản mà người phạm tội hợp pháp hoá, thủ đoạn thực hiện hành vi hợp pháp hoá và hậu quả do hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản gây ra.


Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức thì có thể coi phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nếu: tiền hoặc tài sản mà người phạm tội hợp pháp hoá từ 500 triệu

đồng trở

lên; gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng hoặc tiền, tài sản mà

người phạm tội hợp pháp hoá từ trên 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu

đồng nhưng thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ,

quyền hạn để phạm tội và còn gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí