Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Cần Thực Hiện Tốt Những Qui Định Của Pháp Luật Về Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Tố Tụng Hình Sự

là ban đêm cho nên không thể đáp ứng yêu cầu phải có đại diện chính quyền địa phương hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến được. Như vậy ở quy định này không phù hợp khi áp dụng trong thực tế. Nếu cứ viện dẫn đầy đủ như hiện nay sẽ buộc cơ quan áp dụng biện pháp ngăn chặn phải vi phạm thủ tục tố tụng.

Tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định:

Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn;

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Nếu Việc kiểm sát không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị bắt [32, Điều 81].

Thiết kế điều luật này là thiếu logic ở chỗ: việc bắt khẩn cấp do CQĐT quyết định và thi hành, do "sự việc đã rồi". Bắt thì cũng bắt rồi, sai hay đúng cũng đã tiến hành rồi, vậy xét phê chuẩn hay trả tự do vẫn là việc nhằm để quyết định cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hay trả tự do chứ không có ý nghĩa đối với việc bắt khẩn cấp do vậy theo chúng tôi, nên gắn kèm cụm từ "việc giải quyết tiếp theo" vào sau cụm từ "xét phê chuẩn” vì ở đây VKS chỉ có thể nhất trí cùng cơ quan đã bắt người để tạm giữ, hoặc xét tạm giam hoặc trả tự do.

Cũng tại BLTTHS quy định điểm b, điểm c trong khoản 2 về thẩm quyền được áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp:

b. Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c. Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng [32, Điều 81].

Quy định này cho thấy các vấn đề cần làm rõ sau đây:

Việc tàu biển rời khỏi bến cảng là thời điểm được tính từ đâu, hay là lúc người chỉ huy tàu biển xét không cần thiết quay tàu trở lại, hơn nữa sau khi bắt khẩn cấp họ phải tạm giữ người bị bắt nhưng tạm giữ có thực sự tuân thủ được quy định của điều luật không khi họ ở trên biển chưa thể đủ thời gian quay về bến cảng trong nước. Vấn đề xét phê chuẩn có thực hiện được bằng văn bản như hiện tại trực tiếp giao nhận được không? Do đó việc gửi văn bản phải thực hiện theo phương pháp thông tin hiện đại sử dụng hệ thống máy Fax. Một điều bất cập nữa đó là các cơ quan nêu trên được pháp luật giao cho quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này, về cơ cấu tổ chức họ không thuộc đối tượng đại diện CQĐT nào cả vậy thì xét phê chuẩn thuộc VKS cùng cấp nào? Trên cơ sở đó nên cho phép họ được báo cáo đến VKS nơi gần nhất là hợp lý hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

* Đối với chế định tạm giữ

Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần những nhận thức lý luận về tạm giữ trong tố tụng hình sự cho thấy tạm giữ là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền tự do của một người buộc họ phải vào nơi giam giữ trong thời hạn ngắn và những người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang mà xét thấy cần có đủ thời gian để xác minh nhân thân, lai lịch, các tình tiết có liên quan để xác định tính chất mức độ tội phạm phục vụ cho việc quyết định khởi tố về hình sự hoặc trả tự do cho họ. Trong vấn đề này hoạt động của các đơn vị cơ sở như Công an các huyện, vừa có chức năng của CQĐT vừa có chức năng quản lý hành chính nên cùng chủ thể đó có quyết định tạm giữ trong tố tụng hình sự, có lúc quyết định tạm giữ hành chính. Vấn đề này lẫn lộn thiếu sự phân định cụ thể dẫn đến việc tạm giữ quá hạn, hoặc một số quan điểm hình sự hóa những vấn đề về dân sự, hành chính, kinh tế hoặc ngược lại. Vì vậy, cần có quy định cụ thể ở các cấp này có nhà

Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 10

tạm giữ riêng, ghi rõ phòng tạm giữ người vi phạm hành chính với nhà tạm giữ trong tố tụng hình sự.

Theo quy định của BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày, trong thời hạn đó cơ quan ra lệnh và đề nghị gia hạn phải xác minh làm rõ các vấn đề có liên quan để quyết định các biện pháp tiếp theo. So với quy định này thì việc bắt người có lệnh truy nã và phải tạm giữ họ thì thời hạn trên sẽ không hợp lý, thông thường người bị truy nã thường tìm cách trốn đi xa nơi đã ra lệnh truy nã. Do đó, nơi khác bắt được phải tạm giữ và thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết để nhận người bị bắt, song vì những lý do khác nhau cơ quan này trong 9 ngày không đến nhận được thì việc tạm giữ sẽ bị coi là vi phạm quy định về tạm giữ, vì lẽ đó theo chúng tôi nên quy định CQĐT nơi bắt được đối tượng bị truy nã có quyền ra lệnh tạm giam để chờ cơ quan có thẩm quyền đã ra lệnh truy nã đến nhận người bị bắt, cơ quan này có trách nhiệm phải sắp xếp ngay việc tiếp nhận người bị bắt trong thời hạn ngắn nhất.

* Đối với chế định tạm giam

Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có các điều kiện luật định nhằm tước bỏ quyền tự do thân thể và một số quyền lợi khác buộc họ phải bị giam giữ một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tạm giam bao gồm:

- Tạm giam để điều tra;

- Tạm giam để truy tố;

- Tạm giam để xét xử (bao gồm tạm giam để chờ chuẩn bị xét xử và tạm giam trong thời gian phiên tòa tiến hành xét xử).

Với chức năng là cơ quan xét xử, chế định này đã được xác định theo BLTTHS năm 2003 theo quy định này thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam sẽ là:

- Bị can, bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.

- Bị can, bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

- Bị can bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do cố ý và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, là người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt [32, Điều 88].

Đây là một trong những thay đổi phù hợp, vì chúng ta đã nghiên cứu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và biện pháp tạm giam cả hai chế định này đều cho thấy sự có mặt của bị can, bị cáo tại trại giam. Nếu các quy định trước đây thì các đối tượng bị bắt, tạm giam sẽ tăng lên. Đó là lý do "việc quy định điều kiện để áp dụng biện pháp bắt để tạm giam và tạm giam là chỉ quy định mà không tính đến kết cục của tình trạng áp dụng nó". Đây chính là sự thay đổi làm giảm "đầu vào". Khi "sức chứa, nơi chứa" không thay đổi. Tuy nhiên, các chế định trên được thay đổi đòi hỏi phải tính toán cân nhắc đến tình trạng khác, đó là số lượng các đối tượng phạm tội không bị đưa vào trại tạm giam sẽ tăng lên, đối tượng này ở ngoài xã hội cần có biện pháp quản lý giám sát để ngăn ngừa họ phạm tội là một vấn đề khá phức tạp. Vậy nên áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hoặc cho bảo lĩnh cần thiết áp dụng đối với họ để đưa họ vào diện quản lý.

Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 120 BLTTHS. Cùng với sự thay đổi thời hạn điều tra tương ứng quy định tại Điều 119 và 120 BLTTHS là hợp lý thông qua quy định này có ý nghĩa rất lớn đòi hỏi CQĐT phải cân nhắc tính toán một cách đầy đủ hơn khẩn trương hơn trong hoạt động điều tra cũng như cân nhắc khi áp dụng biện pháp tạm giam.

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử (được quy định tại đoạn 2 Điều 177 của BLTTHS) không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 BLTTHS [32, Điều 177]. Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn về việc này, cụ thể là:

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa cần kiểm tra ngay các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp ngăn chặn, để quyết định như sau:

- Đối với bị can đang bị tạm giam mà khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày) và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và không được quá 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 03 tháng 15 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Đối với bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đang còn, thì khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày) cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục tạm giam nữa hay không. Nếu xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (hoặc bị cáo, nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của BLTTHS và được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2.1 mục 1 Phần I của Nghị quyết này trừ đi thời hạn bị can (hoặc bị cáo) bị tạm giam, kể từ ngày Tòa án nhân hồ sơ vụ án.

- Đối với bị can đang được tại ngoại, nếu sau khi nhận hồ sơ vụ án hoặc trong thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án xét thấy cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án ra lệnh bắt và tạm giam ngay. Trong trường hợp này, “Lệnh bắt và tạm giam” phải ghi rõ: “Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày… tháng… năm…” (ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm).

- Trong trường hợp phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu khi gần hết thời hạn tạm giam (còn lại không quá 5 ngày) và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam, thì Chánh án Tòa án có quyền ra lệnh tạm giam tiếp. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này không quá thời hạn được gia hạn để chuẩn bị xét xử quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 176 của BLTTHS.

- Trường hợp Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5 và 6 Điều 107 của BLTTHS hoặc khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nếu bị can đang bị tạm giam, thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam và trả tự do ngay cho bị can, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét xử thời hạn tạm giam đã hết, thì trước khi thời hạn tạm giam gần hết (còn lại không quá 5 ngày), Thẩm phán được phân công chủ tòa phiên tòa phải đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm gia trước đó và cho đến khi kết thúc phiên tòa [53].

* Đối với chế định cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trong khoản 1 Điều 52 Bộ luật dân sự ngày 14.6.2005 quy định: "Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống". Khoản 2 qui định: “Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo qui định tại khoản 1 điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống” [33, Điều 52]. Như vậy theo cách hiểu về nơi cư trú của một người còn có những ý kiến chưa thống nhất.

- Có ý kiến cho rằng, nơi cư trú của một người là phạm vi xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đăng ký tạm trú ở đó. Song việc quản lý, đăng ký sổ hộ khẩu lại là cấp huyện, quận, thị xã?

- Nếu cách hiểu nơi cư trú theo cấp đăng ký quản lý sổ hộ khẩu là cấp quận, huyện thì phạm vi nơi cư trú là rộng đối với người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Từ vấn đề nêu trên, căn cứ vào tình hình địa bàn cụ thể mà hạn chế việc đi lại của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này cho phù hợp là xã phường, thị trấn hoặc quận, huyện.

Trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, muốn rời khỏi nơi cư trú phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn và thông báo cho chính quyền cơ sở nơi họ cư trú để theo dõi. Điều này còn gặp khó khăn nếu khi người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một huyện nhưng họ bị CQĐT Công an tỉnh áp dụng biện pháp này họ phải làm thế nào để được phép rời khỏi nơi cư trú của mình trước khi xin phép.

* Đối với chế định bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm:

Mặc dù đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn trước đây và đã có văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng trên thực tế vẫn còn có khó khăn, vướng mắc.

Về nguyên tắc hoạt động trong tố tụng hình sự đó là sự vô tư, nhưng ở đây biện pháp bảo lĩnh lại cho phép cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vì lợi ích

riêng mà đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Thực chất của biện pháp này là tạo điều kiện cho cá nhân, cho tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động tố tụng mà trực tiếp là vào việc cảm hóa, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, tiêu chuẩn của người bảo lĩnh phải là người có đủ phẩm chất chính trị, đủ khả năng quản lý giáo dục được bị can, bị cáo mới được bảo lĩnh để tránh tình trạng vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết, trong điều luật chưa nói đến trách nhiệm gì của họ khi có vi phạm xảy ra.

Để đảm bảo tính khả thi và tránh tiêu cực, tuỳ tiện, theo chúng tôi thì người bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất do có vi phạm nghĩa vụ cam kết. Như việc phải trả một khoản tiền vào việc truy bắt nếu người được bảo lĩnh bỏ trốn... Hoặc kèm theo cam đoan nhận bảo lĩnh phải đặt một số tiền để bảo đảm trách nhiệm vật chất của họ, nếu khi có vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền đó sẽ bị sung quỹ nhà nước; phải quy định cụ thể về các loại tội danh không được cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo. Đối với các loại tội danh mà bị can, bị cáo có thể được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì phải quy định cụ thể khoảng mức tiền cho từng loại hoặc nêu rõ giao cho cơ quan chức năng nào hướng dẫn về mức tiền hoặc tài sản cần phải đặt tương ứng với từng trường hợp phạm tội.

3.2.3. Cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện tốt những qui định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội không chỉ đơn thuần là việc thực hiện theo pháp luật mà hiệu quả cao của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn còn cần phải thực hiện theo những phương pháp cách thức, chiến thuật phù hợp với đối tượng phạm tội này để vừa đạt mục tiêu pháp luật vừa đạt mục tiêu nghiệp vụ đề ra. Đây là một trong những nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023