Tội Dụ Dỗ, Ép Buộc Hoặc Chứa Chấp Người Chưa Thành Niên Phạm Pháp

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì

người phạm tội có thể bị phạm rất nghiêm trọng.

phạt tù từ

tám năm đến mười lăm năm, là tội


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới tám năm tù nhưng không được dưới ba năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội đánh bạc còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.


Khi áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cần chú ý:

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 31


Việc tịch thu tài sản có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và số

tiền, tài sản mà người phạm tội hợp pháp hoá.


Chỉ áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đối với trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hợp pháp hoá tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có.


30. TỘI DỤ DỖ, ÉP BUỘC HOẶC CHỨA CHẤP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP


Điều 252.

Tội dụ

dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa

thành niên phạm pháp

1. Người nào dụ


dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động

phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;

c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp là rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi dục, đe doạ, uy hiếp, dùng vũ lực đối

với người chưa đủ 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa

chấp người chưa đủ 18 tuổi phạm pháp.


Tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp là tội phạm đã được quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc chương các

tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với người

chưa thành niên, nay tội phạm này được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. So với Điều 148 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 252 Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản không có

sửa đổi, bổ sung gì lớn. Tuy nhiên, do yêu cầu của tình hình đấu tranh

phòng chống loại tội phạm này cũng như bảo đảm tính chính xác về kỹ thuật lập pháp, nên nhà làm luật sửa đổi, bổ sung một số điểm như:


Về tên tội danh, Điều 252 Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung thêm

hành vi ép buộc; bổ sung tình tiết phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi,

tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt; bổ sung hình phạt tiền là hình phạt bổ sung; chỉ áp dụng hình phạt quản chế nếu người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Có thể coi chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có là chủ thể của tội phạm này.


Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người

đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không

phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Mặc dù tội phạm này được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nhưng tội phạm này vẫn là tội xâm phạm đối với người chưa thành niên, nhưng không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên mà xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi sau: dụ dỗ hoặc ép buộc người chưa thành niên phạm pháp hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.


Dụ dỗ

người chưa thành niên phạm pháp

là rủ

rê, lôi kéo, mua

chuộc, kích động, xúi dục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đoạ.


Ép buộc người chưa thành niên phạm pháp là đe doạ, uy hiếp, dùng vũ lực đối với người chưa đủ 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đoạ.


Chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp là trường hợp cho ở

trong nhà, cho ăn ngủ ở một nơi nhất định do mình quản lý hoặc có hành vi khác che giấu người chưa thành niên, để người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ.


Khi xác định hành vi khách quan của người phạm tội cần chú ý:

- Nếu người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm pháp mà hành vi đó đã cấu thành tội phạm, thì người dụ dỗ, ép buộc là người đồng phạm với người chưa thành niên về tội phạm mà người chưa thành niên đã thực

hiện chứ

không thuộc trường hợp phạm tội dụ

dỗ, ép buộc người chưa

thành niên phạm tội. Ví dụ: Ma Văn B xúi dục Ma Văn Q 13 tuổi 6 tháng là cháu ruột của B bỏ thuốc độc vào bể nước nhà ông Hà Đình T nhằm giết hại cả nhà ông T, thì hành vi của B là hành vi giết người với vai trò chủ mưu chứ không phải là dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp.


- Nếu không hứa hẹn trước và biết rõ người đó đã phạm tội và tội phạm đó theo quy định của Bộ luật hình sự thì người có hành vi chứa chấp phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự về tội che giấu tội phạm thì không thuộc trường hợp quy định tại Điều 252 Bộ luật hình sự.


b. Hậu quả


Đối với tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp hậu

quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tổ chức tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Căn cứ vào điều văn của điều luật thì đối với tội tội phạm này, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định các dấu hiệu khách quan khác là yếu tố cấu thành tội phạm, đó là: người mà người phạm tội dụ dỗ, ép buộc phải là người chưa thành niên và người bị dụ dỗ ép buộc là người thực hiện hành vi phạm pháp.


Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, do đó các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh tuổi của người bị dụ dỗ, ép buộc thực hiện hành vi phạm pháp.


Phạm pháp là vi phạm pháp luật, trong đó có trường hợp cấu thành tội phạm, có trường hợp chưa cấu thành tội phạm.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thực

hiện hành vi của mình là do cố ý.


Mục đích của người phạm tội là làm cho tài sản từ bất hợp pháp

thành tài sản hợp pháp. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, viẹc người phạm tội có đạt được mục đích hay không lại còn phụ thuộc vào những thủ đoạn mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội đã có hành vi nhưng chưa thực hiện được mục đích phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 252 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 252 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết

giảm nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng

nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới một năm tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 252 Bộ luật hình sự


a. Có tổ chức.


Cũng như trường hợp phạm tội có tổ chức khác, phạm tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.


b. Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người.

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội đối với người trong một số tội phạm khác nhưng đối với tội phạm này là người phạm tội đã dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người chưa thành niên phạm pháp. Khi áp dụng tình tiết nà cần chú ý: Nếu người phạm tội dụ dỗ một người, ép buộc một người thì cần xác định là “dụ dỗ và ép buộc nhiều người”, tương tự như vậy, có thể có trường hợp “dụ dỗ, chứa chấp nhiều người”, “ép buộc, lôi kéo nhiều người”.v.v...


c. Đối với trẻ em dưới 13 tuổi

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như đối với một số trường hợp khác, người chưa thành niên bị dụ dỗ, ép buộc phạm pháp được chia làm độ tuổi: từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi và dưới 13 tuổi. Nếu người

chưa thành niên bị dụ dỗ, ép buộc phạm pháp chưa đủ 13 tuổi thì thuộc

trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 của điều luật; nếu có hai người trở lên bị dỗ, ép buộc phạm pháp đều chưa đủ 13 tuổi thì thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 của điều luật; nếu có một người

dưới 13 tuổi và một người đủ

13 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ

thuộc

trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 của điều luật.


d. Gây hậu quả nghiêm trọng.

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự

như

một số

trường hợp

phạm tội quy định tại các tội phạm khác nhưng đây là trường hợp cá biệt, nhà làm luật quy định ba tình tiết là yếu tố định khung hình phạt có tính chất mức độ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt, xét về kỹ thuật lập pháp thì chưa khoa học, lẽ ra chỉ cần quy định gây hậu quả nghiêm trọng là đủ vì nếu người phạm tội có gây hậu quả rất nghiêm trọng

hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì cũng chỉ thuộc trường hợp quy định tại

khoản 2 của điều luật. Tuy nhiên, nhà làm luật quy định ba tình tiết khác nhau trong cùng một khung hình phạt thì khi áp dụng hình phạt Toà án cần phải cân nhắc và cá thể hoá đối với từng trường hợp cụ thể.


Do chưa có hướng dẫn thế

nào là gây hậu quả

nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp gây ra nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch

số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp

gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng để xác định hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp gây ra.


đ. Tái phạm nguy hiểm.


Cũng tương tự

như

trường hợp tái phạm nguy hiểm khác, người

phạm tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội

đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội

thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 252 Bộ luật hình sự hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp.


Như

vậy, người phạm tội dụ

dỗ, ép buộc người chưa thành niên

phạm pháp thuộc trường hợp tai phạm nguy hiểm chỉ có thể là trường hợp đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chứa chấp hoặc tiêu

thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vì nếu

đã bị kết án

về tội rất

nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 252 Bộ luật hình sự thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật rồi. Tuy nhiên, nếu người phạm tội vừa phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, vừa thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn trường hợp không phải là tái phạm nguy hiểm.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ từ ba năm đến mười hai năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù; nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.


Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.


31. TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HOÁ PHẨM ĐỒI TRỤY


Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

b) Phổ biến cho nhiều người;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.


Đnh nghĩa: Truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy là phổ biến cho người khác biết các vật phẩm có tính chất ăn chơi đàng điếm, dâm ô hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy con người thoả mãn lối sống ăn chơi đàng điếm, dâm ô bằng các thủ đoạn như: làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí