Số Lượng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Được Áp Dụng Tại Toà Án Hà Nội

lệnh tạm giam bị cáo 1 tháng 15 ngày; nếu bị cáo đang được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì Tòa án xem xét nếu bị cáo không gây cản trở, khó khăn cho công tác xét xử, thi hành án thì Tòa án không thay đổi biện pháp ngăn chặn mà giữ nguyên biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đã áp dụng đối với bị cáo; tương tự như vậy, biện pháp Bảo lĩnh hay Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cũng thường được Tòa án giữ nguyên nếu các biện pháp này đã được áp dụng đối với bị cáo ở giai đoạn trước đó.

Thông thường, sau khi thụ lý vụ án, Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy quyền sẽ giao hồ sơ đó cho một Thẩm phán. Sau khi được phân công, Thẩm phán đó có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ hồ sơ và xem xét biện pháp ngăn chặn nào là phù hợp với bị cáo, nếu bị cáo đang bị tạm giam thì xem xét việc tiếp tục tạm giam có cần thiết đối với bị cáo hay không, hay với hành vi, mức độ phạm tội của bị cáo cũng như nhân thân của bị cáo có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn đó, cho bị cáo đó tại ngoại hay không. Trong trường hợp, nếu Tòa án nhận được đơn đề nghị của gia đình bị cáo xin bảo lãnh cho bị cáo được tại ngoại, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đó sau khi xem xét hồ sơ có thể đề nghị người có thẩm quyền ký quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị cáo đó và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị cáo hoặc áp dụng biện pháp Bảo lĩnh đối với bị cáo. Tuy nhiên việc thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại chủ yếu được áp dụng tại các Toà án cấp huyện (điều này phụ thuộc vào thẩm quyền xét xử, Tòa án cấp huyện thường xét xử đối với các loại án ít nghiêm trọng), tại Toà án thành phố Hà Nội việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn là tạm giam là rất hạn chế, một mặt do tính chất vụ án được giải quyết tại cấp thành phố thường phức tạp, mang tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tội các bị cáo dù có hành vi đơn giản, nhân thân tốt (như: tội trộm cắp tài sản do người bị hại là người nước ngoài nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thành phố) nhưng không được tại ngoại dù gia đình bị cáo có đơn bảo lãnh

cho bị cáo, có thể nói đây là một quy định khá tuỳ nghi nên các Toà án áp dụng cũng được, không áp dụng cũng được, dẫn đến gây thiệt thòi cho các bị cáo; đối với biện pháp đặt tiền, tài sản thì gần như không có Toà án nào trên địa bàn Hà Nội áp dụng.

Qua số liệu thống kê chúng ta thấy, biện pháp ngăn chặn được áp dụng chủ yếu là biện pháp tạm giam; ngoài ra, một số biện pháp khác được áp dụng như Cấm đi khỏi nơi cư trú và bắt để tạm giam cũng được áp dụng nhưng rất hạn chế.

Bảng 2.1: Số lượng các biện pháp ngăn chặn được áp dụng tại Toà án Hà Nội


Số lượng

Năm

Số lượng các biện pháp ngăn chặn được áp dụng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2008

3

50

2009

3

50

2010

3

50

2011

3

50

2012

2

30,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Bảng 2.2: Số lượng, tỷ lệ các biện pháp ngăn chặn được áp dụng tại Toà án Hà Nội

Biện pháp

Năm

Bắt để tạm giam (Số lượng/tỷ lệ

%)

Tạm giam

(Số lượng/tỷ lệ

%)

Đặt tiền, tài sản (Số lượng/tỷ lệ

%)

Cấm đi khỏi nơi cư trú (Số lượng/tỷ lệ

%)

Bảo lĩnh

(Số lượng/tỷ lệ

%)

2008

2

(0,00084)

1.936/2.369

(0,8)

0

1

(0,00042)

0

2009

2

(0,0012)

1.120/1.580

(1,93)

0

2

(0,0012)

0

2010

0

12.097/14679

(0,82)

0

0

0

2011

1

(0,00089)

887/1116

(0,79)

0

1

(0,00089)

0

2012

3

(0,0021)

1.215/1.367

(0,88)

0

3

(0,0021)

0

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

2.2. Nguyên nhân của thực trạng

Một sự vật hiện tượng tồn tại trong tự nhiên và xã hội bao giờ cũng có nguồn gốc phát sinh, không có sự vật hiện tượng nào xuất hiện mang tính ngẫu nhiên mà bao giờ cũng có nguyên nhân làm phát sinh ra những tồn tại, thiếu sót trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Toà án đối với người phạm tội không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì thế không thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn mà không làm rõ nguyên nhân của thực trạng này.

Nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn của Toà án nhân dân tại thành phố Hà Nội cho thấy, ngoài những nguyên nhân khách quan gây nên tồn tại, thiếu sót đó thì còn có nguyên nhân khác như do nhận thức pháp luật khác nhau nên quan điểm của mỗi người có thẩm quyền áp dụng cũng khác nhau đối với các tội phạm khác nhau.

Nguyên nhân khách quan

Pháp luật tố tụng hình sự đã có những bước phát triển đáng kể, đã được pháp điển hóa song trên thực tế những quy định này còn nhiều vấn đề chưa đồng bộ, chưa thống nhất, có khi còn chồng chéo, chậm được sửa đổi bổ sung, có những chế định không rõ ràng, lại thiếu sự giải thích cần thiết… Những chế định liên quan đến các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự biểu hiện các nguyên nhân sau:

- Các quy định đối với các trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn cụ thể chưa bao hàm được đầy đủ, thiết kế điều luật chứa đựng ngôn ngữ đa nghĩa, đa nội dung dẫn đến cách hiểu không thống nhất, khó khăn cho việc áp dụng, dễ dẫn tới vi phạm.

- Chỉ quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với tư cách là điều kiện áp dụng, đối tượng áp dụng mà chưa dự đoán được tình trạng, kết quả của việc áp dụng, do vậy hiện tượng quá tải ở trại tạm giam, việc giam

giữ chung nhiều đối tượng phạm tội với nhau là một biểu hiện của kết quả đó. Nói cách khác là làm tăng đối tượng cần áp dụng biện pháp ngăn chặn.

- Các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa rõ ràng, cụ thể đặc biệt là các biện pháp như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.

- Các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa đáp ứng được sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện nay.

Những nguyên nhân chủ quan

Việc vi phạm pháp luật trong áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội ngoài những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền áp dụng, của công tác thanh tra, kiểm tra, từ sự phối hợp giữa Toà án với các cơ quan nghiệp vụ khác trong lực lượng Cảnh sát nhân dân… điều đó biểu hiện qua các nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân phát sinh từ phía người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan Toà án:

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất gây nên những tồn tại thiếu sót trong khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Mặc dù chưa có trường hợp nào Toà án bắt giam người trái pháp luật, nhưng những người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể do trình độ năng lực pháp luật còn hạn chế đã vận dụng không đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn, không thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã được áp dụng; không kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế những biện pháp đó nếu thấy không cần thiết dẫn tới nhiều bị cáo có thể bị thiệt thòi khi chưa được thay đổi biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nguyên nhân từ phía các Thẩm phán- người được giao giải quyết vụ án:

Theo quy định của luật tố tụng hình sự, Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, họ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giam) nhưng họ chưa thực sự làm tốt công tham mưu, đề nghị với Chánh án, Phó Chánh án trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam. Thực tế những sai sót này trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có nguyên nhân xuất phát từ năng lực, trình độ yếu kém của chính Thẩm phán đó, chính trình độ năng lực hạn chế của Thẩm phán đã dẫn đến việc phân loại xử lý ban đầu để quyết định tiếp tục giam bị cáo hay thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo tại ngoại hoặc cho bị cáo đặt tiền, tài sản; nếu xét thấy bị cáo cố tình trốn tránh gây khó khăn cho việc xét xử thì có thể bắt để tạm giam bị cáo. BLHS cũng như BLTTHS đã quy định những chế định, thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội là hoạt động rất phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động trong đó có các nguyên nhân chủ quan từ phía Thẩm phán nếu hồ sơ vụ án đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Thực tế có trường hợp do tình cảm nể nang, lợi ích cá nhân của Thẩm phán đã ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng. Đa số các Thẩm phán được giao giải quyết vụ án đều có ý thức trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật song bên cạnh đó vẫn còn có những vi phạm về chuẩn mực đạo đức, phẩm chất sa sút, vi phạm thủ tục tố tụng và những quy định của ngành làm trái pháp luật dẫn đến mất lòng tin ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Toà án.

- Nguyên nhân từ những hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật của ngành Toà án:

Để đảm bảo cho pháp luật nói chung được chấp hành và thực thi nghiêm chỉnh thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng

là hết sức cần thiết đối với quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn. Cũng chính vì thế có thể nói những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn có một nguyên nhân từ hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát pháp luật của ngành.

- Do số lượng tội phạm ngày càng tăng cao

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN bên cạnh những mặt tích cực thì đồng thời xuất hiện những mặt tiêu cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đây là điều kiện thuận lợi cho nạn quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước ngày càng gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp…Những yếu tố tiêu cực này đã tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm, và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được áp dụng phù hợp, đúng đắn với mỗi người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết vụ án.

- Do sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan, lực lượng khác trong áp dụng biện pháp ngăn chặn.


Kết luận chương 2

Với tình hình tội phạm trong thời gian qua diễn biến phức tạp và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động đã đặt công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trước nhiều thách thức. Với đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tác động đến nhiều vấn đề chính trị, xã hội khác nhau nên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật tố tụng hình sự và quy định của ngành.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các loại tội phạm trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất tốt vừa bảo đảm phục vụ tốt cho việc giải quyết vụ án xảy ra, vừa đảm bảo

các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ. Thực tiễn áp dụng đã xuất hiện những tình huống và cách thức xử lý cần phải đúc kết để bổ sung cho lý luận nhằm phổ biến rộng rãi phục vụ cho quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, qua khảo sát cũng cho thấy những bất cập giữa lý luận và thực tiễn, bộc lộ những yếu kém trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn dẫn đến những hậu quả xấu, không phục vụ tốt cho việc giải quyết vụ án, làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước và tạo ra những kẽ hở để một số đối tượng trục lợi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều nhưng những nguyên nhân cơ bản là do tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biết phức tạp. Trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo và các chỉ dẫn nghiệp vụ chưa đủ và còn nhiều bất cập nên chưa có một cơ sở lí luận đầy đủ và thống nhất cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này. Bên cạnh những nguyên nhân trên, thực tiễn cho thấy một bộ phận cán bộ Tòa án còn yếu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM

3.1. Dự báo về tình hình tội phạm trong thời gian tới

Như đã phân tích ở trên, căn cứ vào thực tế tình hình tội phạm diễn ra trong cả nước thời gian qua, đồng thời căn cứ vào xu hướng phát triển chung của tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian tới có thể đưa ra một số nhận định về sự phát triển của các loại tội phạm như sau:

3.1.1. Dự báo về tình hình phạm tội trong thời gian tới

Việc đưa ra nhận định như trên là xuất phát từ những lý do sau:

- Về mặt kinh tế xã hội: Trong thời gian tới, nền kinh tế thị trường tiếp tục được thực hiện, tình hình kinh tế - xã hội sẽ phát triển cao hơn song bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường vẫn hàng ngày, hàng giờ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong cả nước, các loại tội phạm có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ ngày càng phức tạp hơn. Thực tế đã cho thấy do mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường, tình trạng phân hóa giàu- nghèo ngày càng sâu sắc, số lượng người thất nghiệp, số lượng các gia đình mải mê làm kinh tế, bỏ bê chuyện học hành của con cái, số lượng trẻ em không đến trường hoặc không theo đuổi học hành đến nơi, đến chốn sẽ còn nhiều và đây là nguồn bổ sung rất lớn vào đội quân thất nghiệp. Đội quân này có thể đổ xô về các thị xã, thị trấn, sống lang thang, lêu lổng, thoát khỏi sự quản lý, kèm cặp của gia đình và rất dễ đi đến con đường phạm tội. Đồng thời do nền kinh tế mở cửa, hội nhập và phát triển cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phạm tội của các thành phần trong xã hội bởi lối sống thực dụng nơi phồn hoa đô thị, sự trụy lạc của bọn tội phạm nước ngoài sẽ xâm nhập vào Việt Nam và sẽ lây lan, ảnh hưởng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí