?ánh Sáng”: Biểu Tượng Của Nguồn Sống Và Lương Tri; Cái Đẹp Và Cái Thiện


Tiểu kết

Các chuyên luận, bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của Murakami xuất hiện liên tục trên các tạp chí khoa học, các trang mạng thông tin trực tuyến trên thế giới, và là đề tài cho nhiều khóa luận, luận văn, luận án,… chính là minh chứng cho việc tiếp cận đa dạng thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nhìn một cách tổng thể, ta thấy các nhà nghiên cứu phê bình tiếp cận và soi chiếu tác phẩm của ông từ nhiều góc độ: từ nghiên cứu tiểu sử, lịch sử xã hội tới nội dung tư tưởng hiện đại và hậu hiện đại... Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy những nghiên cứu ảnh hưởng và dấu vết của văn hóa, văn học dân gian Nhật Bản, cũng như sự tiếp nhận các nền văn hóa, văn học dân gian trên thế giới; nghiên cứu so sánh ảnh hưởng, tiếp nhận,… để thấy quá trình vận động phát triển của những hình thức văn học từ mô hình gốc tới tiểu thuyết của ông. Đặc biệt, tiến hành khảo sát về các công trình nghiên cứu biểu tượng trong tiểu thuyết Murakami, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bài viết chủ yếu mới dừng lại định danh một số biểu tượng trong tiểu thuyết chứ không đi sâu phân tích một cách hệ thống.

Một số bài viết trên cơ sở nghiên cứu tiểu thuyết Murakami dưới các góc nhìn và phương diện khác nhau đã chạm đến hoặc phân tích một vài biểu tượng cụ thể (cái bóng, phức cảm Oedipus, giếng, âm nhạc, giấc mơ) nhưng những nghiên cứu về biểu tượng một cách chuyên sâu có hệ thống thì vẫn đang bỏ ngỏ. Chúng tôi thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống biểu tượng của Murakami trên các phương diện: biểu tượng thiên nhiên, biểu tượng đồ vật, động vật qua thế giới tiểu thuyết của nhà văn.


Chương 2

BIỂU TƯỢNG T IÊN N IÊN TRONG TIỂU T UYẾT MURAKAMI


Thiên nhiên từ lâu đã trở thành niềm cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ, bởi nó xuất hiện ngay trong từng nhịp sống và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của con người. Thiên nhiên vừa là đối tượng để nhận thức, chinh phục đồng thời còn là đối tượng để giao hòa, gắn bó. Nhật Bản, đất nước với thiên nhiên đặc trưng: vừa hiền hòa vừa khắc nghiệt, bên cạnh vẻ đẹp bốn mùa là nguy cơ của động đất, núi lửa phun trào. Con người Nhật Bản từ lâu đã chấp nhận và thích nghi với điều đó. Họ tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và đắm chìm trong những cảm xúc thanh khiết mà thiên nhiên mang lại. Vì vậy thiên nhiên khi đi vào tác phẩm đều mang mỹ cảm rất riêng, phảng phất niềm bi cảm sâu sắc. Đó là “một thiên nhiên ở sau thiên nhiên, một thiên nhiên ở trong ta, ở trong trái tim. Sự phập phồng của vũ trụ cũng là sự phập phồng của trái tim” [12,7].

Biểu tượng thiên nhiên trong tiểu thuyết của Murakami khá đa dạng, xuất hiện dày đặc và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện, đồng thời còn là môi trường để các nhân vật bộc lộ rò nét thế giới nội tâm sâu sắc của mình. Trong luận án này, chúng tôi tập trung làm rò biểu tượng thiên nhiên với ba nhóm biểu tượng chính: biểu tượng ánh sáng và bóng tối; biểu tượng đất và rừng; biểu tượng nước và những biến thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

.1. Biểu tượng “ánh sáng” và “bóng tối”

Ánh sáng và bóng tối là hai thực tại đối lập nhau và không thể dung hòa. Nơi nào có ánh sáng mạnh mẽ hơn thì bóng tối phải tan đi; ở đâu có bóng đêm bao phủ thì ánh sáng phải nhường chỗ. “Ánh sáng được liên hệ với bóng tối, để tượng trưng cho những giá trị bổ sung hoặc thay phiên nhau trong một quá trình biến đổi”; “Ánh sáng tiếp theo bóng tối, trong trật tự biểu hiện vũ trụ cũng như là trong trật tự Khải ngộ nội tâm. Ánh sáng và bóng tối, nói một cách chung hơn, là một mặt phổ biến được biểu đạt chính xác bằng sự song hành của dương và âm […]. Đất có nghĩa là bóng tối, trời có nghĩa là ánh sáng” [11,13]. Ánh sáng - bóng tối là một cặp từ tượng trưng cho nhiều lãnh vực của cuộc sống: thánh thiện - tội lỗi; hòa thuận - chia rẽ; yêu thương - hận thù; trí tuệ - hoang sơ…

Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami - 7

2.1.1. “Ánh sáng”: Biểu tượng của nguồn sống và lương tri; cái đẹp và cái thiện

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “ánh sáng là một biểu hiện của sức tạo nên sự sống”, “nguồn nhiệt đem lại sự sống” [11,13]. Những thành ngữ như ánh sáng thần thánh hoặc ánh sáng tinh thần cho thấy một nội hàm biểu trưng phong


phú ở Viễn Đông. Ánh sáng là nhận thức. Nếu ánh sáng mặt trời biểu hiện uy trời, nỗi lo sợ và niềm hy vọng của con người, thì nó cũng không tỏ ra là một dữ liệu bất biến. Nó có thể biến mất và sự sống sẽ biến theo. Nhưng nếu ánh sáng mặt trời chết đi mỗi tối, nó lại hồi sinh hằng sáng và con người, coi số phận mình giống số phận ánh sáng, đã lấy được ở đó niềm hi vọng và niềm tin ở tính trường tồn của cuộc đời và của sức mạnh con người. Trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước, tục thờ Mặt trời và tục thờ Nước có vai trò hết sức to lớn. Mặt trời (tượng trưng cho tính dương/nắng/sức nóng/ánh sáng...) và Nước (tượng trưng cho tính âm/lạnh/tươi mát...) rất cần cho sự sinh trưởng của vạn vật. Nếu như mặt trời có sức mạnh sản sinh thì Nước lại có khả năng tái sinh. Cả hai đều đem lại sự sinh sôi, nảy nở.

Biểu tượng ánh sáng trong tiểu thuyết Murakami không chỉ là sự kế thừa, tiếp nối “bản tổng kết khối kinh nghiệm, cảm xúc điển hình to lớn nguyên thủy của con người” mà còn là “dấu ấn của tiếng nói cá nhân”, mang màu sắc riêng của nhà văn đương đại này. Biểu tượng ánh sáng ở Murakami chủ yếu tập trung vào hai loại chính: ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng.

“Mặt trời là nguồn của ánh sáng, sức nóng và sự sống” [11,576]. Hình ảnh mặt trời xuất hiện khá dày đặc trong tiểu thuyết của Murakami. Ánh sáng của mặt trời xuất hiện ở Murakami trước hết mang ý nghĩa của “nguồn nhiệt đem lại sự sống”. Nguồn nhiệt ấy trở nên cần thiết hơn bao giờ hết với nhân vật Mamiya (Biên niên kí chim vặn dây cót) trong hành trình đi sâu vào “hiểm địa”. Giữa tâm bão, một cơn bão khủng khiếp cuốn tất cả vào vực thẳm bi kịch, Mamiya và đồng đội đang ngồi ngắm bình minh. Dường như khoảnh khắc ngắm bình minh ở Mông Cổ là “một điều kì diệu. Chỉ trong một khoảnh khắc, chân trời trở thành một dải sáng mờ treo trong bóng tối, rồi cái dải ấy dâng lên mỗi lúc một cao hơn” [48,173]. Đối với Mamiya “cảnh tượng đó thật kì vĩ, một cảnh tượng mà, như tôi đã nói, lớn lao hơn rất nhiều so với những gì tôi có thể lĩnh hội được với những giác quan hạn hẹp của con người” [48,173]. Bình minh trở thành niềm an ủi, niềm hạnh phúc dù chỉ trong phút chốc.

Ánh sáng đó trở thành “nguồn chết”, khi “sự chiếu rọi của mặt trời làm biểu hiện mọi sự vật”. Dưới ánh nắng chói chang của mặt trời, Mamiya nhận ra ông bị ném vào một “cơn ác mộng khủng khiếp” khi chứng kiến từng người một trong nhóm bị giết, bị lột da sống và chết đi trong sự đau đớn cực độ. “Ánh mặt trời ở phía Đông rốt cuộc cũng bắt đầu sưởi ấm làn da tôi, “Trong ánh nắng buổi sáng, lưỡi dao lóe lên ánh trắng đùng đục” [48,187]. Ánh sáng ấy soi tỏ từng động tác tỉ mỉ, cẩn thận của viên sĩ quan Mông Cổ khi lột da sống Yamamoto, những khuôn


mặt vô cảm, không kinh tởm, không hào hứng, không khiếp hãi của đám quân nhân, và hơn hết dưới ánh nắng, “một đống thịt máu me đỏ lòm, không còn tí da nào..., mặt đất xung quanh là cả một biển máu” [48,189]. Mamiya buộc phải chứng kiến để rồi, cảnh hành hình này trở thành một trong những kí ức ám ảnh suốt đời ông, “như tế bào ung thư, những kí ức đó đã cắm rễ trong tâm trí tôi, ăn dần vào thể xác tôi.” Hình ảnh cái chết đó như là minh chứng cho quan niệm: “Mặt trời bất tử mọc lên mỗi buổi sáng và lặn mỗi buổi tối xuống vương quốc của những người chết; do đó nó có thể kéo theo những con người theo mình và giết chết họ khi lặn... Một số tín ngưỡng cho rằng chỉ nhìn vào mặt trời lặn là có thể kéo theo cái chết” [11,576].

Trong một phân đoạn khác của Biên niên kí chim vặn dây cót, cuộc thảm sát tàn khốc ở vườn thú Tân Kinh mà nhóm binh lính Nhật Bản thực hiện đối với những người Trung Quốc bỏ trốn. Họ bị đâm chết, bị đánh bằng gậy bóng chày, bị chôn trong ngôi mộ tập thể trong rừng. Cảnh hành hình hiện rò mồn một dưới ánh nắng chiều, “khi tên lính nâng gậy lên, những tia nắng chói của mặt trời đang lặn hắt cái bóng dài, bè bè của cây gậy lên mặt đất”, “Làm xong nhiệm vụ, anh bắt đầu chầm chậm đứng lên khi cảm thấy mặt trời chiếu sau lưng anh bỗng trở nên càng chói gắt” [48,605]. Ánh sáng mặt trời trở thành điềm gở, điềm báo cho cái chết và đồng thời dự báo cho số phận bi kịch cho tất cả những ai có liên quan về sau. Ánh sáng chiều tà – hoàng hôn ở một khía cạnh khác “bao hàm và biểu trưng cho vẻ đẹp thương nhớ về sự xế chiều và về quá khứ. Nó là hình ảnh và giờ giấc của sự ưu sầu và thương nhớ” [11,438]. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tác phẩm của Murakami đều để nhân vật chính chìm trong nỗi đau đớn khi đối diện với chính mình vào thời khắc hoàng hôn. Toru trong Rừng Na Uy đã phải trải qua những năm tháng tuổi trẻ nhiều biến cố đau thương, anh bị rơi vào vòng xoáy của quá khứ và hiện tại, giữa một tình yêu đang sắp tàn lụi và sự chớm nở của một tình yêu sôi nổi mới. Naoko của anh đang tiến dần tới còi chết trong vô vọng, sự đau đớn khi dự cảm về một phần cuộc sống của mình sắp biến mất khiến Toru rơi vào trạng thái tuyệt vọng. “Khi mùa xuân phai dần trong tháng Năm, tôi không thể lẩn tránh con tim run rẩy của mình được nữa. Nó thường xảy đến khi mặt trời đang xuống. Trong bóng chiều tà nhợt nhạt, trái tim tôi bỗng nở to ra, run rẩy, và lẩn quất đau nhói như có những nhát dao đâm” [53,460].

Ánh sáng ngoài ý nghĩa biểu tượng cho nguồn sống, niềm hi vọng, và cả… nguồn chết, nó còn mang ý nghĩa “là sự nhận thức, giác ngộ, là sự mặc khải, cứu rỗi” [11,15]. Trong những ngày “bị bỏ mặc một mình trong im lặng sâu thẳm và trong bóng tối còn thăm thẳm hơn thế” với “nỗi cô đơn tột cùng, nỗi tuyệt vọng


cùng cực khi bị bỏ mặc trong một cái giếng sâu giữa sa mạc ở bên rìa thế giới, người đau như dần trong bóng tối như mực”, khát vọng lớn nhất của Mamiya là được thấy ánh sáng dù chỉ một lần. Điều đó có nghĩa chừng nào nhân vật còn khao khát vươn đến ánh sáng, tìm kiếm ánh sáng thì anh ta vẫn còn khao khát được sống. Tuy nhiên, điều khủng khiếp nhất là lúc con người phải đối diện với cái chết, nhưng không thể quẫy đạp để cứu lấy chính mình, chỉ chờ đợi trong vô vọng. Chưa bao giờ Mamiya mong chờ ánh sáng đến thế bởi lẽ “Chừng nào còn ở trong ánh sáng, tôi có thể quên hết nỗi sợ, cơn đau, tuyệt vọng”, và rồi “ánh nắng mặt trời rọi xuống miệng giếng như một thứ mặc khải” [48,195]. “Cực của ánh sáng, đó là buổi trưa, mà theo nghĩa tượng trưng, đó là giờ phút tuyệt vời của thần cảm... là cường độ ánh sáng của mặt đối mặt với chúa” [11,15]. Khi dòng thác ánh sáng với cường độ mãnh liệt xuyên thấu vào đáy giếng, Mamiya đã tìm thấy được một phần nào đó cốt lòi của mình. Ánh sáng không chỉ mang ý nghĩa của sự nhận thức mà còn là sự giải thoát cho nhân vật khỏi những ám ảnh, đau đớn, bất lực. Murakami đã khắc họa giây phút giác ngộ và chờ đợi sự giải thoát của Mamiya thật đặc biệt. Với nhân vật, chỉ có cái chết mới có thể giúp ông bước qua rìa thế giới, để đến với sự ân sủng. “Tôi đợi ánh sáng đó, ngoài ra tôi không chờ đợi gì nữa. Tôi chẳng còn có thể đợi cái gì khác nữa.” “Tôi nhận ra mình lại đang ngập trong ánh sáng chan hòa đó. Một cách vô thức, tôi dang rộng hai tay, ngửa lòng bàn tay ra đón nhận mặt trời. Nếu như điều đó xảy ra trong niềm phúc lạc tột cùng của ánh sáng kì vĩ đó thì ngay cái chết cũng không còn đáng sợ nữa. Thực sự tôi cảm thấy muốn chết” [48,196]. Ánh sáng mặt trời, trong tiểu thuyết Murakami, làm cho mọi thứ hóa ra những hình ảnh hỗn loạn, con người như bị hôn mê đi dưới ảnh hưởng thôi miên của “con mắt vĩ đại treo trên cao kia”. Hay có khi ngược lại chính trong lúc bị ánh nắng thôi miên mà con người nhìn ra những sự thật của đời sống.

Ánh mặt trời còn mang ý nghĩa biểu tượng của “sự thức tỉnh của ước vọng, là ước muốn tình yêu” [11,14]. Tình yêu – nơi bám víu duy nhất của con người trước cuộc đời, sự sống và cái chết và khát vọng về tình yêu là khát vọng muôn đời. Người đọc chứng kiến tình yêu của Naoko – Toru – Midori qua ngòi bút đầy yêu thương của nhà văn. Dưới ánh mặt trời, nụ hôn và những “xúc cảm thực sự” mà họ trao cho nhau thật đặc biệt. Với Naoko đó cứu cánh để cô khỏi lạc lối trong cảm thức hoang mang, đổ vỡ; với Toru, tình yêu chính là sợi dây nối kết anh với cuộc sống và với Midori, nụ hôn đầu tiên mà họ dành cho nhau trên sân thượng vào một ngày “nắng đầu thu” chính là sự khởi đầu cho một hành trình mới của yêu thương.

Điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy trong các tiểu thuyết của Murakami là nhà


văn thích so sánh cảm xúc, kí ức của nhân vật với những cụm từ chỉ ánh sáng. Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, nhà văn để nhân vật Toru quay trở về dòng kí ức tám năm về trước, ngày mà Kumiki và Toru “đã tìm thấy một cái gì ở nhau”, “như hai tia sáng nhỏ nhoi cùng trôi trong bóng tối mênh mông, ngày một tiến lại gần nhau mà chính mình không biết” [48,261]. Hai con người cô đơn, lạc lòng giữa dòng đời xuôi ngược nay đã tìm thấy mảnh ghép của đời mình. Nhà văn đã rất tinh tế khi tạo ra một không gian thật bình yên với “mặt trời mùa thu tuôn ánh sáng dịu dàng xuống khắp nơi, lá cây ngân hạnh khô đến tận gân khẽ rung rung khi gió nhẹ thổi” [48,263]. Tình yêu khiến cho nhân vật Toru như ngập chìm trong ánh sáng của tình yêu. Anh cảm nhận được “trong nụ cười của nàng có một ánh sáng dịu dàng thầm lặng trước đây không có” [48,263]. Hay cậu bé Kafka trong cảm nhận về bà Saeki – người mẹ đã bỏ rơi cậu mà đi những năm về trước, là một người phụ nữ xinh đẹp, tao nhã, thông minh với đôi mắt đẹp và “một nụ cười luôn thấp thoáng trên môi”. Cảm xúc yêu thương dành cho mẹ khiến cậu nhìn thấy mẹ thật đẹp, “tôi không biết diễn tả thế nào, nhưng quả nụ cười ấy tạo nên một cảm giác hoàn hảo, nó khiến tôi nghĩ đến một đốm nắng tươi, một đốm nắng đặc biệt chỉ có ở nơi biệt lập. Ngôi nhà tôi ở Tokyo có một nơi như thế và từ nhỏ, tôi đã thích ngắm những đốm nắng như thế” [50,47]. Kí ức trở thành chốn đi về của cậu bé, và chính kí ức đẹp về mẹ là điểm tựa tinh thần để cậu bé vượt qua cơn bão số phận, trở thành “trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới” [50,8].

Bên cạnh ánh sáng mặt trời, hình ảnh ánh trăng, vầng trăng xuất hiện trong hầu hết các tiểu thuyết của Murakami như một biểu tượng đa nghĩa. Xuất phát từ những đặc tính tự nhiên, là thiên thể ban đêm, trăng thường gợi nên hình ảnh của cái đẹp, của ánh sáng trong khoảng không mênh mông tăm tối. Và nó cũng chính là biểu tượng của cái gì đó siêu thoát bên ngoài mà con người không thể vươn tới. Là ngọn nguồn của vô số huyền thoại, truyền thuyết và tín ngưỡng, trăng là biểu tượng của vũ trụ qua các thời đại. “Nó là biểu tượng của bản nguyên thụ động, nhưng giàu sức sinh sản, của đêm, của sự ẩm ướt, cái siêu thức, trí tưởng tượng, tâm thần, mộng mơ, khả năng thụ cảm, nữ giới và tất cả những gì bất định, nhất thời và dễ bị ảnh hưởng, do sự giống nhau với vai trò vũ trụ của nó là vật phản chiếu ánh sáng mặt trời” [11,939].

Trăng là biểu tượng của bản nguyên nữ với vẻ đẹp hoàn mĩ của nó. Trong tiểu thuyết Murakami, người đọc từng được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh khỏa thân dưới sự mê hoặc của ánh trăng. Vẻ đẹp thiên tính nữ trong các bức tranh khỏa thân là sự kế thừa truyền thống văn học mĩ cảm và nữ tính của Nhật Bản, là sự trở về với


trạng thái nguyên sơ, thuần khiết của cảm xúc, đem lại cho người đọc cảm giác được thanh tẩy, đồng thời gợi liên tưởng đến hình tượng của đứa trẻ sơ sinh vừa lọt lòng, mang trạng thái vô dục nguyên thủy của loài người.

Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, nhân vật Naoko trong Rừng Na Uy hiện lên với vẻ đẹp thanh thoát và tinh khiết: “Tắm trong ánh trăng dìu dịu, thân thể của Naoko ánh lên như da thịt sơ sinh khiến tôi tan nát còi lòng” [53,251]. Hòa mình vào cảm thức hư ảo ấy, Toru quên mất sự chảy trôi của thời gian, quên mất sự tồn tại của chính mình, bởi “vẻ đẹp thân xác của Naoko lúc bấy giờ hoàn hảo đến nỗi nó không gợi một chút gì là dục tính trong tôi” [53,251]. Hình ảnh thân thể trần truồng của Naoko dưới ánh trăng soi chiếu dù mờ ảo và siêu thực nhưng nó mãi mãi là kí ức không phai đối với Toru. Tuy nhiên, điều đáng nói là hành động lòa thể dưới ánh trăng của Naoko hoàn toàn không mang tính chủ động mà xảy ra khi nhân vật rơi vào trạng thái vô thức. Hành động vô thức của Naoko thể hiện miền nội tâm bí ẩn, là những vùng tối, “giếng đồng”, “cái chết” đang nối dài sự sống mà cô không sao thoát ra được.

Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, ánh trăng soi tỏ thân thể của Kasahara May mang biểu tượng của sự phục sinh, của sự tịnh tu và giác ngộ. Ánh trăng như một thứ nước ối trong tử cung người mẹ, bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài. Đồng thời, “thụ động và sản sinh ra nước, trăng là ngọn nguồn và biểu tượng của sức sinh sản” [11,937]: “Ánh trăng tuôn từ cửa sổ vào kia có một cái gì đó đặc biệt, nó quấn quanh thân thể em thành một lớp bảo vệ mỏng, sát vào da. Em đứng đó, trần truồng, trong một lát, thế rồi em lần lượt chìa từng bộ phận cơ thể mình ra cho nó tắm trong ánh trăng. Em không biết tại sao, dường như đó là việc tự nhiên nhất trên đời vậy” [48,692]. Ánh trăng – người mẹ thiên nhiên vĩ đại đang che chở và chứng kiến sự phục sinh của Kasahara May. Cô bé đang được trở về với trạng thái nguyên sơ trong lòng mẹ, được bảo vệ, được thanh tẩy. Như bao đứa trẻ mới ra đời, Kasahara May rơi nước mắt. Cô khóc vì được tái sinh, ngỡ ngàng khi nhận thấy cái bóng do ánh trăng hắt xuống nền nhà “thuộc về một người đàn bà khác trưởng thành hơn em nhiều” [48,693]. Dường như Kasahara May đã đạt đến một trải nghiệm hoàn toàn mới, đó là chấp nhận cuộc đời dù nó có phũ phàng và nghiệt ngã đến đâu.

Ánh trăng với Murakami còn là biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu, là khát vọng được sống trong hạnh phúc trọn vẹn. Trong 1Q84, Aomame là thiên sứ thực hiện sứ mệnh tiêu diệt cái ác. Với tâm hồn trong sáng, tình yêu chân thành dành cho Tengo, người đàn ông của đời mình, Aomame đã vượt qua tất cả những nghịch cảnh


để chiến thắng và tiêu diệt được cái ác. Tình yêu bí ẩn nhưng thánh thiện và mong manh của cô và Tengo tưởng như bị chia cắt, bị tàn lụi nhưng cuối cùng họ đã đến được với nhau, để mở ra một trang mới cho cuộc đời tăm tối của họ. Murakami, với khả năng kể chuyện bậc thầy đã pha trộn yếu tố hiện thực và huyền ảo, tạo ra màn sương mờ bao phủ lên hai thế giới hư thực. Trong thế giới 1Q84, “trên bầu trời có hai mặt trăng. Một mặt trăng nhỏ, một mặt trăng lớn ở cạnh nhau trên bầu trời” [56,296]. Hai mặt trăng này xuất hiện trở đi, trở lại trong tác phẩm như một điểm tựa tinh thần cho nhân vật chính. Không phải ngẫu nhiên khi mặt trăng lại trở thành niềm an ủi, là người bạn để trong những lúc cô đơn nhất, Aomame lại tìm đến với vầng trăng: “Mặt trăng có tuổi đời lớn hơn bất kì ai, từ đầu chí cuối vẫn ở chốn xa tít chăm chú quan sát địa cầu. Có lẽ nó đã chứng kiến hết thảy mọi sự vật hiện tượng từng xảy ra trên địa cầu này. Nhưng trăng luôn im lặng, lúc nào cũng lạnh lùng, chôn chặt quá khứ nặng nề ấy vào đáy lòng. Aomame nâng li rượu về phía mặt trăng…” [56,320]. Những lời đối thoại với trăng trong vô thức chính là tiếng lòng khắc khoải thèm được giao cảm, được yêu và chia sẻ của Aomame. Trăng là “thiên thể của ban đêm, trăng gợi lên theo lối ẩn dụ hình ảnh cái đẹp, và cả ánh sáng trong khoảng mênh mông tăm tối”; “việc mãi mãi quay trở lại hình dạng ban đầu... khiến trăng là thiên thể cầm nhịp tốt nhất cho sự sống” [11,936]. Hình ảnh hai vầng trăng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm rồi cuối cùng nhập lại thành một, tròn đầy, viên mãn tựa như cái kết đẹp cho tình yêu của Tengo và Aomame sau hành trình vượt qua bao nhiêu khó khăn, qua không gian và thời gian xa cách.

“Trăng là biểu tượng của nhịp điệu sinh học, biểu tượng của thời gian trôi đi… Trăng là thước đo của vũ trụ... chi phối các chu kỳ tuần tháng” [11,937]. Từ xa xưa, người Gaulois đã biết dùng trăng để tính các tháng, năm, cũng như các thế kỉ gồm 30 năm của họ. Trăng với chu kì tuần hoàn của nó chi phối đến đời sống con người, đặc biệt là chu kì sinh sản của người phụ nữ. Trong Biên niên kí chim vặn dây cót, trăng không đơn thuần chỉ là mẹ thiên nhiên, trăng còn gắn liền với chu kì kinh nguyệt của Kumiko cũng như những ẩn ức mà Kumiko phải trải qua. Trong suốt sáu năm sống cùng nhau, Toru và Komiko đã trải qua những năm tháng hạnh phúc trong thế giới riêng chỉ có hai người. Thế nhưng Okada nhận ra những dấu hiệu đổ vỡ bắt đầu xuất hiện, khi con mèo biến mất, người vợ mỗi ngày đi làm về muộn hơn, khi hai vợ chồng nảy sinh xung đột từ những điều nhỏ nhặt. “Nhưng ở đời hầu hết những chuyện hệ trọng nhất đều bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt” [48,32]. Okada chỉ nghĩ đơn giản những va chạm đó liên quan đến chu kì kinh nguyệt của Kumiko. “Những ngày có kinh của Kumiko luôn thật khổ sở. Từ mấy ngày trước đó

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí