Thực Trạng Áp Dụng Các Quy Định Về Biện Pháp Ngăn Chặn Bắt Người Đang Bị Truy Nã Trong Thực Tiễn Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Ở Nước Ta

nã và Quyết định đình nã đối với các đối tượng bỏ trốn trong các vụ án được phân công điều tra; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình hoặc được uỷ thác, được giao điều tra; phối hợp với các đơn vị có liên quan phân bổ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kinh phí hỗ trợ truy nã hàng năm; thực hiện chức năng hợp tác quốc tế trong công tác truy nã.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các bị can trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình hoặc được phân công điều tra và các bị can, người bị kết án, bị cáo bỏ trốn mà VKSNDTC, TANDTC yêu cầu; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm thuộc thẩm quyền điều tra của mình hoặc các đối tượng truy nã khác theo sự chỉ đạo của cấp trên; phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình nếu xét thấy cần thiết; tổ chức xác minh truy bắt những đối tượng do đơn vị mình ra Quyết định truy nã và phối hợp truy bắt đối với những đối tượng khác; chỉ đạo lực lượng CSĐT Công an các địa phương theo hệ phụ trách trong việc thực hiện công tác truy nã.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm; phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình, phối hợp tổ chức truy bắt, dẫn độ và tiếp nhận các đối tượng truy nã quốc tế; kiểm tra và chỉ đạo toàn diện công tác truy nã của lực lượng An ninh nhân dân các cấp.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các đối

tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình và các bị can, bị cáo, người bị kết án theo yêu cầu của VKSNDTC và TANDTC; các đối tượng trốn trại tạm giam của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình, phối hợp tổ chức truy bắt, dẫn độ và tiếp nhận các đối tượng truy nã quốc tế; tổ chức xác minh truy bắt những đối tượng do đơn vị mình ra Quyết định truy nã và phối hợp truy bắt đối với những đối tượng khác; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt thuộc thẩm quyền điều tra của mình hoặc được uỷ thác điều tra; chỉ đạo lực lượng An ninh điều tra Công an các địa phương thực hiện tốt công tác truy nã.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt đối với các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm; chỉ đạo, kiểm tra công tác truy nã của các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh; phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế thuộc thẩm quyền điều tra của mình và của Công an cấp huyện, phối hợp tổ chức truy bắt, dẫn độ và tiếp nhận đối tượng truy nã quốc tế theo chỉ đạo của cấp trên; chỉ đạo toàn diện các mặt công tác truy nã của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tỉnh; quyết định việc phân bổ, duyệt chi kinh phí và kiểm tra các hoạt động chi tiêu kinh phí hỗ trợ công tác truy nã của Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh: tổng hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc công tác truy nã của lực lượng CSND trong phạm vi địa phương mình; ra Quyết định truy nã và Quyết định đình nã đối với các đối tượng bỏ trốn trong các vụ án được phân công điều tra và truy bắt; sao Quyết định truy nã, Quyết định đình nã của Cơ quan CSĐT, các đơn vị, địa phương khác gửi đến và gửi cho các phòng nghiệp vụ,

Công an các quận, huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh, để phối hợp xác minh truy bắt. Đồng thời lưu giữ, quản lý toàn bộ các Quyết định truy nã, Quyết định đình nã của địa phương và của các đơn vị, địa phương khác gửi đến để theo dõi, hướng dẫn, tra cứu phục vụ công tác xác minh, truy bắt và thống kê; phối hợp xác minh, truy bắt các đối tượng của các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu; thực hiện chức năng hợp tác quốc tế trong công tác truy nã theo chỉ đạo của cấp trên.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các bị can, trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình và các bị cáo, bị án theo yêu cầu của VKSND và TAND cùng cấp; tiếp nhận Quyết định truy nã và đình nã của các đơn vị, địa phương khác gửi tới và lưu giữ, quản lý phục vụ công tác truy bắt theo hệ, lực lượng; tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế đối với những đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình; thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác truy nã theo chỉ đạo của cấp trên.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh: ra Quyết định truy nã và Quyết định đình nã đối với các bị can trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình và các bị cáo, bị án theo yêu cầu của VKS và TAND cùng cấp; phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình; xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm thuộc thẩm quyền điều tra khi xét thấy cần thiết; kiểm tra công tác truy nã của lực lượng An ninh các cấp thuộc tỉnh; chỉ đạo toàn diện các mặt công tác truy nã của lực lượng An ninh nhân dân trong tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện: ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã đối với các bị can trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình và các bị can, bị cáo, bị án do VKSND và TAND cùng cấp yêu cầu và các đối tượng trốn

nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện; quyết định xác lập chuyên án truy xét để truy bắt các đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm thuộc thẩm quyền điều tra của mình và các đối tượng truy nã khác theo sự chỉ đạo của cấp trên; thông báo Quyết định truy nã, Quyết định đình nã toàn quốc do các đơn vị, địa phương khác gửi đến cho các đội nghiệp vụ và Công an các xã, phường, thị trấn trong huyện; đề xuất Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh để đề nghị Văn phòng Interpol Việt Nam tiến hành các thủ tục truy nã quốc tế đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của mình; chỉ đạo và tổ chức xác minh, truy bắt những đối tượng do mình ra Quyết định truy nã, đồng thời phối hợp xác minh, truy bắt các đối tượng thuộc thẩm quyền điều tra của các CQĐT và đơn vị, địa phương khác; chỉ đạo các lực lượng Công an cấp huyện thực hiện tốt các mặt công tác truy nã.

Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam - 7

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Đội CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Đội CSĐT tội phạm về ma túy: đề xuất thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện ra Quyết định truy nã, Quyết định đình nã các đối tượng trong các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra hoặc được phân công điều tra; lập và đăng ký quản lý hồ sơ truy nã; tập hợp, lưu trữ, các Quyết định truy nã, Quyết định đình nã phục vụ kịp thời công tác tra cứu, xác minh, truy bắt; gửi Quyết định truy nã, Quyết định đình nã và thông báo đã bắt được đối tượng truy nã đến những nơi theo quy định; tổng hợp, theo dõi kết quả công tác truy nã của đơn vị, phục vụ báo cáo sơ kết, tổng kết; trực tiếp tổ chức truy bắt các đối tượng truy nã trong các vụ án được giao thụ lý và tham gia phối hợp truy bắt những đối tượng do các đơn vị, địa phương khác truy nã; đề xuất xác lập chuyên án truy xét đối với những đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm do mình thụ lý và trực tiếp thực hiện chuyên án đó.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Cục trưởng Cục quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng: theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra công tác truy nã của các trại giam; lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chức xác minh,

truy bắt các đối tượng đặc biệt nguy hiểm trốn trại; tổng hợp, thống kê, báo cáo công tác truy nã của các trại giam theo quy định và gửi cho Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an để theo dõi, tập hợp báo cáo chung.

+ Quyền hạn, trách nhiệm của giám thị trại giam thuộc Bộ Công an: ra Quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt khi phát hiện phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam bỏ trốn; trường hợp phải truy nã quốc tế thì giám thị trại giam phải báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng để phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam làm thủ tục truy nã quốc tế.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của giám thị trại tạm giam: khi phát hiện đối tượng đang bị tạm giam bỏ trốn thì giám thị trại tạm giam phải tiến hành tổ chức lực lượng truy bắt theo dấu vết nóng đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng CQĐT thụ lý vụ án (An ninh hoặc Cảnh sát) biết để ra Quyết định truy nã; trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam bỏ trốn thì giám thị trại tạm giam ra Quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt.

+ Trách nhiệm của trưởng nhà tạm giữ: khi đối tượng đang bị tạm giữ về hình sự hoặc phạm nhân đang chấp hành án trong nhà tạm giữ bỏ trốn thì trưởng nhà tạm giữ phải báo cáo ngay bằng văn bản cho Thủ trưởng CQĐT Công an cấp huyện ra Quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của Chánh Văn phòng Interpol Việt Nam: tiếp nhận thông tin và báo cáo thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an để thực hiện truy nã quốc tế các đối tượng theo yêu cầu của CQĐT các cấp, đề xuất việc triển khai truy bắt các đối tượng truy nã quốc tế do các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài yêu cầu; đề nghị Ban Tổng thư ký của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ICPO (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với các đối tượng truy nã của Việt Nam theo yêu cầu của CQĐT các cấp, đồng thời đề nghị các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài truy bắt đối tượng truy nã của Việt Nam; trao đổi những thông tin, tài liệu về các đối tượng truy nã của nước

ngoài bỏ trốn vào Việt Nam với CQĐT các cấp để tiến hành truy bắt; phối hợp với các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài và các cơ quan chức năng trong nước (CQĐT, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp…) hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc dẫn độ và trực tiếp tham gia hoạt động dẫn độ, trao trả tội phạm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an các cấp về trình tự, thủ tục truy nã quốc tế và dẫn độ.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát bảo vệ môi trường, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và lực lượng Công an xã: thông qua công tác của mình để phát hiện, truy bắt hoặc vận động các đối tượng truy nã đang lẩn trốn ra đầu thú; thu thập tài liệu, tiến hành xác minh và cung cấp đầy đủ những thông tin về đối tượng truy nã khi có yêu cầu của các CQĐT; phối hợp với các lực lượng, các cơ quan đoàn thể, phát động quần chúng tham gia tố giác, phát hiện, bắt giữ và vận động đối tượng truy nã ra đầu thú.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp: thông qua công tác tuần tra, kiểm soát và quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng lực lượng để phát hiện và bắt giữ các đối tượng truy nã; phối hợp truy bắt, dẫn giải đối tượng truy nã khi có yêu cầu của CQĐT.

+ Chế độ thông tin, báo cáo trong công tác truy nã: cơ quan Công an các cấp được giao trách nhiệm thực hiện công tác truy nã tội phạm phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Bộ và phải chịu trách nhiệm về các thông tin báo cáo của mình, phải sử dụng các phương tiện sẵn có và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thông tin để đảm bảo thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và pháp luật, nhằm đạt hiệu quả chiến đấu cao; các biểu mẫu phải được chuẩn hoá; hồ sơ, tài liệu phải được lưu trữ đầy đủ…[21].

Ngày 10-12-2007, Bộ Công an ban hành Quyết định số 1565/2007/QĐ- BCA(V22) quy định quản lý và sử dụng kinh phí truy nã trong lực lượng

CAND, Quyết định này thay thế Quyết định số 456/1998/QĐ-BCA(V22) ngày 31-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về sử dụng kinh phí truy nã trong lực lượng CAND. Quyết định số 1565/2007/QĐ-BCA(V22) quy định các khoản chi trực tiếp phục vụ công tác xác minh, truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã gồm: chi bồi dưỡng thêm cho thực hiện nhiệm vụ xác minh, truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã loại thường là 50.000đ/ngày/người; xác minh, truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã ở vùng núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa 60.000đ/ngày/người; chi trả thù lao và các chi phí khác cho những quần chúng đã giúp đỡ cán bộ Công an theo dõi, giám sát, phát hiện, tham gia xác minh, truy bắt là 50.000đ/ngày/người đối với đối tượng truy nã thường, 60.000đ/ngày/người đối với đối tượng truy nã nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm; chi tiền tàu xe hoặc thuê phương tiện để dẫn giải đối tượng truy nã đã bắt được; thuê khách sạn, nhà trọ trong trường hợp phải ngủ qua đêm trên đường dẫn giải; chi hỗ trợ xăng dầu, cước đàm thoại, điện báo... phục vụ trực tiếp cho việc dẫn giải và xác minh, truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã; chi thưởng 500.000đ/đối tượng đối với bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã thường; 700.000đ/đối tượng đối với bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã nguy hiểm; 1.500.000đ/đối tượng đối với bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm [22].

Như vậy, có thể thấy rằng, từ khi có BLTTHS năm 2003, các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã được sửa đổi, bổ sung ngày càng đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian gần đây của lực lượng CAND; góp phần phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua của Đảng và Nhà nước ta.‌

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta

2.2.1. Những kết quả đạt được

Thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công an các cấp, lực lượng CAND đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã theo các quy định của pháp luật TTHS.

Trên cơ sở các quy định của BLTTHS năm 1988, BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, PLTCĐTHS năm 1989 và năm 2004 và các thông tư liên ngành Toà án - Kiểm sát - Công an - Tư pháp, Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bắt người đang bị truy nã trong lực lượng CAND. Công an các đơn vị, địa phương đã bố trí, tổ chức lực lượng, phân công nhiệm vụ, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và các kế hoạch của Bộ Công an về bắt đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn. Trong những năm vừa qua, Bộ Công an đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công tội phạm, nhiều đợt tổng truy bắt và thanh loại đối tượng bị truy nã; thực hiện các kế hoạch này, Công an các cấp đã tập trung lực lượng, tổ chức truy bắt các đối tượng truy nã, trong đó tập trung vào các đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch 327/BCA(C14) của Công an các đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng tập trung quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác truy nã; phát hiện những sai sót, yếu kém trong việc tổ chức, phân công lực lượng thực hiện công tác bắt người truy nã lẩn trốn để hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương khắc phục kịp thời.

Việc thực hiện yêu cầu của TAND, VKSND về truy nã bị can, bị cáo đã được các CQĐT thực hiện tốt. CQĐT đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn của liên ngành và Bộ Công an, như: kịp thời thông báo cho VKSND và TAND sau khi bắt được bị can, bị cáo để VKSND và TAND ra quyết định tạm giam đối với bị can, bị cáo; nếu việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023