Nhu Cầu Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Hiện Hành Về Bắt Người Đang Bị Truy Nã Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng

chức điều tra tội phạm còn bộc lộ sơ hở, thiếu sót, để đối tượng phạm tội bỏ trốn, đặc biệt có những đối tượng giữ vai trò cầm đầu trong vụ án bỏ trốn, không bắt được. Thông tin về đối tượng truy nã còn phân tán, chưa tập trung; công tác vận động quần chúng tham gia công tác truy nã tội phạm chưa tương xứng với yêu cầu của cuộc đấu tranh; chưa huy động được các ban, ngành đoàn thể và đông đảo lực lượng quần chúng tham gia công tác phát hiện, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú.

- Tình hình vi phạm pháp luật trong thời gian qua vẫn còn khá phổ biến. Đó là việc quản lý giam, giữ không đủ chặt chẽ để người bị giam giữ trốn, cá biệt có cả người bị giam có mức án cao là chung thân, tử hình cũng bỏ trốn; tạm giữ, tạm giam người bắt được theo lệnh truy nã không đúng thời hạn luật định, để quá thời hạn tạm giam, tạm giữ, còn có không ít trường hợp bắt, giữ, giam oan sai người vô tội.

- Trình độ của cán bộ làm công tác bắt người bị truy nã chưa đồng đều, thậm chí có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ dẫn đến những vi phạm không đáng có.

- Công tác kiểm tra, giám sát pháp luật trong lĩnh vực bắt chưa được Viện kiểm sát các địa phương tiến hành thường xuyên và đều khắp nên chưa phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những biểu hiện vi phạm; việc phối hợp giữa Viện kiểm sát và những người có trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý người bị bắt chưa được quy định bằng một quy chế thống nhất. Do đó, ở nhiều địa phương chưa tạo được mối quan hệ phối hợp cần thiết dẫn đến việc Viện kiểm sát không phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm nhằm đưa ra các kiến nghị và những quyết định cần thiết để khắc phục những vi phạm đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.3.2.2. Những nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến việc chấp hành pháp luật trong việc bắt người đang bị truy nã chưa tốt có nhiều. Nó tạo ra những vướng mắc bắt cập trong quá trình áp dụng pháp luật, có thể nêu lên một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác truy nã thiếu đồng bộ; chính sách đối với người truy nã ra đầu thú chưa rõ ràng cụ thể; việc thanh loại đối tượng truy nã cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc.

- Nguyên nhân do yếu tố lịch sử để lại đó là công tác xây dựng pháp luật của chúng ta quá chậm. Trải qua thời gian dài không có BLTTHS để tình trạng bắt người bị truy nã tùy tiện, tràn lan, không thống nhất trong việc áp dụng làm cho tàn dư đó đến nay chưa khắc phục hết trong tiềm thức của một số cán bộ tiến hành tố tụng.

- Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế tội phạm mang tính quốc tế, toàn cầu hóa làm phát sinh nhiều tội phạm mới nguy hiểm trong khi đó trình độ năng lực, trang bị của các cơ quan bảo vệ pháp luật lại hết sức đơn giản. Tội phạm hình sự diễn biến phức tạp song hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật lại chỉ mang tính chất hành chính sự nghiệp.

- Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng BLTTHS vẫn còn những tồn tại trong các quy định về BPNC bắt người bị truy nã: có những quy định không rõ ràng, không phù hợp với thực tế áp dụng; chưa dự kiến hết đối tượng cần áp dụng PBNC bắt người bị truy nã...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

- Việc áp dụng các BPNC cho tại ngoại đối với bị can, bị cáo của CQĐT, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, kịp thời và chưa đúng đối tượng dẫn đến tình trạng đối tượng lợi dụng bỏ trốn phải ra QĐTN.

- Do thay đổi mô hình tổ chức của lực lượng bắt người bị truy nã nên hầu hết số đối tượng truy nã từ năm 2004 về trước thông tin rất nghèo nàn, công tác xác minh, truy bắt gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 13

- Các điều kiện phương tiện, trang bị, chế độ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án chưa được ưu tiên đầy đủ làm hạn chế năng lực thực thi nhiệm vụ theo TTHS, dẫn đến hiệu quả áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã trên thực tế còn chưa cao, thậm chí có trường hợp còn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

- Kinh phí chi cho công tác xây dựng pháp luật và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi đạo đức của các chức danh tư pháp trong lĩnh vực bắt người đang bị truy nã chưa được đầu tư thích đáng... Từ đó dẫn đến năng lực của những người làm công tác bắt người còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, có trường hợp bị thoái hóa, biến chất về đạo đức...

- Các điều kiện đảm bảo cho công tác truy nã hoạt động có hiệu quả như kinh phí, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, vũ khí, công cụ hỗ trợ... chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhất là việc xác minh những đối tượng truy nã trốn ở vùng sâu, vùng xa, đối tượng trốn ra tỉnh ngoài, trốn ra nước ngoài.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Từ các quy định của BLTTHS năm 2003, luận văn đã khái quát về tình hình áp dụng về biện pháp bắt người đang bị truy nã trên thực tiễn. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động TTHS được tiến hành thuận lợi nhất để nhanh chóng bắt giữ được người bỏ trốn, đồng thời phải bảo đảm được các quyền Hiến định của con người thì hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng trong thời gian tới cần phải được xây dựng và hoàn thiện.

Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng các quy định về biện pháp bắt người đang bị truy nã vẫn còn những hạn chế, bất cập, vướng mắc khi áp dụng. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu BPNC này một cách kỹ lưỡng trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, phải nghiên cứu một cách có hệ thống, rà soát lại các văn bản luật hiện hành về BPNC này để từ đó tìm ra những khiếm khuyết, bất

cập trong quy định luật, những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng luật vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta.‌‌

Chương 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM


3.1. NHU CẦU HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

3.1.1. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách tư pháp

Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [30]. Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là đề ra đường lối, chủ trương thích hợp cho từng thời kỳ cách mạng. Bởi vậy, khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS chúng ta phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm phù hợp và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Để chấn chỉnh một bước quan trọng công tác tư pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chỉ đạo chấn chỉnh các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam cụ thể như Chỉ thị 53-CT/TW ngày 24/3/2000 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000: "... việc bắt, giam phải được xem xét, phê chuẩn đối với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể; đối với trường hợp bắt, giam cũng được hoặc không bắt, giam cũng được thì không bắt, giam" [17].

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng chỉ rõ:

... Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ đảm bảo đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong bắt, giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình... [18].

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu:

Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.

Phân định thẩm quyền quản lý quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam [20].

Đối với CQĐT, Nghị quyết chỉ rõ:

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả vác vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách. Trước mắt, tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức cơ quan điều tra theo pháp luật hiện hành; nghiên cứu và chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới tổ chức lại các cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự...

Với các nhiệm vụ nêu trên, đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao, các cơ quan này phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm... [20].

3.1.2. Nhu cầu bảo vệ quyền con người

Quyền con người là một phạm trù lịch sử - cụ thể nên nó luôn đi cùng với sử phát triển của nhân loại và đặc biệt là từ cuối thập kỷ 70 - đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay.

Việc bảo vệ các quyền con người đã và vẫn đang là vấn đề trung tâm có ý nghĩa thời đại của hành tinh chúng ta... vì nó không chỉ là vấn đề "muôn thuở" mang tính thời sự quốc tế, không những là mục tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, tự do, dân chủ và công lý, mà còn là mối quan tâm thường xuyên của nhân loại tiến bộ trên toàn trái đất [11].

Hoạt động TTHS là hoạt động nhằm điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm. Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, luật TTHS quy định rất chặt chẽ quá

trình từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án để không bỏ lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Có thể nói đây là hoạt động rất phức tạp liên quan đến quyền lợi của nhiều người, trong đó bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị kết án. Mặc dù họ đã bị khởi tố bị can, bị tạm giữ, bị tạm giam, bị đưa ra xét xử trước Tòa án hoặc bị kết án bằng một bản án của Tòa án nhưng họ vẫn là một con người và vẫn được pháp luật bảo đảm một số quyền cơ bản nhất định. Không ai có thể tước đi những giá trị làm người của họ và vì thế họ cần được bảo vệ các quyền con người của mình.

Để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, BLTTHS quy định các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh... những biện pháp này có quan hệ trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do đi lại của công dân, trong đó bắt người là BPNC có tính nghiêm khắc cao. Do đó pháp luật TTHS cần quy định một cách chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục... nhằm đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền, bảo đảm bắt đúng người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, loại trừ những hành động vi phạm trong quá trình thực thi.

3.1.3. Đòi hỏi nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, tình hình tội phạm phức tạp bỏ trốn

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng và có chiều hướng phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng tinh vi đã kéo theo số đối tượng phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật ngày càng phức tạp hơn. Trước tình hình đó, yêu cầu của hoạt động bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay là rất nặng nề, đòi hỏi vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân. Lực lượng Công an các cấp cần tổ chức tốt lực lượng truy bắt; theo dõi, quản lý đối tượng truy nã cần được thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ để hạn chế số đối tượng, phạm nhân bỏ trốn; khi phát hiện đối tượng bỏ trốn cần tổ chức lực lượng truy bắt ngay, không để cho đối tượng trốn lâu

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí