Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 5


hơn 5000 người khác, thấu hiểu những mất mát, tổn thương nghiêm trọng mà người Nhật phải trải qua những năm tháng sau đó, là “sự tìm đường” cho những cuộc kiếm tìm bản sắc trong sự hoang mang, mất phương hướng. Quan trọng hơn, Murakami muốn hiểu hơn về “Nhật Bản ngày nay”.

Anna Deavere Smith, một nhà văn, nhà biên kịch, diễn viên, giáo sư người Mỹ, là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng với phong cách “documentary theatre” (Kịch tư liệu). Phong cách này dựa trên sự thu thập tư liệu từ thực tế thông qua phỏng vấn, điều tra. Hai vở kịch Fire in the Mirror (Lửa trong gương) và Twilight: Los Angeles, 1992 (Chạng vạng: Los Angeles, 1992), được xem là đại diện tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Anna Deavere Smith. Cả hai giành được giải thưởng xuất sắc Drama Desk trong hai năm liên tiếp. Fire in the Mirro, Twilight: Los Angeles, 1992 bao gồm các độc thoại được lấy trực tiếp từ tập hợp các cuộc phỏng vấn mà Smith đã thực hiện với nạn nhân và cả những người khởi xướng, ghi lại kí ức về cuộc bạo loạn Crown Heights xảy ra tại Crown Heights, Brooklyn vào tháng 8 năm 1991, các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992. Smith đã phỏng vấn các chính trị gia, nhà văn, nhạc sĩ, nhà lãnh đạo tôn giáo, trí thức hàng đầu và những người tham gia trong những bạo loạn để tạo ra độc thoại trong vở kịch của cô. Cả Murakami và Anna Deavere Smith đều dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ thực tế về những sự kiện gây dư chấn sâu sắc trong tâm thức người dân, với mục tiêu là hiểu sâu sắc hơn về xã hội và đất nước mình. Cả hai nhà văn đều nhận thấy hành trình đi vào thế giới nội tâm bên trong của con người thực sự phức tạp, ranh giới giữa cái thiện - cái ác, bóng tối - ánh sáng... thật mong manh. Naomi Matsuoka khẳng định: “Qua tác phẩm của họ, chúng ta thấy rằng đường phân chia giữa “chúng ta” và “chúng nó” trong các tình huống đối đầu bắt đầu biến mất, và chúng ta bắt đầu đối mặt với bóng tối bên trong của chính chúng ta” [109,1].

Murakami - Challenging Authors (Murakami - Thử thách tác giả) do Matthew

C. Strecher và Paul L. Thomas tuyển chọn gồm các tiểu luận về Murakami dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Đáng chú ý ở Chương 3: Murakami and the Chamber of Secrets (Murakami và căn phòng bí mật), Strecher so sánh quan điểm về vai trò của linh hồn ở hai nhà văn Murakami và J.K. Rowling. Tác giả cho rằng, bất chấp khoảng cách giữa truyền thống văn hóa của họ, J.K. Rowling và Murakami đều nhận thấy linh hồn là vĩnh cửu, tách rời khỏi thân thể vật lý, là chìa khóa thực sự cho bất kỳ loại tồn tại có ý nghĩa nào. “Linh hồn và lí trí cùng cá tính của một người nguyên vẹn và an toàn sẽ có khả năng quyết định mọi thứ cho chính mình: yêu


(hoặc ghét), bất hạnh hay hạnh phúc, làm những điều đúng đắn... Chính vì thế, linh hồn cũng là một điều đáng để bảo vệ ngay cả với cái chết vật chất vì nó là nền tảng cho bản thân cá nhân độc đáo của chúng ta” [136,43]. Strecher cũng đi tìm câu trả lời cho sự nghi ngờ mà ông đặt ra ở đầu chuyên luận: Tại sao tác phẩm của Murakami và Rowling lại hấp dẫn đến thế? Người đọc thấy gì trong họ, và tại sao độc giả của họ lại đa dạng như thế? Những điều này đã được ghi nhận trong nhiều thập kỷ qua, độc giả của Murakami không chỉ bao gồm từ các học sinh trung học đến các giáo sư đại học, từ các nhà phê bình đến các chuyên gia mà còn cả tầng lớp bình dân. Strecher lí giải: Một trong những lý do cho điều này là câu chuyện của Murakami được thể hiện qua cái nhìn của một nhân vật hoàn toàn bình thường, một người có thể đại diện cho bất kỳ ai trong chúng ta. Chuyên luận đã mở ra chủ đề Thiện - Ác, hành trình đấu tranh bảo vệ giá trị cốt lòi của con người của hai nhà văn qua sự so sánh tương quan giữa hai tác phẩm tiêu biểu Biên niên kí chim vặn dây cót Harry Porter [136]. Đây là đóng góp có giá trị của Matthew C. Strecher trong hàng loạt những công trình nghiên cứu về Murakami. Và nó góp phần khơi mở cho chúng tôi nhiều luận điểm quan trọng khi tìm hiểu về chủ đề thiện - ác trong tiểu thuyết Murakami.

Thứ sáu, hướng Phê bình Tự sự học (Criticism of Narratology) tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami theo hai mạch chính: nghiên cứu khái quát, tổng hợp về nghệ thuật tự sự của Murakami và nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong từng tác phẩm riêng biệt của nhà văn.

Tự sự Nhật Bản, bắt đầu từ Murakami mở ra một thời kì mới, thời kì “hậu Murakami” với “sức ảnh hưởng vẫn còn rất lớn đối với các nhà văn trẻ Nhật Bản” [Numano Mitsuyoshi]. Với những đóng góp của mình, Haruki được xem là “trung tâm của văn học đương đại Nhật Bản” và là “người kể chuyện bậc thầy”. Teleology of the Self: Narrative Strategies in the Fiction of Murakami Haruki (Mục đích luận của cái tôi: Chiến lược trần thuật trong tiểu thuyết của Murakami Haruki) là luận án của Tiffany Hong ở đại học California. Tác giả chú ý đến ngôi kể thứ nhất, “người kể chuyện tiêu chuẩn của ông, tên gọi boku” - một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để làm người dẫn chuyện - đã tồn tại trong suốt toàn bộ sự nghiệp của ông và hoàn toàn thụ động, boku lần lượt tạo ra một câu chuyện cổ tích thú vị: nhân vật của Murakami phải chịu hoàn cảnh, số phận, hoặc dường như lịch sử chính nó”. Điều đặc biệt, thay cho một người kể chuyện thứ ba toàn diện, đầy mê hoặc, boku hoàn toàn không biết gì về vị trí, ý nghĩa và danh tính của anh ta. Tiffany Hong khẳng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

định tài năng của Murakami khi sáng tạo ra nhân vật mang nét chung và riêng, với lối trần thuật dòng ý thức. Chính điều này, đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thú vị của tiểu thuyết Murakami, được ví như “chất gây nghiện” với độc giả [101]. Will Slocombe trong bài viết Murakami and the Ethics of Translation (Murakami và đạo đức của sự thông dịch), đăng trên tạp chí Comparative Literature and Culture (2004) cũng chú ý đến cách nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất. Will Slocombe khẳng định đóng góp lớn của Murakami chính là dùng boku. Nhà văn đã góp phần xóa nhòa ranh giới giữa văn học phương Tây và phương Đông, ranh giới giữa “tiểu thuyết tôi mang tính cá nhân và tiểu thuyết chính thống mang tính xã hội” [128,3]. Đây là một nhận định sắc sảo về phong cách tự sự của Murakami, phương diện ngôi kể thứ nhất này là đặc điểm riêng, tạo thành điểm

nhấn khu biệt Murakami với những nhà văn khác.

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 5

Bài viết Murakami‟s Storytelling World (Thế giới chuyện kể của Murakami) của Welch Patricia cung cấp một góc nhìn khá đầy đủ và sâu sắc về nghệ thuật trần thuật của Haruki. Bên cạnh đó, Welch Patricia còn đi sâu phân tích về những đóng góp của nhà văn khi xây dựng nhân vật. Theo đó, thế giới nhân vật của Murakami: “dẫu đơn độc và cô biệt, họ phải đấu tranh để rèn nên bản nguyên đích thực của mình trong một thế giới phi ảo tưởng (dystopic world). Nhân vật của ông là những người bình thường, nhưng họ có thể làm những việc phi thường nếu họ biết sống ý nghĩa, biết sử dụng tri thức với ý thức trách nhiệm, và luôn cẩn thận không mù quáng nghe theo những tự sự đáng ngờ của kẻ khác” [120,5].

A Narratological Study of Murakami Haruki‟s “Norwegian Wood” and “Sputnik Sweetheart” (Nghiên cứu tự sự học trong “Rừng Na Uy” và “Người tình Sputnik” của Murakami Haruki, 2011), bài viết của Virginia Yeung tập trung khảo sát một số tính năng quan trọng trong kỹ thuật tường thuật của Murakami Haruki, thông qua việc phân tích kỹ lưỡng về cấu trúc thời gian, giọng điệu và nghệ thuật tự sự, tập trung hai trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Virginia Yeung cho rằng Murakami “chủ yếu sử dụng kĩ thuật trần thuật theo dòng ý thức và một kỹ thuật trần thuật khác nhằm đưa ra một ảo tưởng về thực tại cho cuốn tiểu thuyết là sử dụng các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian” [153]. Tác giả còn cho rằng kĩ thuật di chuyển liên tục điểm nhìn trần thuật là một cách tân mới mẻ trong tiểu thuyết của Haruki so với các nhà văn Nhật thế hệ trước.

Trong khi đó, Jay Rubin trong cuốn Murakami Haruki and the Music of Words

(Murakami Haruki và âm nhạc của ngôn từ) nghiên cứu các vấn đề liên quan đến


thi pháp tiểu thuyết Haruki, khi đề cập đến nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Biên niên kí chim vặn dây cót đã cho rằng: “như một hành vi sáng tạo để tự vấn mình, cũng như một bước phát triển quan trọng của Murakami trong việc nhà văn nhìn nhận trách nhiệm của chính mình với tư cách người kể chuyện” [123,222].

Gareth Edward trong The Use of Certain Fantastic Concepts in the fiction of Murakami Haruki (Sử dụng một số khái niệm kì ảo nào đó trong tiểu thuyết của Murakami Haruki) tập trung nghiên cứu yếu tố kì ảo mà Haruki sử dụng trong tác phẩm, bên cạnh đó, tác giả còn liên hệ đến nhân vật “người kể chuyện” trong tiểu thuyết, góp phần làm nên thành công cho nhà văn: “Người kể chuyện thường bị các thế lực bên ngoài và sự xâm phạm nham hiểm quấy rối, nhưng không thể giải thích được trong đời thường” [96,2].

Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu về nghệ thuật tự sự mới mẻ và độc đáo của Murakami trên các báo và tạp chí đã đưa ra những nhận định quan trọng như: Masatsugu Ono cho rằng sáng tác của Murakami được viết bằng thứ tiếng Nhật “hiện đại” và “phóng khoáng”. Còn Numano trong bài viết Thế giới thơ và tiểu thuyết từ “Truyện Genji” đến Murakami Haruki khẳng định điều làm nên sự hấp dẫn của tiểu thuyết Murakami chính là nhờ ở “văn phong trau chuốt, điêu luyện” và “cốt truyện cấu tứ khéo léo”. John Updike trong bài viết trên tờ New Yorker nhận định: “Dù tác phẩm của ông nhan nhản sự tham khảo văn hóa đương đại Mỹ, đặc biệt là âm nhạc bình dân; dù ông miêu tả chi tiết sáo rỗng, tầm thường của giới trẻ phương Tây, lối kể chuyện của ông vẫn rất đáng mơ ước và gần với tính siêu thực mềm dẻo, linh hoạt của Kobe Abe hơn là tính cứng nhắc, mãnh liệt của Yukio Mishima và Junichiro Tanizaki” [141,4]. Và Rattanavong Sanaphay trong bài viết Murakami tìm lối đi mới trong “Sau nửa đêm” khẳng định, lối viết của Haruki là lối viết kì lạ, khó nắm bắt và không thuộc một thể loại nào: “Lối viết của ông được đánh giá là trần trụi, táo bạo, sáng tạo, lãng mạn, hấp dẫn, hoài cổ; còn nghệ thuật kể chuyện của ông được xếp vào loại bậc thầy” [67].

Điểm qua các công trình nghiên cứu nước ngoài, chúng tôi nhận thấy Murakami được giới nghiên cứu quan tâm ở nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu biểu tượng như hướng đề tài chúng tôi khai thác. Dẫu vậy, những phân tích, luận giải của họ đã đưa đến những nhận định quý báu về phong cách và tư tưởng của nhà văn, là cơ sở tốt định hướng cho đề tài chúng tôi.


1.1.2. Ở Việt Nam

Murakami là một cái tên không hề xa lạ đối với độc giả Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại đây. Tương tự những nghiên cứu trên thế giới, việc nghiên cứu về Murakami bằng tiếng Việt (viết và dịch) tập trung vào một số phạm vi sau:

Thứ nhất, hướng Phê bình hậu hiện đại (Criticism of postmodernism) khai thác tư tưởng, thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại mà Murakami sử dụng trong tiểu thuyết của mình dưới các góc nhìn: liên văn bản, giọng điệu, thể loại, ngôn ngữ, kiểu nhân vật...

Will Slocombe trong bài viết Murakami và đạo đức của sự thông dịch in trong Kỉ yếu hội thảo “Thế giới của Murakami và Banana Yoshimoto” do công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam kết hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức nhận thấy “Murakami dường như đang thực thi một ý đồ mang tính hậu hiện đại là hợp nhất hai thứ văn chương [tưởng chừng] khác biệt này. Trên một cấp độ, Murakami viết ra một thứ “văn chương đại chúng”, Mỹ hóa; trên một cấp độ khác, ông viết một thứ văn soi rọi những vấn nạn của một thế giới hậu hiện đại, cái mà Stretcher gọi là “khủng hoảng xã hội lớn nhất của nước Nhật kể từ cuối thời kỳ hậu chiến: cái tình trạng “thương phẩm hóa phì đại” đánh dấu việc đất nước này bước vào cái gọi là thời khắc hậu hiện đại”. Kĩ thuật văn chương của Murakami lấy từ các nguồn của Mỹ và sử dụng thủ pháp hậu hiện đại, nhưng sâu xa nó vẫn nói về Nhật Bản và vai trò của nước Nhật trong xã hội toàn cầu hậu hiện đại” [60]. Tác giả khẳng định đã có cuộc tranh cãi về mối quan hệ và vai trò của “văn chương tinh túy” và “văn chương đại chúng” có nguồn gốc sâu xa “từ sự phân liệt mang tính hậu hiện đại giữa tính đa nguyên với thực tại kinh tế hậu tư bản”. Murakami ở giữa trung tâm đó, đang cố gắng viết về một Nhật Bản mới trong mối tương quan với cộng đồng toàn cầu như một tổng thể.

Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của Murakami tiếp tục được khơi mở ở bài viết Sự xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và siêu thực trong tiểu thuyết Murakami Haruki của Nguyễn Bích Nhã Trúc. Trong bài viết, tác giả cho rằng, việc khéo léo pha trộn, sắp xếp các chi tiết huyền ảo, thậm chí là kì dị, siêu nhiên trên phông nền của hiện thực là một trong những điểm hấp dẫn, làm nên thành công của tiểu thuyết Murakami. Dựa vào hai nguyên tắc sáng tác tiêu biểu: thủ pháp đồng hiện và nghệ thuật ẩn dụ, biểu tượng, tác giả đã đi sâu phân tích một số tiểu thuyết chính của nhà văn nhằm kiến giải về hiện tượng xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và siêu thực. Tác giả khẳng định: “Dưới bàn tay ma thuật của cây bút tiểu thuyết bậc thầy,


Murakami Haruki đã biến hóa kĩ thuật đồng hiện thành một loại bột màu hữu hiệu, có tác dụng làm mờ dần lằn ranh ngăn cách giữa hai thế giới: hiện thực khách quan (thế giới ngoài thực tế) và hiện thực chủ quan (thế giới trong mơ), thông qua sự hoán đổi vị trí của hai thực thể ấy” [79,5].

Ngô Trà Mi trong Huyền thoại và giải huyền thoại Murakami Haruki nghiên cứu thủ pháp huyền thoại hóa của Murakami. Người viết cho rằng, thủ pháp này không phải là sáng tạo mới của nhà văn nhưng “huyền thoại của Murakami lại là màu sắc của thế giới ngày hôm nay”. Những huyền thoại trong tiểu thuyết Murakami là “những huyền thoại hậu hiện đại”. Ngô Trà Mi khẳng định: “Murakami dùng huyền thoại là để giải huyền thoại”. Vì thế, giọng văn của Murakami chẳng bao giờ nghiêm trang, lúc nào cũng tưng tửng. “Dường như có những nụ cười thấp thoáng sau câu chữ của ông. Ông bước đi giữa chữ không bằng đại tự sự mà muốn lật hết những đại tự sự” [47].

Hà Văn Lưỡng trong bài viết Dấu ấn nghệ thuật hậu hiện đại trong một số sáng tác của Murakami cho rằng: “Trong sáng tác của Murakami, ngoài những yếu tố nghệ thuật khác, nhà văn còn sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại như: kết cấu mở, phá bỏ đại tự sự, những biểu tượng, ẩn dụ, giấc mơ...” [43]. Mặc dù bước đầu đã đưa ra một số đặc điểm sáng tác của Murakami, tuy nhiên tác giả chưa có những kiến giải cụ thể, thuyết phục để minh chứng cho dấu ấn hiện đại của nhà văn này.

Trần Thị Tố Loan trong bài viết Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết “Người tình Sputnik” của Murakami đã nhìn nhận và so sánh tác phẩm của Murakami với những tác phẩm của các tác giả Việt Nam cùng thời trên cơ sở triết học Hậu hiện đại của Lyotard. Tác giả cho rằng: “thông qua tác phẩm của mình, Murakami đã thể hiện được cảm thức của thời đại đổ vỡ các giá trị và đã thực sự bước vào địa hạt hậu hiện đại” [38].

Yếu tố hậu hiện đại trong “Biên niên kí chim vặn dây cót” của Murakami là bài viết của Lê Thị Diễm Hằng in năm 2010. Trong bài viết, tác giả tập trung tìm hiểu yếu tố hậu hiện đại trong cuốn Biên niên kí chim vặn dây cót vì cho rằng đây là “tác phẩm thể hiện rò tư duy hậu hiện đại với sự phân mảnh và huyền ảo”. Tác giả đã phân tích ngắn gọn một số đặc điểm quen thuộc trong thủ pháp nghệ thuật của Murakami như: lối trần thuật ma trận, hỗn độn, thủ pháp phân mảnh, huyền ảo... và đi đến kết luận: “Biên niên kí chim vặn dây cót là tác phẩm thể hiện rất rò yếu tố hậu hiện đại” [26].


Ở luận án Yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Murakami, Lê Thị Diễm Hằng tiếp tục hướng nghiên cứu của mình về tác giả và tác phẩm Murakami nhưng ở bình diện sâu hơn với một số kiến giải quan trọng. Luận án được triển khai qua bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Trạng thái hậu hiện đại và cảm quan về con người trong tiểu thuyết của Murakami. Chương 3: Trần thuật hỗn hợp trong tiểu thuyết Murakami. Chương 4: Liên văn bản trong tiểu thuyết Murakami. Diễm Hằng phân tích khá kĩ tiểu thuyết Murakami qua nhiều góc nhìn theo tinh thần hậu hiện đại. Người viết đã có những kiến giải khá sâu sắc, minh chứng thuyết phục về sự xuất hiện đậm đặc của yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết Murakami nhằm đi đến khẳng định phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn tài hoa này [27].

Thứ hai, hướng Phê bình chủ đề (Thematic Criticism) nghiên cứu tiểu thuyết Murakami ở phương diện chủ đề cũng là một hướng đi được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Murakami không chỉ là một nhà văn tài hoa trong những trang văn viết về thân phận, nỗi cô đơn, mất mát hay hành trình đi tìm chính mình, mà chủ đề thế tục lại có sự hấp dẫn đặc biệt trong sáng tác của ông. Nó góp phần tạo nên một sức cuốn hút ở cả những độc giả khó tính, “bởi đọc tác phẩm Murakami, độc giả có kinh nghiệm cảm thấy chạm được đến đáy lòng sâu của mình” [60,8]. Tác giả Trần Tiễn Cao Đăng, trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Murakami đăng trong Kỉ yếu hội thảo “Thế giới của Murakami và Banana Yoshimoto” đã có những trao đổi thẳng thắn về những đặc điểm làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đây chính là vấn đề mà nhà văn quan tâm nhất khi ông trả lời: “Cái tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là những con người” [60].

Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Tản mạn “Rừng Na Uy” và Murakami lại bàn về chủ đề sex: “Sex với liều lượng như trong Rừng Na Uy là nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: nhưng sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con người cô đơn” [60].

Đề cập đến bản thể con người, Nguyễn Hoài Nam nhận ra hành trình của tiểu thuyết Murakami là Cuộc tìm kiếm bản thể của con người hiện đại. Cũng vậy, Phạm Văn Học với Nỗi u buồn trong “Rừng Na Uy” nhận thấy nhân vật của Murakami luôn tất tả ngược xuôi đi tìm bản ngã giữa biển người mênh mông. Nhưng rồi chính sự cô đơn trong tâm hồn đã đưa bản ngã đến gần tha nhân hơn. Bản ngã cô đơn phân mảnh cực đoan trong không gian văn hóa Nhật Bản hiện đại [27]. Nguyễn Anh Dân cũng quan tâm đến sự Tìm kiếm bản thể đích thực và giải phẫu tinh thần


Nhật Bản hậu hiện đại trong tác phẩm của Murakami. Tác giả khẳng định tinh thần Nhật Bản hậu hiện đại thể hiện ở cảm thức về nỗi cô đơn và hành trình tìm kiếm bản thể của con người [17]. Những phân tích chủ đề bên trên là gợi ý quan trong cho chúng tôi trong việc giải mã biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami.

Thứ ba, Phê bình Tự sự học (Criticism of Narratology) về tiểu thuyết Murakami đã nhận được sự quan tâm của giới học thuật, nghiên cứu ở Việt Nam. Sự xuất hiện của nhiều công trình khảo cứu về nghệ thuật tự sự Murakami cho thấy đây là một phương diện rất quan trọng trong việc khẳng định tài năng của nhà văn.

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu trong bài Thực tại trong ma ảo cho rằng: “Tiểu thuyết của Murakami Haruki với tinh thần chơi đùa và tự do tưởng tượng được kể bằng một bút pháp sống động và đam mê như Nghìn lẻ một đêm của thời hiện đại. Nghệ thuật của ông trở về với ngọn nguồn của tiểu thuyết, thời mà tiểu thuyết còn đầy tự do, không bó buộc phải sao chép hiện thực” [13]. Trong bài viết này, Nhật Chiêu ghi nhận: “Yếu tố ma ảo (magic) của ông có nguồn gốc phương Đông, ngay chính trong văn học cổ điển Nhật Bản”. Tác giả chứng minh qua sự xuất hiện có hệ thống hình ảnh “linh hồn sống” trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển: “Tôi không rò nước ngoài thì sao, nhưng loại đó xuất hiện nhiều trong văn chương Nhật. Truyện Genji chẳng hạn, đầy rẫy những linh hồn sống” [13].

Ngô Trà Mi với bài viết Huyền thoại và giải huyền thoại Murakami Haruki nhận định, huyền thoại hóa là một thủ pháp được Murakami sử dụng song hành trong các sáng tác, đem lại một làn gió mới trong văn học huyền thoại thế giới: “huyền thoại của Murakami lại đầy màu sắc của thế giới hôm nay”. Tác giả nhận định: Với Murakami, “huyền thoại chính là những ẩn dụ”, nhưng là những ẩn dụ mới do chính nhà văn kiến tạo, nhằm phá bỏ những ẩn dụ và huyền thoại sáo mòn có sẵn trước đó [47]. Chúng tôi không đồng ý với cách gọi huyền thoại là ẩn dụ này của tác giả bài viết, bởi đã “huyền thoại” thì chẳng còn tính “ẩn dụ” gì nữa.

Trong tiểu luận Cấu trúc tự sự trong “Kafka bên bờ biển” theo cách nhìn phân tâm học (2010), Lê Nguyên Cẩn đã tìm hiểu cấu trúc tự sự và kết cấu nhân vật trong tác phẩm Kafka bên bờ biển dựa trên nền tảng lí thuyết tự sự học và phân tâm học. Tác giả cho rằng: “Kĩ thuật kể chuyện nổi bật lên hàng đầu trong tác phẩm này chắc chắn chịu ảnh hưởng nghệ thuật kể chuyện của điện ảnh, thể hiện qua hình thức các cảnh quay liên tiếp được đan cài xen kẽ, luân phiên, tuần tự của các trường đoạn từ hai mạch kể” [10].

Khuynh hướng nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí