Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 12

kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của người chưa thành niên" [7, Điều 8] nhưng trên thực tế, những người đáp ứng được nhu cầu này lại rất ít, nhiều nơi còn không có, hơn nữa đa phần họ là cán bộ kiêm nhiệm nên khó có thể tập trung cho công việc. Vì vậy, để biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể thực hiện tốt trong thực tế cần mở những lớp bồi dưỡng kiến thức hướng dẫn áp dụng về biện pháp này cũng như về tìm hiểu tâm sinh lý người chưa thành niên. Có như vậy, sẽ tránh khỏi những bỡ ngỡ khi áp dụng biện pháp này.

Đồng thời việc xác định nghĩa vụ của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát người chưa thành niên trong việc hướng dẫn đào tạo nghề cũng như tạo điều kiện để có công ăn việc làm ổn định. Có như vậy mới đảm bảo được người chưa thành niên tránh xa các ảnh hưởng có hại, các cám dỗ của cuộc sống thời kinh tế thị trường.

Gia đình là môi trường ảnh hưởng đầu tiên và xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Vì vậy, vai trò của gia đình trong việc áp dụng biện pháp tư pháp này cần phải được nâng cao. Vì vậy, cha mẹ, người đỡ đầu của các em cũng phải được tạo điều kiện tham gia những lớp về tìm hiểu kiến thức pháp luật cũng như tâm lý để hiểu rõ được những tâm tư, nguyện vọng của con em mình để kịp thời uốn nắn ngay tại gia đình.

Cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng biện pháp này với chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình của người chưa thành niên. Tránh tình trạng mạnh ai, nấy làm. Một trong những hạn chế của biện pháp này là sự phối hợp lỏng lẻo, mang nặng tính hình thức của các cơ quan hữu quan. Vì vậy cần nâng cao sự phối hợp trong việc theo dõi, quản lý người chưa thành niên áp dụng biện pháp này để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc mà các em gặp phải, tạo điều kiện cho các em ổn định tâm lý.

- Chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội

Mặc dù pháp luật trước đây có quy định về việc định kỳ tổng kết, đánh giá việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, tuy nhiên trên thực tế việc này gần như không được thực hiện. Vì vậy, các địa phương cần đánh giá tình hình áp dụng biện pháp này cũng như việc vi phạm và tái phạm của người được giáo dục sau khi chấp hành xong, đồng thời định kỳ sơ, tổng kết để kịp thời điều chỉnh cũng như đề ra các biện pháp cho phù hợp đối với từng đối tượng ở từng địa phương.

- Quan tâm phổ biến, giáo dục trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và trong nhân dân về những quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về người chưa thành niên và cho người chưa thành niên là hai mặt không thể tách rời, không thể thiếu của cùng quá trình nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của chính người chưa thành niên và của toàn xã hội đối với việc giáo dục, phòng ngừa và bảo vệ người chưa thành niên nói chung, trẻ em nói riêng, vi phạm pháp luật [8, tr. 189].

Đối tượng cần được phổ biến pháp luật cũng rất đa dạng, là những người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại địa phương nơi sinh sống, là những cán bộ tham gia việc giám sát, giúp đỡ, giáo dục - nơi giúp các em có cuộc sống tinh thần lành mạnh cũng như tạo điều kiện việc làm cho các em, là cha mẹ, các thành viên trong gia đình và bà con lối xóm, nơi bao bọc, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm. Việc tuyên truyền giúp các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, từ

đó nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp cảm hóa, giáo dục cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Việc tuyên truyền này cho các tổ chức xã hội-chính trị, xã hội-nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện để người chưa thành niên có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng lành mạnh. Mặt khác, các tổ chức này có thể đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho đối tượng trong diện này, giải quyết công ăn việc làm cho họ, giúp họ có thể ổn định cuộc sống.

Việc phổ biến những kiến thức pháp luật giúp cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật, cha mẹ, bạn bè, người dân nơi sinh sống của họ hiểu được những quy định pháp luật liên quan đến hành vi, trách nhiệm pháp lý của họ để có những phương pháp, việc làm đúng đắn giúp họ sữa sai, tránh được sự kỳ thị của cộng đồng. Nói một cách khác, Điều này sẽ giúp người chưa thành niên tránh được những mặc cảm, mà vẫn có cơ hội được hòa nhập với cộng đồng, nhà trường, xã hội [42, tr. 40].

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam - 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

BLHS 2015 được Quốc hội khoá XIII thông qua đã tiếp tục hoàn thiên

chính sách hình sự đối với người chưa thành niên pham

tôi

nhằm bảo đảm sư

phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vê ̣người chưa thành niên , đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc

̉ lý người pham

tôi

đươc

ghi nhân

taị các Nghi ̣quyết số 48/NQ-TW và

49/NQ-TW của Bô ̣Chính tri ̣, đồng thời bảo đảm sự phù hơp

với Công ước

của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các chuẩn mưc pháp lý quốc tế về tư

pháp đối với người chưa thành niên, đồng thời thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự, nhất là đối với đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người chưa thành niên theo hướng sớm đưa các em ra khỏi vòng tố tụng khi có điều kiện để tránh những tác động tiêu cực không cần thiết. BLHS năm 2015 đã chuyển biện pháp giáo dục tại xã,

phường, thị trấn từ biên

pháp tư pháp (theo BLHS năm 1999) thành một trong

những biên pháp giám sát , giáo dục khi được miễn trách nhiệm hình nhằm

tăng khả năng áp dun

g các biên

pháp có lơi

hơn cho người chưa thành niên

trong thưc

tiên

. Đây là các biên

pháp mang tính giáo dục , phòng ngừa đươc

áp dụng nhằm mục đích chính là giúp cho các em nhận rõ được lỗi lầm , có thái độ ăn năn hối cải, khắc phục sai phạm.

KẾT LUẬN


Một trong những quan điểm xuyên suốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là - coi con người vừa là mục tiêu và là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em – người chưa thành là tương lai của dân tộc, chủ nhân đất nước, kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “…Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em…” [11, tr. 79-80]. Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận và đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Từ đó đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự với tư cách là công cụ

pháp lý quan trọng và sắc bén nhất nhằm bảo vê ̣lơi mà đặc biệt là của người chưa thành niên.

ích tốt nhất của con người

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp tư pháp giáo

dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội ta thấy đây là một biện pháp phản ánh sâu sắc nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính tạo điều kiện để họ có thể giáo dục, cải tạo ngay tại cộng đông nơi sinh sống để trở thành người có ích cho xã hội khi có những điều kiện nhất định. Và hơn nữa, việc áp dụng biện pháp tư pháp này sẽ không mang án tích cho các em, để các em không còn mặc cảm tự ti về những việc làm do bồng bột nhất thời.

Tuy các được quy định một cách chính thức và cụ thể trong BLHS 1999 cũng như trong văn bản hướng dẫn thi hành nhưng trong thực tiễn áp dụng vẫn có nhiều hạn chế, điều này thể hiện ở việc trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015 trên cả nước mới có 18 trường hợp người chưa thành niên phạm tội được áp dụng biện pháp này. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm giảm đi hiệu quả của chính

sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên - đối tượng có những đặc điểm tâm - sinh lý đặc thù.

BLHS 2015 ra đời với rất nhiều quy định mới về người chưa thành niên cũng như về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Cùng với việc đánh giá những điểm mới BLHS 2015 về những quy định này cũng như xuất phát từ những nguyên nhân dấn đến việc hạn chế áp dụng biện pháp này trong thực tiễn, tác giả luận văn đề xuất hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng. Theo đó luận văn kiến nghị sửa đổi bổ sung nguyên tắc áp dụng biện pháp này đồng thời đề ra các giải pháp để việc đảm bảo việc thi hành biện pháp này trong thực tiễn, các giải pháp này bao gồm: 1) Tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. 2) Nâng cao chất lượng của những người tiến hành tố tụng, 3) đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình người được áp dụng biện pháp giáo dụng tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội để giám sát, quản lý và giáo dục. 4) tăng cường việc phổ biến, giáo dục trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp và trong nhân dân về những quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội, 5) Chú trọng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2001), “Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, (3).

4. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong Khoa học Luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, Tòa án nhân dân.

6. Chính phủ (2000) Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.

7. Chính phủ (2012), Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.

8. Các tác giả (2000), “Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ tư pháp.

9. Các tác giả (2013), Dự thảo đề án thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Gấm (2002), "Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị thành niên", Tâm lý học.

13. Phạm Hồng Hải (2000), “Các biện pháp tư pháp trong Bộ luật hình sự năm 1999 và vấn đề hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp đó”, Tạp chí Luật học, (5).

14. Hội đồng bộ trưởng (1986), Nghị quyết số 02/HĐBT ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự, Hà Nội.

15. Hội đồng bộ trưởng (1986), Nghị định số 141-HĐBT ngày 13/11/1986 ban hành quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.

16. Phạm Mạnh Hùng (1999), “Vấn đề người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (4).

17. Phạm Văn Hùng (2008), “Hệ thống Điều tra thân thiện với người chưa thành niên”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (20).

18. Liên hợp quốc (1985), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên (Quy tắc Bắc Kinh).

19. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

20. Liên hợp quốc (1990), Hướng dẫn về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh).

21. Liên hợp quốc (1990), Quy tắc về việc bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (Quy tắc 1990).

22. Hoàng Thị Liên (1999), “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí kiểm sát, (4).

23. Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần chung), tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí