Tình Hình Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Qua Các Thời Kì


- Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp bao gồm kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 49% kinh phí hoạt động thường xuyên; vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Nguồn thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí, dịch vụ đào tạo, thu khác (chiếm 51% kinh phí hoạt động thường xuyên).

2.1.4. Tình hình phát triển đội ngũ cán bộ qua các thời kì

2.1.4.1. Thời kì từ 1960 đến 1980

Trường Trung cấp Y tế Quảng Ninh được thành lập năm 1960 với tổng số 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 04 bác sỹ, số còn lại là y sỹ, nhân viên phục vụ. Với lực lượng khá mỏng manh, cơ sở vật chất hạn hẹp, tập thể CB CNV Nhà trường đã có rất nhiều cố gắng, từng bước vượt qua những khó khăn để củng cố phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực: Y sỹ đa khoa, y tá cho ngành Y tế cuả Tỉnh và cho chiến trường Miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ.

Tính đến năm 1980, tổng số CBCNV là 30 người. Trong đó có 6 bác sỹ, 5 cán bộ có trình độ đại học, 12 y sỹ và kỹ thuật viên. Để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, hàng năm, trường đã mời trên 25 cán bộ của Bệnh viện và các đơn vị y tế trong khu vực tham gia giảng dạy.

2.1.4.2. Thời kì từ năm 1980 đến năm 2004

Giai đoạn này, trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo và đào tạo lại để bổ sung nhân lực y tế cho tỉnh nhà và các tỉnh vùng Đông Bắc. Năm 2004, tổng số lượng CB CNV là 43 người, trong đó 8 người có trình độ sau đại học, 16 người có trình độ đại học, 14 người trình độ trung cấp. Đây là những năm tháng mà Nhà trường đã khẳng định được vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Trường luôn giữ vị trí đứng đầu trong khối các trường trung cấp của tỉnh về chất lượng giảng dạy. Nhiều cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia; được các cấp ngành tặng giấy khen, bằng khen. Năm 2004, trường được Thủ tưởng Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng 3.


2.1.4.3. Từ năm 2005- đến nay

Tháng 3 năm 2005, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định nâng cấp lên hệ cao đẳng. Từ đó tới nay, cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành; sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, trường đã đạt được những thành quả vượt bậc bởi sự tăng trưởng khá mạnh cả về nhân lực, vật lực và đặc biệt là số lượng, chất lượng đào tạo.

Hiện nay nhà trường có 93 CB-CNV (76 biên chế và 17 hợp đồng), trong đó có 69 GV, giáo viên gồm: 12 thạc sĩ, 04 bác sỹ/ dược sỹ chuyên khoa cấp I, 38 đại học, 06 cao đẳng, 09 trung cấp. Hiện nhà trường có 06 GV đang học cao học, 02 GV đang học cao cấp Lý luận chính trị (CCLLCT) và 04 giáo viên đang học đại học. Ngoài ra nhà trường còn hợp đồng thỉnh giảng với khoảng 80 cán bộ của một số đơn vị Y tế trong tỉnh, các trường bạn.

2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

2.2.1. Về số lượng

Căn cứ chỉ tiêu biên chế đã xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt cho năm 2010 là 88 người, trong đó giảng viên cần có 77 người. Số giảng viên còn thiếu ở các khoa như sau:

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên trường CĐYTQN


TT

Khoa

Số giảng viên

Nhu cầu

Hiện có

Thiếu

1

Khoa Y

50

43

7

2

Khoa Dược

12

11

1

3

Khoa Kh.học cơ bản

15

15

0

Cộng

77

69

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 6

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010)

Phân tích số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy:

- Số lượng giảng viên toàn trường là 69 người (trong đó có 05 người đi học tập trung, 07 người học không tập trung). Căn cứ số lượng giờ giảng nhà trường phải thực hiện, số giảng viên cơ hữu cần có là 77 người, hiện tại thiếu 08 người (10%).


- Số lượng giảng viên ở khoa Khoa học cơ bản đã đủ. Giảng viên Khoa Dược thiếu 01 người so với nhu cầu do số lượng HS không nhiều (11/39 lớp), dự kiến không tăng trong những năm tới.

- Khoa Y có số lượng giảng viên đông nhất (chiếm 62%) vì đây là khoa chủ lực, giữ vai trò trọng yếu trong đào tạo của trường, với số lớp đào tạo 28/39. Trường đặc biệt quan tâm tới đội ngũ giảng viên của khoa. Tuy nhiên, đây cũng là khoa thiếu nhiều giảng viên nhất (07 người so với kế hoạch), chủ yếu là thiếu đội ngũ bác sỹ.

Trường dự kiến sẽ tuyển dụng vào tháng 8/2010 để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo. Tuy nhiên, việc tuyển dụng bác sỹ và dược sỹ đại học nhiều năm nay rất khó khăn do nguồn cán bộ này khan hiếm. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung các cơ sở y tế trong tỉnh hầu như đều thiếu trầm trọng về bác sỹ, mặc dù các đơn vị này đã đưa ra những chính sách thu hút nhân lực.

Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng giảng viên trường CĐYTQN

50

43

12

15 15

7

11

1


0

50


40


Nhu cÇu HiÖn cã

ThiÕu

30


20

10


0

Khoa Y Khoa D•îc Khoa KHCB

- Hàng năm, theo quan điểm của trường trong kế hoạch về nhân lực cũng như đào tạo, rất cần thiết phải ký hợp đồng thỉnh giảng đối với đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực cao, có uy tín hiện đang công tác tại Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế, công ty Dược, một số trường Y trong khu vực, … và các cán bộ có trình độ năng lực cao đã nghỉ hưu. Đội ngũ cán bộ này tham gia


giảng dạy lý thuyết; hướng dẫn thực hành, thực tập tại lâm sàng, cộng đồng. Họ là lực lượng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực tế bổ ích và những phẩm chất y đức cần có cho HSSV.

Ngoài ra, trường còn ký hợp đồng chờ tuyển với một số cử nhân, bác sỹ, dược sỹ trong trường hợp thiếu nhân lực ở các bộ phận. Số cán bộ này được tham gia thi tuyển viên chức khi trường tổ chức tuyển dụng.

Bảng 2.3. Số lượng cán bộ hợp đồng thỉnh giảng và hợp đồng



STT


Khoa

Tổng số cán bộ cơ hữu

Giảng viên HĐ thỉnh giảng

GV biên chế

GV HĐ

1

Khoa Y

42

01

43

2

Khoa Dược

08

03

27

3

Khoa Khoa học cơ bản

15

0

16

Cộng

65

04

86

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010)

Thống kê tại Bảng 2.3 cho thấy: tỷ lệ số cán bộ thỉnh giảng/ giảng viên cơ hữu ở các khoa đều khá cao, nhất là khoa Dược.

Bảng 2.4. Thống kê giờ giảng năm học 2008-2009



STT


Khoa

Tổng số giờ giảng

Thực hiện

Nghĩa vụ

Vượt

1

Khoa Y

18.913

9.490

9.423

2

Khoa Dược

5.358

2.430

2.927

3

Khoa Khoa học cơ bản

6.101

3.722

2.379

Cộng

30.372

15.642

14.729

(Nguồn: Phòng Đào tạo năm 2009)

Quyết định số 64/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 Ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên và quy định của trường về định mức giờ giảng đối với giảng viên chính: 400 giờ/ năm; giảng viên: 360 giờ/


năm. Do số lớp học nhiều, nên khối lượng giảng dạy của giảng viên rất lớn, bằng gần 194% định mức.

Theo bảng 2.4, có thể thấy mức độ quá tải trong giảng dạy của giảng viên. Không tính số giờ giảng do các giảng viên thỉnh giảng đảm nhận, riêng mức vượt giờ đối với giảng viên nhà trường đã lên đến 94%.

- Đối với khoa Y, khoa Dược, ngoài giảng dạy lý thuyết, giảng viên phải tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập tại bệnh viện, các cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng (2 giờ hướng dẫn thực hành được tính bằng 1 giờ chuẩn, 4h hướng dẫn thực tập tại lâm sàng, cộng đồng được tính bằng 1 giờ chuẩn) (theo Định mức giờ giảng của Trường)… Có thể nói, hầu như các giảng viên đều kín thời gian cho công việc.

Qua khảo sát ý kiến, có 18% số giảng viên được hỏi cho rằng số giờ giảng quá nhiều, 70% cho là phù hợp, 12% còn có thể giảng dạy được hơn nữa. Phần đông giảng viên vẫn mong muốn được dạy nhiều giờ vượt định mức để được tăng thu nhập, đảm bảo mức sống. Tuy nhiên, thời gian giảng viên dành cho nghiên cứu khoa học còn rất ít do quy định của Trường trước đây chỉ tính 20 tiết chuẩn/ năm nên công tác nghiên cứu khoa học chưa thực sự được coi trọng mà chủ yếu chỉ tập trung vào giảng dạy. Việc đào sâu để nâng cao chuyên môn vì vậy cũng không còn thời gian. Đó là sự bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.

Như vậy, mặc dù số lượng giảng viên hàng năm được bổ sung nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vì số lượng tuyển không đủ. Mặt khác, có những thời điểm số giảng viên đi học và nghỉ chế độ lên tới gần 20 người (20/69 chiếm gần 30% tổng số GV).

Một vấn đề quan trọng là do chưa xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn nên việc quy hoạch, quản lý đội ngũ giảng viên của trường còn thiếu


tính khả thi, chưa sát với thực tiễn. Đây là một trong những điểm căn bản trường phải khắc phục trong thời gian tới.

2.2.2. Về chất lượng

Bảng 2.5. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ đào tạo



STT


Khoa

Tổng số

Thạc sỹ

Chuyên khoa I

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

1

Khoa Y

43

10

3

20

6

4

2

Khoa Dược

11


1

5


5

3

Khoa KHCB

15

2

-

13



Cộng

69

12

4

38

6

9

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010) Bảng 2.5 cho thấy trình độ đào tạo về chuyên môn của giảng viên:

Giáo viên chưa đạt chuẩn là 21%; GV có trình độ đại học là 55%, có

trình độ sau đại học 23%.

Trong số này có nhiều người đang học nâng bậc: 04 người đang học đại học, 05 người đang học cao học; trong năm 2010 dự kiến cử thêm 05 người đi học đại học, 03 người đi học cao học, 02 người học tiến sỹ.

Trình độ đào tạo chuyên môn của giảng viên ở các khoa không đều. Khoa Y chiếm phần lớn số giảng viên trình độ sau đại học của toàn trường 13/16 (81%); chiếm 30% so với số giảng viên của khoa (13/43). Khoa Dược hiện có 05/11 giảng viên có trình độ đại học, có 05 giáo viên chưa đạt chuẩn, trong đó có 02 người đang học đại học.

Nhìn chung, có thể thấy, trình độ đào tạo của ĐNGV còn nhiều hạn chế, nhất là đối với khoa Y và khoa Dược giữ vai trò trọng yếu về chất lượng đào tạo chuyên ngành. Toàn trường chưa có GV có trình độ tiến sỹ, còn nhiều GV có trình độ cao đẳng, trung cấp chưa hoàn thành việc chuẩn hóa. Mặt


khác, chưa kể tới chỉ có 45% GV Nhà trường được đào tạo theo hình thức chính quy, số còn lại được đào tạo tại chức, chuyên tu, liên thông.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: hầu hết các GV có trình độ cơ sở. GV trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên đều có trình độ B trở lên về ngoại ngữ và tin học nên hiện có khoảng 90% GV sử dụng tương đối tốt các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại trong dạy học.

2.2.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên

2.2.3.1. Cơ cấu giảng viên theo chức danh chuyên môn

Ngoài số cán bộ giảng dạy được xếp theo 3 chức danh cơ bản (Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV), theo yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù, trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh còn được bố trí một đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn HSSV trong công tác thực hành và được xếp vào ngạch giáo viên hướng dẫn thực hành.

Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo chức danh chuyên môn


STT

Khoa

Cán bộ cơ hữu

GV chính

Giảng viên

Giáo viên HDTH

1

Khoa Y

43

3

30

10

2

Khoa Dược

11

1

5

5

3

Khoa KHCB

15

-

15


Cộng

69

4

50

15

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010)

Từ bảng 2.6, nhận thấy:

- Số GV có chức danh chuyên môn cao rất ít: không có GV cao cấp, Số GV chính hiện tại chỉ có 04 người chiếm 5,7% (được chuyển từ các ngạch khác sang), trong đó: có 01 người từ ngạch giáo viên trung học cao cấp, 02 người từ ngạch bác sỹ chính, 01 người từ dược sỹ chính (chuyển từ cơ quan khác đến).


Hiện tại, nhiều GV có năng lực và phẩm chất tốt, đã hết bậc lương, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhiều năm nhưng vẫn chưa đủ điều kiện về thời gian giữ ngạch để dự thi nâng ngạch lên GV chính.

Số cán bộ giữ ngạch giảng viên là 54 người. Đây là lực lượng chủ lực, có kiến thức chuyên môn khá vững vàng, có tiềm năng trong nghiên cứu khoa học, đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động giảng dạy của trường.

2.2.3.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi

Bảng 2.7. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi



STT


Khoa

Tổng số

Dưới 30

Từ 31-40

Từ 41-50

Từ 51-60

CB

Tỷ lệ

CB

Tỷ lệ

CB

Tỷ lệ

CB

Tỷ lệ

1

Y

43

7

16

17

40

11

26

8

18

2

Dược

11

3

27

6

55

1

9

1

9

3

KHCB

15

6

40

4

27

4

27

1

6

Cộng

69

16

23

27

39

16

23

10

15

(Nguồn: Phòng TC-HC-QTĐS năm 2010)

Theo bảng 2.7:

- Số GV dưới 30 chiếm tỷ lệ 23%. Đây là số GV trẻ, phần lớn có trình độ, năng lực, tiếp cận nhanh với kiến thức mới. Mặt khác, một số người chưa thực sự ổn định công tác do chưa lập gia đình, còn có nhiều kỳ vọng, … Một số thì đang trong giai đoạn con nhỏ, thai sản. Vì vậy, Trường đã quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ này.

- Nhóm GV trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất (39%). Năng lực chuyên môn của nhóm này cũng như khả năng nghiên cứu khoa học đã tương đối tự tin và ít nhất họ đã có 5 năm công tác. Đây là lực lượng đang ở thời kỳ sung sức của tuổi trẻ, có độ chín của sự trưởng thành, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp. Người đi học nâng cao trình độ phần lớn nằm trong độ tuổi này.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí