Thực Trạng Việc Thực Hiện Chế Độ, Chính Sách Đối Với Giảng Viên


kiến thức GV. Số GV hàng năm buộc phải đi học khá đông đã ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của trường.

- Số GV đi học sau đại học hàng năm không nhiều, một số (4 người năm 2007 và 2008) được cử đi ôn thi nhưng không trúng tuyển.

- Việc học tập nâng cao trình độ GV ở nước ngoài là một hạn chế. GV không đủ khả năng tham dự các kỳ thi vì vốn ngoại ngữ yếu. Đây là một khó khăn do GV chưa có động cơ phấn đấu và thực sự Nhà trường cũng chưa có kế hoạch để giao nhiệm vụ, động viên hỗ trợ người học.

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của trường thời gian qua cũng đã mang lại hiệu quả đáng kể: các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, phương pháp sư phạm y học, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại, bồi dưỡng công tác nghiên cứu khoa học, … đã thu hút được nhiều lượt GV tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu công tác chuyên môn, nhiều GV được tham gia các khóa học ngắn hạn như: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước do tỉnh tổ chức nhằm hình thành và nâng cao năng lực quản lý, học chuyên sâu về một số lĩnh vực chuyên ngành tại các bệnh viện, trường đại học,… Đặc biệt, trường là một thành viên tham gia dự án Hà Lan nên hàng năm nhiều GV được cử đi tham dự các lớp bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, chuyên môn, … do dự án tổ chức.

Ngoài ra, một số cán bộ lãnh đạo, trưởng phó các khoa/ phòng còn được cử đi học chương trình Cao cấp lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận, kiến thức trong công tác quản lý nhà trường. Tuy nhiên, số cán bộ, GV đi học các khóa học này không nhiều, do khó sắp xếp về thời gian và công việc.


2.3.5. Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên

2.3.4.1. Các điểm mạnh

Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV nhìn được đảm bảo theo đúng quy định tại các văn bản pháp quy: nâng bậc lương kịp thời; xây dựng quy chế và xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng; đóng đầy đủ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp; thực hiện đúng chế độ phụ cấp chức vụ, phụ cấp đặc thù… Đặc biệt, công tác tuyển dụng viên chức hàng năm khá thuận lợi do trường hầu như chủ động lựa chọn những thành viên phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng bộ phận.

Khi đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc, GV được thực hiện chuyển ngạch, bậc viên chức. Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, trường là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên nên hàng năm, trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện việc khai thác các nguồn thu, chi phí đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài lương theo ngạch bậc, phụ cấp đặc thù, hàng tháng, GV còn được hưởng nguồn lương tăng thêm tùy thuộc vào kết quả phân loại lao động (theo các mức A, B, C). Trung bình 1 tháng, GV hưởng nguồn lương tăng thêm từ 0,7 - 2,5 triệu đồng. Hàng năm, CB-CNV được hưởng tháng lương 13 từ 1,5 - 6,5 triệu đồng căn cứ vào sự đóng góp của từng thành viên do Hội đồng chi tiêu nội bộ quyết định.

Ngoài ra, mỗi năm, CBCNV được may 01 bộ quần áo trung bình là 1 triệu đồng; các ngày Lễ, Tết đều được chi thưởng từ 100.000-300.000 đồng.

Giảng viên dạy vượt số giờ định mức trong năm được chi trả tiền thừa giờ. Mức trả thừa giờ căn cứ theo Thông tư liên Bộ số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo. Số giờ vượt do trường ký hợp đồng với các giảng viên có đủ


điều kiện đảm nhận (khi vượt quá 200 giờ) được tính theo mức chi trả cho giảng viên thỉnh giảng tùy thuộc vào trình độ đào tạo.

2.3.4.2. Các điểm hạn chế

- Mức thu nhập bình quân của GV là trung bình so với các cơ sở đào tạo trong khu vực. Song, so sánh với những cán bộ có cùng trình độ năng lực công tác tại một số cơ sở y tế, doanh nghiệp trong tỉnh thì thu nhập của GV nhà trường là thấp, đời sống tương đối khó khăn, nhất là GV trẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số GV chuyển công tác sang các đơn vị khác có thu nhập cao hơn, một số GV chưa thật sự tâm huyết, yên tâm gắn bó với trường. Riêng trong tháng 3/2010, cùng lúc có tới 03 GV khoa Y (bác sỹ) xin chấm dứt hợp đồng. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ, GV nhà trường.

- Cách tính thừa giờ còn chênh lệch khá cao, chưa mang lại hiệu quả đáng kể về chất lượng đào tạo.

- Mức trả cho GV thỉnh giảng còn thấp (30.000đ-70.000đ/ 1 tiết), trong khi đó, trường rất cần có sự cộng tác phối hợp của đội ngũ này.

- Nhiều GV ngoài thời gian giảng dạy còn phải làm thêm bằng cách mở phòng khám tư, tham gia điều trị tại các cơ sở tư nhân, mở cửa hàng bán dược phẩm, dạy thêm, kinh doanh, … nên chưa dành nhiều thời gian cho chuyên môn.

2.3.6. Thực trạng công tác đánh giá, thi đua - khen thưởng, kỷ luật

2.3.5.1. Đánh giá

Đánh giá ĐNGV trong quản lý giáo dục là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng vừa nhằm phân tích xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công tác của giảng viên, vừa nhằm mục đích phân loại GV (đánh giá theo tiêu chí), vừa có tính đào tạo, nhằm nắm bắt được khó khăn của GV, từ đó có hướng giúp đỡ họ. Đánh giá còn nhằm ghi nhận sự tiến bộ, tạo điều kiện cho sự thăng tiến và phát triển của GV.


Đánh giá GV được nhà trường thực hiện theo 2 hình thức: đánh giá cán bộ viên chức theo định kỳ, đánh giá GV qua giờ giảng.

* Đánh giá CBVC theo định kỳ:

Thực hiện sự chỉ đạo của sở Nội vụ, trường thực hiện việc đánh giá cán bộ, giảng viên khi kết thúc học kỳ I và kết thúc năm học. Việc đánh giá GV được tiến hành từ các đơn vị trên cơ sở tự đánh giá của bản thân mỗi GV theo các tiêu chí (do sở Nội vụ hướng dẫn). Tiếp đó, Hội đồng thi đua, khen thưởng trường họp để thống nhất đánh giá kết quả cuối cùng cho từng thành viên. Khâu cuối cùng là đánh giá của hiệu trưởng về từng cá nhân vào phiếu đánh giá viên chức. Hết thời hạn khiếu nại, phiếu đánh giá được lưu trong hồ sơ cá nhân.

Bảng 2.12. Thống kê đánh giá GV qua các năm học


Năm học

Tổng số

Giỏi

Khá

Trung bình

2006-2007

75

22

48

5

2007-2008

73

16

52

11

2008-2009

72

23

43

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 - 8

(Nguồn Phòng TC-HC-QTĐS năm 2009)

Qua bảng 2.12, 100% số GV toàn trường hoàn thành nhiệm vụ được giao, không có GV xếp loại yếu kém. Hầu hết số GV xếp loại trung bình là những người thuộc đối tượng đi học, chưa nộp kết quả học tập cho đơn vị và những người nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày…

Mặc dù trường đã xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đến các bộ phận, song việc thực thi tại các đơn vị chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức. Việc đánh giá CBVC hiện chưa có những tiêu chí riêng cho ngành giáo dục và đào tạo.

* Đánh giá giảng viên qua giờ giảng:

Hàng năm, trường tổ chức các đợt hội giảng tại tất cả các khoa với quan điểm toàn bộ GV phải tham gia, ít nhất 1 giờ giảng/ 1 người.


Thực hiện nhiệm vụ này, các trưởng khoa xây dựng kế hoạch dự giờ cho từng GV và trình BGH phê duyệt. BGH cử cán bộ tham dự một số giờ cùng với các GV thuộc bộ môn và khoa. Việc đánh giá GV theo các tiêu chí đã xây dựng theo 2 loại giờ giảng lý thuyết và thực hành. Sau tiết dạy, GV được các thành viên dự giờ tham gia góp ý về việc chuẩn bị bài giảng, nội dung kiến thức, phương pháp sư phạm và kết luận cho điểm giờ giảng. Kết quả đánh giá này làm cơ sở cho việc đánh giá viên chứccuối năm, lựa chọn GV tham gia dự thi giáo viên giỏi các cấp.

Đây là hoạt động khá thiết thực, thông qua đó, GV tích cực đào sâu chuyên môn, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Qua hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động này thường chỉ được tổ chức 1 lần/ năm nên hiệu quả chưa cao.

* Qua trưng cầu ý kiến HSSV.

Thực tế nhà trường chưa thực hiện lấy ý kiến HSSV qua phiếu đánh giá người dạy, giờ dạy. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến HSSV về hoạt động giảng dạy của GV nhằm có thêm sự đối chiếu các đánh giá về giảng viên. Kết quả thu được như sau:

Qua bảng 2.13:

Đánh giá tốt (thứ 1, 2, 3): GV đến lớp khi đã chuẩn bị tốt bài giảng; GV chủ nhiệm đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho HSSV; GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật cho người học…

Đánh giá không tốt (thứ 14, 15): GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS-SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng lực của người học; GV tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của HS-SV.


Bảng 2.13. Tổng hợp trưng cầu ý kiến HS-SV về hoạt động giảng dạy của GV

(A: Hoàn toàn đồng ý B: Đồng ý; C: Tương đối đồng ý;D: Không đồng ý;

E: Không có ý kiến)

TT

Hoạt động của giảng viên

A (5đ)

B (4đ)

C (3đ)

D (2đ)

E (1đ)

Điểm TB

Thứ bậc

1

GV có kiến thức chuyên môn tốt

24

14

11

3

3

3.96

10

2

GV đến lớp đã chuẩn bị tốt bài giảng

26

21

6

1

1

4.27

1

3

GV tạo hứng thú trong học tập cho

HS-SV

20

20

10

3

2

3.96

10

4

GV truyền đạt kiến thức theo trật tự

logic và dễ hiểu

22

14

16

2

1

3.98

9

5

GV quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật cho người học

31

13

6

3

2

4.24

3

6

GV đã sử dụng hiệu quả phương tiện

DH

25

17

10

1

2

4.13

7

7

GV tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của HS-SV

21

11

16

5

2

3.80

15


8

GV tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS-SV đảm bảo tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng năng

lực của người học


20


17


10


8


0


3.89


14


9

GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy


19


18


13


5


0


3.93


13


10

GV thường xuyên lên lớp đúng giờ,

thực hiện đúng lịch giảng dạy theo quy định


23


14


12


5


1


3.96


10

11

GV thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với người học

29

11

12

2

1

4.18

5

12

GV luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo

28

12

12

2

1

4.16

6


13

GV đã giúp HS-SV tiếp thu được các kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cần thiết cho tương lai


20


21


10


2


2


4.00


8

14

GV chủ nhiệm luôn có trách nhiệm cao trong công tác quản lý lớp

28

14

10

2

1

4.20

4


15

GV chủ nhiệm đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho HSSV


34


8


8


3


2


4.25


2


Phần thông tin bổ sung có 16/55 ý kiến của SV đề xuất:

+ GV cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho HSSV; GV cần thân thiện, cởi mở, quan tâm, lắng nghe hơn trong giao tiếp với HSSV.

+ Phần lớn HSSV nhận định: GV có ý thức về công việc; quan tâm đến giáo dục đạo đức, ý thức kỷ luật cho HSSV.

+ Tuy nhiên, một số hoạt động chưa được đánh giá cao như công tác kiểm tra, đánh giá; sự nhạy cảm của GV. Mặc dù đây chỉ là kênh thông tin để xem xét, tính chính xác không cao lắm do một số SV chưa thực sự nghiêm túc trong đánh giá.

2.3.5.2. Thi đua, khen thưởng

Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những năm qua, trường CĐ YTQN luôn cố gắng thực hiện theo đúng Luật thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn của tỉnh, ngành liên quan.

* Thi đua được tổ chức hàng năm theo 2 hình thức: thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt.

- Thi đua thường xuyên: Vào đầu năm học, các đơn vị, các cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua. Trường phát động, triển khai các hoạt động trong năm và thực hiện sơ kết, tổng kết vào cuối học kỳ I và cuối năm học.

- Thi đua theo đợt: trường, các tổ chức đoàn thể phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn: ngày 20/11, ngày 03/2, ngày 27/2, ngày 26/3, … tùy thuộc từng năm.

Đặc biệt, hàng tháng, Hội đồng thi đua, khen thưởng trường tổ chức bình xét cán bộ, GV trên cơ sở kết quả bình bầu từ cấp bộ môn, khoa/ phòng theo quy định về phân loại lao động tại quy chế chi tiêu nội bộ. Kết quả thi


đua được xếp theo các mức A, B, C và không xếp loại làm tiêu chí để tính lương tăng thêm trong tháng cho GV. Kết quả bình xét 12 tháng trong năm được tổng hợp làm tiêu chí tính mức thưởng vào cuối năm.

* Khen thưởng: Căn cứ kết quả bình xét cuối kỳ, cuối năm hoặc thành tích đột xuất, Hội đồng thi đua, khen thưởng trường đề nghị các cấp khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân xuất sắc. Kết quả các năm gần đây như sau:

Bảng 2.14. Thống kê thi đua, hhen thưởng giảng viên



Năm học

Tổng

số GV

Số GV được

khen thưởng

CSTĐ

cấp Tỉnh

CSTĐ cấp

Cơ sở

Lao động

tiên tiến

2006-2007

75

70

03

16

51

2007-2008

73

68


13

55

2008-2009

72

66

01

22

43

(Nguồn Phòng TC-HC-QTĐS năm 2009)

Bảng 2.15. Thống kê số giảng viên giỏi các cấp


Năm học

Tổng số

GV giỏi Quốc gia

GV giỏi cấp Tỉnh

GV giỏi cấp Cơ sở

2006-2007

20

2

4

14

2007-2008

7


2

5

2008-2009

8

1

2

5

(Nguồn Phòng TC-HC-QTĐS năm 2009)


Nhìn chung, công tác thi đua, khen thưởng cũng đã được trường thực hiện công khai, khách quan góp phần động viên, khích lệ kịp thời các GV trong công tác giảng dạy cũng như các hoạt động khác.

Song, với một tập thể có bề dày 50 năm phát triển, cho đến nay, trường vẫn chưa có GV nào được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú là một hạn chế. Số GV được công nhận CSTĐ cấp tỉnh, GV giỏi các cấp còn chưa nhiều, nhất là những năm gần đây. Điều đó nói lên rằng, phong trào thi đua của trường chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các GV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022