Khái Quát Lịch Sử Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Quy Định Về Biện Pháp Bắt Người Đang Bị Truy Nã

BPNC trong luật TTHS, bắt người đang bị truy nã với tính cấp thiết của nó phù hợp với tinh thần toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân để truy bắt người đang bị truy nã. Quy định đó thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc sử dụng mọi lực lượng và biện pháp xã hội để truy bắt đến cùng đối tượng lẩn trốn. Đây cũng là sự thể hiện tính chất xã hội rộng rãi trong công tác đấu tranh chống tội phạm và đó cũng chính là một biện pháp tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của đối tượng đang lẩn trốn; Một sự bảo đảm quan trọng để phát huy tinh thần làm chủ, ý thức tự giác hạn chế những cơ sở xã hội mà tội phạm có thể lợi dụng để lẩn trốn, ẩn náu. Do đó, trong quá trình thực hiện, công dân cũng phải có ý thức, tránh trường hợp bắt giữ không đúng đối tượng, nhầm lẫn.

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược đó là phải vận động và tổ chức được phong trào quần chúng, rộng rãi, đều khắp trong công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung và công tác truy nã tội phạm nói riêng. Để làm tốt công tác này thì cơ quan chức năng đặc biệt là cơ quan chuyên trách về truy bắt người đang bị truy nã cần đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân giúp đỡ lực lượng Công an nhân dân trong phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phát hiện, bắt giữ người đang bị truy nã nói riêng. Cần phát huy cao độ tinh thần tố giác, giúp đỡ và phối hợp của quần chúng với cơ quan Công an. Đồng thời cần kết hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cấp, các ngành để tuyên truyền đầy đủ, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức quần chúng cơ sở; Khi ra quyết định, lệnh truy nã phải đảm bảo chính xác, đầy đủ để nhân dân dễ phát hiện.‌

1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

1.2.1. Trong thời kỳ phong kiến

Lịch sử phát triển của chế định bắt người đang bị truy nã trong Luật TTHS Việt Nam gắn liền với từng thời kỳ, giai đoạn của đất nước và tiến trình cải cách tư pháp. Ngay từ thời kỳ phong kiến, việc bắt giữ những kẻ phạm tội đang lẩn trốn đã trở thành một tập quán của đời sống cộng đồng. Thể hiện rõ nét nhất là trong Bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được coi là hoàn chỉnh nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Thể hiện rõ nét nhất tại:

Điều 36, Quyển I, chương Danh lệ:

Nhiều người cùng phạm một tội mà có người trốn tránh, hiện còn người bắt được xưng ra người đang trốn tránh đứng đầu, mà không đủ người làm chứng, thì định tội người bị bắt là a tòng. Khi bắt được người trốn, xưng ra người bị bắt trước là đứng đầu, tra hỏi đúng thực, thì định tội người bị bắt trước là đứng đầu, tra hỏi đúng thực, thì định tội người bị bắt trước là đứng đầu [53];

Điều 646, Quyển VI, chương Bộ vong:

Đi bắt tội nhân mà tội nhân chống cự bị người đi bắt đánh chết, hay là vì tội nhân bỏ chạy, đuổi mà đánh chết, hay là tội nhân cùng quẫn quá mà tự sát, thì người đi bắt đều được miễn tội. Đã bắt được tội nhân rồi mà còn đánh chết, thì xử nhẹ hơn tội đánh nhau chết bốn bậc; dùng đồ sắc nhọn mà đánh chết chỉ giảm một bậc. Tội nhân vốn phạm tội chết mà (người đi bắt) đánh chết, thì xử tội biếm một tư. Tội nhân chống cự đánh người đến bắt, thì xử nặng hơn tội trước một bậc; đánh bị thương thì xử nặng hơn tội đánh nhau bị thương hai bậc; đánh chết thì xử chém. Nếu người ngoài giúp kẻ tội nhân chống cự người đến bắt, mà người đến bắt đánh chết ngay tại chỗ thì không bị xử tội [53];

Điều 650: Những tù nhân bị lưu hay đồ, ở nơi lưu hay nơi đồ chưa đến hạn tha, mà đã bỏ trốn, thì đều phải tội chém; người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

coi giữ cố ý để mất tù lưu đồ, thì bị xử nhẹ đi trốn ba bậc; quan ty giám đương bị xử tội biếm hay phạt; cố ý thả cho tù đi trốn, thì xử cùng một tội; nếu lại tự bắt được, thì được trừ tội. Kẻ tù phạm trốn đến làng xã nào, thì xã quan nơi ấy phải bắt trói đem nộp quan; nếu dung túng giấu giếm, thì xử tội nhẹ hơn kẻ tù trốn ấy một bậc [53];

Điều 652: "Những tù bị giam chống cự ngục quan, ngục lại mà chạy trốn, thì xử nặng hơn tội cũ một bậc; chống cự mà đánh người, bị thương, thì xử nặng hơn hai bậc; đánh chết người thì xử chém" [53];

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 6

Chương Đoán ngục, Điều 671: "... Nếu người bị cáo đã đến hầu kiện mà phân trần, mà nguyên cáo lại trốn tránh quá hai mươi ngày không đến hầu kiện, thì quan án khép y vào tội vu cáo, và cho nã bắt để trị tội (nếu có việc đi xa, trở về không kịp, thì cho phép trần tấu lên, xin xử lại" [53];

Điều 702: Ngục giám đi bắt người bị kiện, thì đến quan huyện, quan lộ sở tại trình trát để họ bắt giải giao cho mình. Nếu người bị bắt đã trốn đi không ở đó, thì quan huyện, quan xã liên danh làm tờ cam kết rằng người ấy đã trốn không ở đó, sau này thấy trở về, sẽ bắt giải ngay, không dám ẩn giấu. Ngục giám đem tờ cam kết về trình ngục quan, để tùy liệu xét xử. Làm trái luật, quan huyện, quan xã bị xử tội biếm hoặc tội đồ...[53];

Điều 704:... Nếu không có trát nã đóng dấu của bản ty, mà tự tiện bắt người, thì xử biếm hai tư;... nếu trong trát truy nã đã kê rõ tên họ người bị bắt, ngoài ra lại bắt bừa người khác, cũng là sách nhiễu tài vật, để đến nỗi người ta bị phá sản, thì cũng bị xử tội như thế. Ngục lại viết trát nã, kê tên không đúng phép, thì bị đồ làm khao đinh; ngục quan vô tình không xem đến, thì bị phạt...[53];

Hay trong Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ gồm 30 lệ (chương) trong đó có một chương riêng là chương 7 gồm 5 điều quy định về việc giải quyết đối với trường hợp đương sự không đến hầu kiện, hay bỏ trốn (đương sự đáo túng lệ).

Có thể thấy rằng, những quan niệm, tập quán về bắt giữ kẻ phạm tội bỏ trốn đã tồn tại, gắn liền cùng với lịch sử tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam, góp phần vào sự yên ổn của đời sống cộng đồng. Mặc dù còn những tồn tại, nhược điểm do đặc điểm lịch sử nhất định nhưng những giá trị của pháp luật trong thời kỳ này đã có ảnh hưởng nhất định, làm nền móng, tiền đề cho việc hình thành và phát triển pháp luật về truy nã tội phạm trong các giai đoạn, thời kỳ về sau này.

1.2.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988

Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước thì một số cơ quan tư pháp được ra đời liên quan đến việc bắt, giam giữ như: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 23/SL ngày 21/02/1946 thành lập "Việt Nam Công an vụ". Theo Sắc lệnh này thì lực lượng Công an vụ có nhiệm vụ "Điều tra về những hành động trái phép và truy tìm người can phạm để giúp Tòa án trong sự trừng trị" [13]. Hoặc Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 về tổ chức bộ máy Tư pháp Công an tại Điều thứ 2: "Tư pháp Công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạm pháp (đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sưu tập các tang chứng, bắt giao người phạm pháp cho các tòa án xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định" [12]; Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp. Theo văn bản trên thì "Tư pháp Công an có nhiệm vụ bắt người phạm pháp và giao cho các Tòa án xét xử"; "Quyền ký lệnh tạm giam bị cáo thuộc về ông Giám đốc ty Liêm phóng" [14].

Miền Bắc bước vào công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau hiệp định Giơnevơ. Đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ VI đã vạch ra phương hướng cho việc xây dựng những luật về các quyền tự do dân chủ như Sắc luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 về đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối

với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân được ban hành theo đó: "Đối với những người phạm pháp quả tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Ủy ban Hành chính, Tòa án nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất" [27]. Sắc lệnh 002/SLT ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang, khẩn cấp và những trường hợp khám người phạm pháp quả tang trong đó quy định:

Để kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mệnh tài sản của nhân dân, nay quy định những trường hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà người công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến ủy ban hành chính, Tòa án nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất:

1- Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay.

2- Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp. 3- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn.

4- Đang có lệnh truy nã [15].

Ngày 10/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 301/TTg quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân; Ngày 16/7/1962 ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân... Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ngày 15/3/1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 02/SL-76 quy định về việc bắt giam giữ. Về cơ bản việc bắt giam giữ quy định trong Sắc luật này giống luật 103/SL-L005, tuy vậy thẩm quyền bắt bình thường (bắt để tạm giam) được mở rộng đến cấp huyện. Tại kỳ họp thứ nhất, khóa VI

ngày 02/7/1976, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước và giao cho Hội đồng Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng.

Có thể nói rằng, trước khi BLTTHS được ban hành, thì các quy định trên đây trong một thời gian dài đã có những tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Việc sử dụng chúng đã góp phần kịp thời ngăn chặn các tội phạm nguy hiểm, xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, do sự phát triển của đất nước, các quan hệ xã hội có nhiều thay đổi. Trước tình hình mới nảy sinh đó, các quy định về những trường hợp bắt khẩn cấp cũng đã bộc lộ những sơ hở nhất định (như sự thiếu chặt chẽ, tính chưa cụ thể trong các quy định của pháp luật...) cho nên dễ dẫn đến tình trạng bắt khẩn cấp tràn lan. Có thể nói, việc quá lạm dụng bắt khẩn cấp đã có những ảnh hưởng không tốt trong dư luận quần chúng nhân dân. Mặt khác, nó còn làm mất đi tính đặc biệt của biện pháp này và biến nó thành một trường hợp được áp dụng phổ biến. Tình trạng đó đã làm cho các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại, đi ngược lại những lợi ích của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa mà Đảng mà Nhà nước ta đã và đang đặc biệt quan tâm.

1.2.3. Quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 đến trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, cũng như yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, kế thừa có chọn lọc các quy định về bắt người đang bị truy nã trong các văn bản pháp luật trước đây, nhất là quy định của BLTTHS năm 1988. Có thể nói đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật TTHS, là kết quả tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 năm hoạt động tư pháp trong đó có rất nhiều điều khoản quy định về BPNC bắt người đang bị truy nã như Điều 64 Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:

1- Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2- Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt [29].

Điều 65 Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt: "Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại giam nơi gần nhất" [29]. Điều 94 quy định thẩm quyền của thủ trưởng CQĐT trong việc ra QĐTN bị can; Điều 115 quy định về việc khám chỗ ở, địa điểm khi cần phát hiện người đang bị truy nã; Điều 135 quy định CQĐT phải ra QĐTN trước khi tạm đình chỉ điều tra trong trường hợp không biết bị can đang ở đâu; Điều 136 quy định những thông tin cần thiết liên quan đến bị can cần ghi rõ trong QĐTN và việc thông báo QĐTN; Điều 141, Điều 142, 143b, Điều 162 quy định quyền yêu cầu CQĐT truy nã bị can của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử.

Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tố tụng, các quy định trong BLTTHS năm 1988 đã bộc lộ một số tồn tại như:

Thứ nhất: Về đối tượng truy nã:

Tại khoản 1 Điều 135 quy định "Nếu không biết bị can ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra"; khoản 1 Điều 162 quy định "Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo". Như vậy đối tượng truy nã theo các quy định nêu trên chỉ là bị can, bị cáo. Tuy nhiên, theo Thông tư liên ngành 03/TTLN/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 07/01/1995 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) hướng dẫn

thực hiện một số quy định về truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử thì đối với trường hợp người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an phải ra lệnh truy nã đối với họ. Thông tư số 03/TT-BNV(C14) của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ngày 11/4/1997 hướng dẫn việc truy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn cũng quy định CQĐT ra QĐTN đối với người bị phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn thi hành án, được tạm đình chỉ thi hành án mà bỏ trốn... [9]. Đối chiếu giữa các quy định nêu trên ta thấy phạm vi đối tượng truy nã rộng hơn so với đối tượng truy nã được quy định trong BLTTHS.

Thứ hai: Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác khi bắt được người bị truy nã:

Theo khoản 1 Điều 70 BLTTHS năm 1988 thì BPNC tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo mà không quy định việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị bắt theo QĐTN. Trong khi đó, Điều 64, 65 lại quy định sau khi bắt được người đang bị truy nã phải giải ngay đến cơ quan cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền; sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất. Như vậy, trong trường hợp đã hết thời hạn tạm giữ 9 ngày (theo quy định tại Điều 68, 69 BLTTHS) mà CQĐT đã ra QĐTN vì một lý do nào đó (do chưa nhận được thông báo đã bắt được đối tượng truy nã, do đường sá xa xôi, chưa bố trí được cán bộ...) nên chưa tới nhận đối tượng truy nã được thì trại tạm giam không biết xử lý như thế nào, vì nếu trả tự do cho đối tượng truy nã thì trại tạm giam không có quyền, còn tiếp tục giam giữ thì lại vi phạm pháp luật vì giam giữ người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Để khắc phục tình trạng nêu trên, trong thực tiễn đã có trường hợp một đồng chí Đội trưởng đội truy nã Công an một địa phương đã phải viết giấy cam đoan xác nhận chứng thực đối tượng

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí