Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 10

với những trạng thái tinh thần như "hi sinh rửa thù", "oan hồn chẳng dung tha", "căm hờn", "căm thù", "căm giận" khiến cho "máu" "lửa" trở thành biểu tượng về sức nóng của một tinh thần yêu nước đang bị kìm nén. Để rồi sau đó kết thành nhiệt huyết đấu tranh, thôi thúc hành động, qua các hình ảnh biểu trưng độc đáo: "Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến"(Hồ Chí Minh), "Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa"(Chào xuân 67)...và một sự vươn dậy với sức mạnh cộng đồng, sức mạnh sử thi kiểu như từ thời Đam Săn, Xinh Nhã: "Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay"(Việt Bắc), "Bốn bề nổi lửa nhân dân"(Nhật kí đường về), "Ầm ầm biển lửa nhân dân" (Chuyện em...). Không khí đấu tranh của cả dân tộc khẩn trương sôi động, nóng bỏng thật không gì hợp hơn khi được diễn tả bằng "lửa".

Ngoài ra, đề tài về xây dựng đất nước tươi mới, cũng là một sự kiện mang tính cộng đồng, một thời đại mà cái "chung" được đề cao, và cũng được diễn đạt qua những hình ảnh giàu sức khái quát:

Giữa đống tro tàn, tay ta nhóm lửa Bão dập mưa chan, gan sắt dạ vàng Bạt núi đồi, ta moi đất làm gang

Ngăn thác dữ, ta bắt sông làm điện.

(Trên đường thiên lý)

Hình ảnh ngọn lửa, "nhóm lửa" là một ẩn dụ về dựng xây cuộc sống mới, đi kèm với những chi tiết thơ mang màu sắc cường điệu đầy tính biểu tượng: "Bão dập", "mưa chan", "gan sắt", "dạ vàng", "bạt núi đồi", "moi đất làm gang", "ngăn thác dữ", "bắt sông làm điện" khiến đoạn thơ như đã vẽ hết được không chỉ cảnh lao động miệt mài không nghỉ trong dựng xây đất nước, mà còn cho thấy tinh thần vượt khó, bình nguy của nhân dân trước những gian nan của việc xây dựng cơ đồ.

Ngoài đề tài, chủ yếu nói về kháng chiến, kiến quốc đó, khi thể hiện con người trong thơ, Tố Hữu cũng nhờ vào sự khái quát các hình ảnh biểu tượng mà khắc họa, trong đó nổi bật là người chiến sĩ vệ quốc thời chống Pháp, tinh thần đấu tranh được ví như nhiệt nóng nung của "lửa sắt":

Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Những chiến sĩ anh hùng trong chiến dịch Điện Biên lịch sử đó chính là những tấm gương ngời sáng mà tên tuổi các anh còn vọng mãi ngàn năm. Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện…những tấm gương ấy không thể nào phai mờ trong ký ức, mãi mãi sống với thời gian, sống với những vần thơ và cùng với những bài ca bất hủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Đến thời chống Mỹ, ta gặp lại ở đây một cái tên khác nhưng cũng là từ những anh Vệ quốc đoàn năm xưa đó là anh Giải phóng quân:

Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 10

Một giây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ

(Bài ca xuân 68 )

Thật hào hùng thay! Chúng ta gặp rất nhiều những hình tượng nhân vật mang tính sử thi, và để nâng tầm họ lên sáng chói hơn nữa, ta thấy họ luôn gắn với "lửa", như anh Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi, Tố Hữu viết:

Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!

(Hãy nhớ lấy lời tôi)

Ánh nhìn của anh như ngọn lửa thiêu đốt quân giặc, một ngọn lửa căm hờn, tranh đấu không thể tắt. Điều này dẫn ta nhớ tới một nữ chiến sĩ anh hùng, chị Trần Thị Lý, là một hình ảnh có thật, đã trở thành biểu tượng của "Người con gái Việt Nam" được lý tưởng hóa thành như một thiên thần, và cũng gắn với biểu tượng lửa với ý nghĩa về sức mạnh, ý chí bất diệt:

Em là ai?Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Người con gái Việt Nam)

Ta còn gặp người anh hùng Nguyễn Chí Thanh trong Một con người

cũng được hiên lên qua biểu tượng "lửa":

Hai con mắt đỏ, bừng như lửa

Cái miệng cười tươi sáng dặm dài...

(Một con người)

"Lửa", đó là nhiệt huyết, là ánh sáng, là sức mạnh thiêu đốt, sự bất diệt hầu hết gắn với nhân vật anh hùng, từ thời xa xưa đã vậy, mà cho đến nay, Tố Hữu như vẫn thấy điều đó hiển linh:

Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!

(Theo chân Bác)

Để rồi thời nay:

Không, không phải thiên thần Bước chân hài bảy dặm

Vẫn là Anh, Anh giải phóng quân

Vẫn đôi dép cao su, đánh giặc suốt ba mươi năm, lội khắp

sông sâu rừng thẳm.

Thuở anh đi, sắc nhọn ngọn tầm vông Giản dị như chàng trai làng Gióng

Vũ khí, chính là Anh, lòng yêu thương mênh mông Vũ khí, chính là Anh,lửa căm hờn nóng bỏng

(Toàn thắng về ta)

Nói về những con người thời đại như thế, giọng thơ hào hùng, có tính chất ngợi ca, mang âm hưởng anh hùng ca rõ nét, đặc biệt ở cuộc kháng chiến chống Mĩ, hình ảnh người chiến sĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.Và do đó, mỗi một mẫu gốc lại mang thêm ý nghĩa tượng trưng cho những điều trừu tượng, lớn lao, kì vĩ.

3.1.2. Hình ảnh cụ thể nâng lên tầm kì vĩ, thiêng liêng

Các hình ảnh "máu", "lửa"," cờ", "sao" không chỉ được khái quát hóa, tạo ra những ý nghĩa trừu tượng như đã trình bày ở trên, mà còn được nâng

lên tầm kì vĩ để diễn tả chủ yếu cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu, biểu hiện ở việc thơ luôn hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng, thiêng liêng hóa lãnh tụ cách mạng.

Trong chiến đấu, ngọn cờ và ngôi sao giống như ánh sáng soi đường, như hoa tiêu chỉ lối, để cả dân tộc đồng lòng tiến lên diệt thù, hình ảnh cờ, sao lúc đó thật hùng tráng, thiêng liêng. Bức tranh đoàn quân ra trận, đi vào nơi mưa bom bão đạn, nhưng lại lãng mạn hào hùng làm sao, chính biểu tượng "ánh sao" đã góp phần làm tăng sự lung linh huyền ảo cho thơ, nó vừa là sao trên mũ, vừa là sao trời, nhưng vừa là sao sáng của lý tưởng, của ý chí, lòng can đảm dẫn đường:

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

(Việt Bắc)

Chính thế, mà khí thế ra trận thật sôi động, nhưng không kém phần lãng mạn, luôn gắn với biểu tượng "ngọn cờ" ở vị trí cao vời vợi:"Cờ bay lên cứu nước"(Giết giặc), "Cờ ta sẽ phất trên trời, chói đỏ!"(Bắn), "Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu" (Ba mươi năm đời ta có Đảng).

Lá cờ và ngôi sao còn luôn cất cao trên vị trí trang trọng, bộc lộ rõ trong niềm vui ngày độc lập:

Mùa thu Cách mạng thành công Mùa thu đây hỡi cờ hồng vàng sao

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Màu cờ của ngày Độc lập tháng Tám năm nào mới thắm hồng làm sao, niềm vui của ngày hòa bình lập lại cũng không kém phần lãng mạn, khi sau "chín năm làm một Điện Biên", giờ đây Trung ương Chính phủ, cơ quan đầu não cách mạng Lại về Hà Nội:

Vườn hồng ngớt gió mưa qua

Cờ hoa đỏ nắng mái nhà vàng sao

...

Bây giờ đây lại là đây

Quốc kì đỉnh tháp sao bay mặt hồ

Nhà thơ ví cơn "can qua 9 năm" như một trận mưa gió lướt qua cuộc đời dân tộc, một cuộc đời tươi đẹp như "vườn hồng", để rồi giờ đây, những màu sắc tuyệt vời rực rỡ, những hình ảnh tuyệt vời lung linh của đời độc lập hiện ra: quốc kì trên cao, "mái nhà","đỉnh tháp", ánh sao lấp lánh lồng bóng nước mặt hồ gươm trong vắt. Đây là những hình ảnh thiêng liêng, mang sức biểu trưng lớn cho thành quả cách mạng, cho cuộc sống yên lành, hòa bình.

Ngoài ra, lá cờ, ngôi sao còn được lý tưởng hóa để biểu trưng cho tương lai phía trước, tạo ra những mường tượng về thế giới mới yên bình, no ấm, đáng sống, nuôi trong mỗi người niềm hi vọng về ngày mới, về đời mới, như nghìn mảnh tương lai tươi đẹp:

Nghìn mảnh tương lai về phấp phới Truyền đơn cờ đỏ gió tung trời

(Quê mẹ) Niềm tin vào một cuộc sống no ấm: Một bữa cờ son lên đổi ngôi

Sao thiêng nghiêng xuống những lưng đồi Sắn khoai hăm hở về dinh chiếm

Quyền sống trên miền rối cỏ hôi.

(Tình khoai sắn)

Niềm tin vào sự làm chủ tương lai, làm chủ đất nước ngay khi mới giải phóng được một miền:

Một vùng trời đất trong tay

Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!

(Bài ca mùa xuân 1961)

Niềm tin vào sự chèo lái con thuyền Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, cờ Đảng gọi như ánh sáng mặt trời soi lối:

Lần đêm bước đến khi hừng sáng Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao!

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Niềm tin vào chiến thắng ngoại xâm hoàn toàn, tin vào ngày chiến thắng đầy vinh quang:

Nhìn tới trước tương lai chiến thắng Ngọn cờ ta giương thẳng tiến lên!

(Quang vinh tổ quốc chúng ta)

Ta thấy hầu hết, sự lý tưởng hóa tương lai đều gắn với bóng dáng lá cờ, ngôi sao, cho nên hai hình ảnh này trở lên kì vĩ, thiêng liêng, nó còn như biểu trưng cho một thế giới đáng mơ ước về tương lai.

Ở một khía cạnh khác, hai biểu tượng lá cờ, ngôi sao còn nhằm ý khẳng định tuyệt đối giá trị của chính nghĩa, của ta, trong tương quan với sự phi nghĩa, sự tàn phá sát sinh độc địa của địch. Nếu quân địch là kẻ dã man, thì ta là nhân phẩm, là chính nghĩa:

Ngôi sao, chân lý của đời

Việt Nam, vàng của lòng người hôm nay Càng nhìn ta lại càng say

Biển đông lồng lộng gió lay ngọn cờ …

(Nước non ngàn dặm)

Nhiều lần Tố Hữu khẳng định phẩm giá cao quý của con người Việt Nam:

Lá cờ này là máu là da

Của ta, của con người, vô giá

(Việt Nam- Máu và hoa)

Ta theo bước Liên Xô, trên con đường Chủ nghĩa xã hội, vì thế, trong con mắt ta Liên Xô cũng là "ngôi sao sáng", Mat -xcơ - va là "Ngôi sao đỏ giữa sương dày", (Nhật kí đường về) mỗi con người của Liên bang Xô Viết thì "nhấp nhánh" như "một ngôi sao!" (Với Lênin).

Đây chính là cao trào của cảm hứng lãng mạn khi nhà thơ tuyệt đối hóa phẩm chất rạng ngời của những con người tôn thờ chế độ Xã hội chủ nghĩa - một xã hội đề cao quyền sống, quyền được hưởng tự do, dân chủ, được mưu cầu ấm no hạnh phúc. Một xã hội cho đến giờ chúng ta vẫn từng bước nỗ lực dựng xây.

Thơ Tố Hữu 30 năm chiến tranh còn thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn thờ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, nhà thơ vẫn mượn hình ảnh của ngôi sao, của ngọn cờ, để lý tưởng hóa phẩm chất của vị lãnh tụ cách mạng thiên tài, vị Cha già dân tộc. Khi Người còn là một thanh niên đang tìm đến Lênin, trong Người ủ ấp một hoài bão lớn lao, tìm ánh sáng, đường đi cho cả dân dân tộc, thì hình ảnh Người gắn với lòng yêu nước, ngọn lửa đấu tranh cứu nước chất chứa mọi ngả lối tâm hồn:

Hỡi người trai Việt Nam yêu nước Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng

(Theo chân Bác)

Tố Hữu còn dùng hình ảnh "ngọn đuốc thiêng liêng, ngọn cờ dân tộc" (Hồ Chí Minh),"ngọn lửa đầu tiên" (Theo chân Bác) rồi cả "mắt sáng ngời như lửa hay như sao"(Huế tháng Tám),"ngôi sao ấy lặn hóa bình minh" (Theo chân Bác) để ca ngợi Bác Hồ, thấy rằng trái tim Người "Đỏ như sao hỏa sáng sao kim"(Theo chân Bác)...nhằm lý tưởng hóa, thiêng liêng hóa người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh.

Qua phần trình bày ở trên, ta thấy rằng để diễn tả được hiện thực kháng chiến, nhà thơ đã nâng các hình ảnh lên một tầm khái quát chính trị mới, khiến vấn đề không phải chỉ còn là của cá nhân, mà là của toàn dân tộc. Hơn nữa, trong đau thương gian khổ, nhờ những hình ảnh thiêng liêng, kì vĩ, mang tính chất lãng mạn, mà ta thấy cuộc kháng chiến vẫn luôn tràn trề niềm tin, hi vọng.

3.2. Giọng điệu thơ và các biện pháp tu từ

3.2.1 Giọng điệu thơ

Giọng thơ Tố Hữu biến đổi không ngừng trong mỗi tình huống hiện thực kháng chiến cũng làm dày thêm ý nghĩa của các biểu tượng: giọng thiết tha, đau đớn, nghẹn ngào với những thán từ "ôi", "hỡi", "ơi" liên tiếp, gắn với nỗi đau của dân tộc: "Đồng bào ơi, anh chị em ơi" (Thù muôn đời muôn kiếp không tan), "má ơi!" (Lá thư Bến Tre),"ôi máu yêu", "ôi lửa thiêu"(Giết giặc), "Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lửa bỏng" (Miền Nam), "Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng"(Theo chân Bác), "Ai nghe tiếng chị kêu hoài: Con ơi!"(Chị là người mẹ), "Ôi kể làm sao xiết được anh! Bao nhiêu máu chảy bấy dòng kênh"(

thư Bến Tre),"Miền Nam ơi, máu chảy"(Có thể nào yên)Giọng thơ với những lời hô gọi, thán từ thể hiện sự xót xa thương cảm trước nỗi đau chiến tranh của toàn dân tộc.

Từ đau thương , giọng thơ trở thành giọng căm hận ngùn ngụt qua những động từ mạnh, gắn liền với biểu tượng "lửa", "máu" thể hiện được những trạng thái cảm xúc căng thẳng của mối thù không đội trời chung với giặc ngoại xâm: "Hờn căm đã bốc lửa ran đầu"(Xuân đến), "bừng bừng lửa chiến" (Hồ Chí Minh), "Lửa căm giận sôi dòng máu chảy"(Theo chân Bác), "Đầu tôi cháy bùng lên như cục lửa" (Bắn),"Lửa chiến đấu ta phun vào mặt"(Quang vinh Tổ quốc chúng ta), "Thành những óc tim lửa cháy bừng bừng"(Với Lênin),"Máu hi sinh phải rửa thù này"(Quang vinh tổ quốc chúng ta),"Máu oan hồn quyết chẳng dung tha" (Chị là người mẹ),"Máu kêu trả máu"(Ba mươi năm đời ta có Đảng)Chính giọng thơ đã góp phần bổ sung vào ý nghĩa biểu tượng của "máu", "lửa" trong việc diễn tả lòng căm thù giặc ngút trời của mỗi con người Việt Nam.

Tiếp đến là giọng giục giã, hiệu triệu, đầy hào sảng, như những hồi trống ra quân thôi thúc, và với khí thế ấy, không thể vắng bóng "ngọn cờ", nhờ giọng điệu này, mà ý nghĩa về chí diệt thù, lòng quyết tâm chiến đấu giết giặc được khẳng định sâu sắc:

Mau xung phong! Xung phong!, Cờ bay lên cứu nước

(Giết giặc)

Tiến lên, Quân giải phóng!

.....

Dưới cờ đỏ sao vàng!

(Giết giặc)

Cờ ta sẽ phất trên trời, chói đỏ!

Ơi các anh xung kích nằm đó, âm thầm Hãy sẵn sàng tay mác, nhảy lên đâm….

(Bắn)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023