Các Quy Định Về Biện Pháp Ngăn Chặn Bắt Người Đang Bị Truy Nã Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Hiện Hành (Sau Khi Có Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm

cung cấp thông tin về đối tượng truy nã như: ảnh, vân tay, đặc điểm nhân dạng, lai lịch và các mối quan hệ khác… Chỉ ra quyết định hoặc lệnh truy nã khi đã xác định chính xác các yếu tố thông tin về đối tượng như cơ quan hồ sơ cung cấp.

+ Ngay sau khi ra quyết định hoặc lệnh truy nã, lệnh đình nã, thông báo đình nã và báo cáo bắt lại với mỗi đối tượng, thủ trưởng các đơn vị ra quyết định hoặc lệnh truy nã, đình nã phải gửi một bản cho Phòng hồ sơ Công an tỉnh, một bản cho Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát. Văn phòng Interpol Việt Nam sau khi nhận được thông báo truy nã quốc tế, thông báo đình nã hoặc thông báo truy tìm người của Interpol hoặc Văn phòng Interpol các nước, phải sao gửi một bản cho Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát [20].

- Quyết định số 465/1998/QĐ-BCA(V22) ngày 31-7-1998 ban hành chế độ quản lý và sử dụng kinh phí truy nã trong lực lượng CAND, quy định rõ kinh phí công tác truy nã là một khoản ngân sách của nhà nước chi cho hoạt động nghiệp vụ của các lực lượng trong CAND trong công tác truy bắt đối tượng truy nã; quy định về nguyên tắc, nội dung và định mức chi tiêu, thẩm quyền duyệt chi và thanh quyết toán kinh phí truy nã tội phạm.

Về mức chi: cán bộ, chiến sĩ trong những ngày truy bắt đối tượng truy nã được chi bồi dưỡng thêm ngoài tiền công tác phí không quá 20.000đ/ngày/người đối với truy bắt đối tượng truy nã loại bình thường, không quá 30.000đ/ngày/người đối với truy bắt đối tượng truy nã nguy hiểm hoặc truy bắt đối tượng ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo. Ngoài ra, được chi các khoản khác phục vụ cho truy bắt đối tượng truy nã như: chi tàu xe hoặc thuê phương tiện để dẫn giải đối tượng truy nã; thuê khách sạn, nhà trọ trong trường hợp phải ngủ qua đêm trên đường dẫn giải; chi phí cước đàm thoại, điện báo; chi cho những quần chúng tốt thực hiện cùng hoặc giúp cán bộ trinh sát theo dõi, phát hiện, tham gia truy bắt đối tượng truy nã…

Về mức thưởng: sau khi bắt được đối tượng truy nã, chi thưởng 200.000đ/ đối tượng truy nã thường, 300.000đ/đối tượng truy nã nguy hiểm,

500.000đ/đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Đối với những đối tượng đặc biệt nguy hiểm khi bắt được cần phải thưởng tiền ở mức cao hơn thì phải đề nghị Tổng cục Cảnh sát quyết định nhưng không quá 2.000.000đ/đối tượng [19].

Qua việc phân tích các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã trong thời gian này, có thể thấy rằng, các văn bản trong thời gian này được ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau nên chưa có tính thống nhất, chậm được thay thế dẫn đến việc gây ra nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Ví dụ: Quy định số 09/QĐ-BNV(C14) và Chỉ thị số 10- CT/BNV của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) được ban hành từ năm 1986, trước khi BLTTHS năm 1988 và PLTCĐTHS năm 1989 được ban hành nhưng đến gần đây mới được thay thế.

Bên cạnh đó, nội dung các văn bản được ban hành trong thời gian này còn mâu thuẫn với nhau, thậm chí còn trái với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, ví dụ:

+ Theo quy định của BLTTHS năm 1988 tại khoản 1 Điều 135 thì "Nếu không biết bị can ở đâu thì CQĐT phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra"; khoản 1 Điều 162 "Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo", như vậy, đối tượng truy nã theo quy định của BLTTHS năm 1988 chỉ là bị can, bị cáo; tuy nhiên, theo Quy định số 09/QĐ-BNV(C14) ngày 30-5-1986 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về công tác truy nã tội phạm hình sự lại quy định ra lệnh truy nã trong các trường hợp: đối tượng gây án bỏ trốn; đối tượng trốn các trại cải tạo, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải; đối tượng trốn thi hành án, trốn thi hành quyết định tập trung giáo dục cải tạo, trốn khi có lệnh bắt giữ của VKSND, TAND. Tiếp đó, Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 30-6-1993 liên ngành TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) quy định đối với trường hợp người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi khỏi trại giam

thì cơ quan Công an phải ra lệnh truy nã đối với họ; Thông tư số 03/TT- BNV(C11) ngày 11-4-1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) cũng quy định Cơ quan CSĐT ra Quyết định truy nã đối với người bị phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn thi hành án, được tạm đình thi hành án mà bỏ trốn... Như vậy, các đối tượng truy nã được quy định trong các thông tư liên ngành và văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) rộng hơn so với đối tượng truy nã được quy định trong BLTTHS năm 1988.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

+ Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 BLTTHS năm 1988 thì biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà không quy định việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị bắt theo Quyết định truy nã. Trong khi đó, tại các điều 64, 65 BLTTHS lại quy định sau khi bắt được người đang bị truy nã phải giải ngay đến cơ quan Công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất, các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền; sau khi lập lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất. Như vậy, trong trường hợp đã hết thời hạn tạm giữ 9 ngày (theo quy định tại các điều 68, 69 BLTTHS năm 1988) mà CQĐT đã ra quyết định truy nã vì một lý do nào đó (chưa nhận được thông báo đã bắt được đối tượng truy nã, mất nhiều thời gian do đường sá xa xôi, chưa bố trí được cán bộ đến nhận…) nên chưa tới nhận đối tượng truy nã thì trại tạm giam không biết xử lý như thế nào, vì nếu trả tự do cho đối tượng truy nã thì trại tạm giam không có thẩm quyền, còn tiếp tục giam giữ thì lại vi phạm pháp luật vì giam giữ người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tiễn, có trường hợp có đồng chí Đội trưởng đội truy nã Công an một tỉnh đã phải viết giấy cam đoan xác nhận chứng thực đối tượng bị bắt là tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã, nếu sai cá nhân đồng chí đó xin chịu trách nhiệm trước pháp luật để đề nghị VKS cho kéo dài thời hạn tạm giữ [47, tr.51].

Để đảm bảo việc giam giữ người phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, ngày 01-7-1995, liên ngành TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ

Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam - 5

(nay là Bộ Công an) đã ban hành Thông tư liên ngành số 03/TTLN hướng dẫn thực hiện một số quy định về truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử để khắc phục bất cập nêu trên, khi quy định: "…Để đảm bảo việc giam giữ người phải có lệnh, thì sau khi lấy lời khai, CQĐT áp dụng Điều 68 BLTTHS ra lệnh tạm giữ đối với bị can và giải ngay người đó đến trại tạm giam gần nhất. Trại tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận và giam giữ bị can. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo của CQĐT về kết quả truy nã là đã bắt được bị can, thì VKS đã yêu cầu truy nã phải ra ngay quyết định tạm giam đối với bị can và tiếp tục tiến hành các công việc theo thủ tục chung nhằm đảm bảo việc giam giữ người bị truy nã theo đúng pháp luật…" [27].

Quy định của Thông tư liên ngành số 03/TTLN đã khắc phục được những thiếu sót trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng truy nã sau khi bị bắt, tháo gỡ được những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhưng đây lại là quy định có tính “vượt rào” các quy định của BLTTHS năm 1988. Qua thực tiễn áp dụng pháp luật đã phân tích trên đây cho thấy, các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị đang truy nã trong giai đoạn này còn chưa thống nhất, văn bản có hiệu lực pháp lý thấp còn chưa phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

2.1.2. Các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành (sau khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

Ngày 26-11-2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua BLTTHS năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2004 và thay thế BLTTHS năm 1988, các Luật sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 1990, năm 1992 và năm 2000. BLTTHS năm 2003 đã có những thay đổi cơ bản để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. BLTTHS năm 2003 đã quy

định về truy nã tội phạm tại các điều 34, 36, 48, 82, 83, 86, 88, 112, 140, 160,

161, 166, 169, 187, 256, 260.

Điều 34 khoản 2 điểm c quy định về quyền quyết định truy nã bị can của Thủ trưởng CQĐT khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự.

Điều 36 khoản 2 điểm c, Điều 112 khoản 5, Điều 166 khoản 2, Điều 169 khoản 2 điểm b quy định về quyền yêu cầu CQĐT truy nã bị can của Viện trưởng VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự.

Điều 48 khoản 1 quy định về người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Việc BLTTHS năm 2003 quy định: "người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú" thuộc diện đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ là quy định mới, khắc phục hạn chế của BLTTHS năm 1988 như đã phân tích trên đây.

Điều 82 quy định về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:

"1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt" [4].

Điều 83 đã quy định về những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt trong trường hợp truy nã, khoản 2 quy định cụ thể:

"Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.

Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.

Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được VKS cùng cấp phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, CQĐT nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất"[4].

Đây là quy định cụ thể hơn so với quy định tại khoản 2 Điều 65 của BLTTHS năm 1988 (đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất), quy định tại khoản 2 Điều 82 BLTTHS năm 2003 là phù hợp với thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, khắc phục được hạn chế của BLTTHS năm 1988 là chưa quy định cụ thể cơ quan nào có quyền ra lệnh tạm giữ hoặc tạm giam đối với người bị truy nã, VKS nào phê chuẩn tạm giam đối với người đó, trách nhiệm của cơ quan đã ra quyết định truy nã và trách nhiệm của CQĐT nhận người bị bắt. Đây là cơ sở pháp lý chặt chẽ để mỗi cơ quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thực hiện những việc làm cụ thể trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị bắt trong trường hợp truy nã, bảo đảm việc tạm giữ, tạm giam người bị truy nã đúng pháp luật [48, tr.81].

Điều 86 khoản 1 quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị bắt theo quyết định truy nã: "Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã"[4].

Điều 88 khoản 2 quy định rõ về các trường hợp có thể bị tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc người đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Đây là quy định khắc phục hạn chế theo quy định tại BLTTHS năm 1988 khi quy định chung chung đối với những trường hợp trên "thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt" dẫn đến việc khó áp dụng trong thực tiễn vì có nhiều cách hiểu khác nhau về "trường hợp đặc biệt".

Để khắc phục nhược điểm này, tại khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định rõ: "Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử.." [4].

Quy định này thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà giữa nhân đạo XHCN với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, khoan hồng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, bị bệnh nặng nhưng cũng phải kiên quyết tạm thời cách ly những người này ra khỏi xã hội khi họ cố ý vi phạm pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án được nhanh chóng, kịp thời [48, tr.85].

Điều 140 khoản 1 quy định việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành khi có căn cứ xác định người đang bị truy nã trốn ở đó.

Điều 161 quy định về truy nã bị can: "Khi bị can trốn hoặc không biết bị can ở đâu thì CQĐT phải ra quyết định truy nã bị can", đây là quy định mới của BLTTHS năm 2003 so với quy định tại Điều 136 của BLTTHS năm 1988.

Theo quy định tại Điều 161 BLTTHS năm 2003, CQĐT ra quyết định truy nã bị can trong hai trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp thứ nhất: khi bị can trốn. Đây là trường hợp CQĐT đã xác định được bị can, biết rõ nơi cư trú của bị can, bị can được tại ngoại nhưng trong quá trình CQĐT tiến hành điều tra, bị can đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú của mình hoặc trường hợp bị can đang bị tạm giam nhưng đã trốn khỏi nơi giam giữ (trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ).

+ Trường hợp thứ hai: không biết bị can ở đâu. Đây là trường hợp CQĐT đã xác định được bị can, xác định được nơi cư trú của bị can nhưng hiện tại bị can không sinh sống ở đó nữa; CQĐT đã tiến hành truy tìm bị can ở nơi cư trú, nơi làm việc, nơi bị can thường lui tới... nhưng không xác định được bị can đang ở đâu.

Điều 161 cũng đã bổ sung quy định vào nội dung của quyết định truy nã theo quy định tại Điều 136 của BLTTHS năm 1988: quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo (nếu có); tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã [4].

Điều 187 quy định về quyền yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo của Hội đồng xét xử và việc Toà án xét xử vắng mặt bị cáo khi bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả.

Điều 256 khoản 4 quy định Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu cơ quan Công an cùng cấp ra quyết định truy nã trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn.

Điều 260 khoản 4 quy định: "Trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại tạm giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã". Đây là quy định mới, bổ sung thêm đối tượng thuộc diện truy nã của BLTTHS năm 2003 so với quy định tại Điều 230 BLTTHS năm 1988 [4].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023