thuật hiện đại, phù hợp. Hiện nay, các trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động khám xét như máy dò kim loại, máy dò vàng, máy tìm xác chết, chó nghiệp vụ… phần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, các thiết bị đang được sử dụng phần lớn đã lạc hậu, các loại máy móc hiện đại được trang bị còn thiếu. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động khám xét. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn điều tra vụ án hình sự khi tình hình tội phạm đang gia tăng và đòi hỏi của sự bùng nổ các ngành khoa học, công nghệ, việc tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động điều tra nói chung, hoạt động khám xét nói riêng đi đôi với việc khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu khách quan. Theo đó, chúng ta cần:
- Nhanh chóng trang bị những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, phù hợp cho hoạt động khám xét. Công việc này có thể tiến hành theo từng giai đoạn tuy nhiên mỗi thiết bị được bổ sung cần phải đồng bộ nhằm khai thác tối đa công dụng, đồng thời việc bổ sung thiết bị, máy móc phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng trang bị một cách tràn lan gây lãng phí.
- Đào tạo những cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để sử dụng, điều khiển các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chúng trong thực tiễn sử dụng.
- Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho các cán bộ điều tra như: áo chống đạn, gang tay bắt dao, mũ chống độc và các phương tiện bảo vệ khác nhằm tạo tâm lý yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giữ gìn an ninh đất nước của các cán bộ điều tra.
- Trang bị các phương tiện đi lại cho lực lượng thi hành lệnh khám xét (ôtô, môtô, xe máy…) đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để họ có thể di chuyển nhanh chóng, kịp thời tới nơi diễn ra cuộc khám xét.
Thứ ba, nâng cao vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động khám xét
Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc về sự tham gia, giám sát của Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành khám xét nên hầu hết các cuộc khám xét đều được diễn ra khi không có sự tham gia của Viện kiểm sát. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vi phạm không đáng có trong hoạt động khám xét. Do đó, trong thời gian tới, cần phải:
- Khuyến khích, bắt buộc Viện kiểm sát tham gia và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các cuộc khám xét. Trong trường hợp phát hiện ra những sai sót, vi phạm của lực lượng tiến hành khám xét, Viện kiểm sát cần nhanh chóng đưa ra những yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc yêu cầu tiến hành khám xét lại đối với những vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục hoặc căn cứ.
- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm sát viên về những kỹ năng cơ bản trong quá trình thực hiện hoạt động khám xét để họ có thể phát hiện kịp thời những sai phạm của lực lượng tiến hành khám xét…
Thứ tư, xử lý tốt mối quan hệ giữa lực lượng tiến hành khám xét với chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân
Có thể bạn quan tâm!
- Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 9
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Về Biện Pháp Điều Tra Khám Xét
- Những Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Biện Pháp Điều Tra Khám Xét
- Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 13
- Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 14
- Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Hiện nay, theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì các cơ quan có thẩm quyền điều tra là những cơ quan có thẩm quyền duy nhất trong việc tiến hành khám xét. Song trên thực tế, để khám xét đạt hiệu quả cao, rất cần có sự phối hợp, hỗ trợ, cộng tác giữa cơ quan tiến hành khám xét với chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân… Bởi lẽ, khi tiến hành khám xét, việc đụng độ giữa lực lượng khám xét và chủ thể bị áp dụng biện pháp khám xét là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, lực lượng tiến hành khám xét cần phải có sự ủng hộ, đồng tình của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, quần chúng nhân dân, đặc biệt là chính quyền địa phương, hàng xóm láng giềng của đương sự là những người đã nắm rõ về lịch sinh hoạt của đương sự như giờ đi làm, thói
quen… nên có thể tư vấn, hỗ trợ lực lượng khám xét về cách thức, thời gian tiến hành, giúp việc khám xét trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Từ những lý lẽ trên, tác giả nhận thấy cần phải biết phát huy sức mạnh đoàn kết giữa lực lượng tiến hành khám xét và quần chúng nhân dân trong công tác khám xét. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân về pháp luật tố tụng hình sự, về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc phối hợp, hỗ trợ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình đấu tranh, truy bắt tội phạm nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân, từ đó đánh thức ý chí đấu tranh phòng chống tội phạm của họ.
- Mở những lớp học ngắn hạn về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cho một bộ phận cán bộ đang thực thi công vụ tại các lĩnh vực công tác hữu quan tại các chính quyền địa phương nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc hợp tác với lực lượng khám xét khi thực thi nhiệm vụ.
- Có chính sách tuyên dương, khen thưởng phù hợp cho những cá nhân tổ chức có những đóng góp lớn cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự để khích lệ, động viên họ đồng thời kêu gọi sự phối hợp tích cực từ những cá nhân khác trong xã hội.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2003 về biện pháp điều tra khám xét cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp này trong thực tiễn. Để biện pháp điều tra khám xét được thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân thì các chủ thể liên quan cần phải áp dụng một cách đồng bộ và linh hoạt các giải pháp nêu trên.
KẾT LUẬN
Khám xét là một trong những biện pháp điều tra có vai trò quan trọng trong quá trình phát hiện, thu thập những chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự. Khi thực hiện tốt biện pháp điều tra này, các cơ quan chức năng sẽ có những nhận định, định hướng chính xác cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Từ khi các quy định về tố tụng hình sự ở Việt Nam lần đầu tiên được pháp điển hóa trong BLTTHS năm 1988 đến nay, những nội dung về biện pháp điều tra khám xét luôn được điều chỉnh. Đặc biệt, trong BLTTHS năm 2003, những quy định về khám xét đã được ghi nhận khá rõ ràng, cụ thể. Những quy định này một mặt tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mặt khác tạo cơ sở để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trước những cuộc khám xét không đảm bảo về tính hợp pháp.
Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện biện hoạt động tra khám xét cho thấy bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động điều tra khám xét cũng bộc lộ một số hạn chế và hệ lụy nhất định, khiến hiệu quả của hoạt động này bị giảm sút, quyền cơ bản của công dân trong một số trường hợp chưa được đảm bảo. Nguyên nhân của thực trạng này được xuất phát từ nhiều phía khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan nhưng trong đó, sự hạn chế của pháp luật, sự yếu kém của các thiết chế đảm bảo thực thi pháp luật của hoạt động khám xét có ảnh hưởng không nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp điều tra khám xét cũng như thực trạng thực hiện biện pháp này ở nước ta trong một vài năm gần đây để phát hiện những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng như hoạt động của các thiết chế đối với biện pháp điều tra khám xét là hết sức cấp bách. Đây cũng là một hoạt động
cần thiết góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Qua quá trình nghiên cứu, Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp điều tra khám xét, bao gồm: phân tích và đưa ra khái niệm về khám xét; đặc điểm; ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận biện pháp điều tra khám xét; lịch sử phát triển của các quy định về khám xét từ năm 1945 đến trước ngày 01/07/2004. Đặc biệt luận văn đã tìm hiểu, đánh giá các quy định về biện pháp khám xét trong pháp luật Tố tụng hình sự của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp điều tra này. Luận văn cũng đã đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của BLTTHS hiện hành về biện pháp điều tra khám xét; khái quát tình hình thực hiện biện pháp này trong một vài năm gần đây; làm rõ được những kết quả đã đạt được cũng như một số vấn đề hạn chế trong thực tiễn áp dụng biện pháp điều tra khám xét, lý giải được những nguyên nhân của những tồn tại đó. Đồng thời, Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp điều tra khám xét trong thực tiễn.
DANH MUC
TÀ I LIÊU
THAM KHẢ O
1. Trần Lam Anh (2012), “Cải tiến trang thiết bị hỗ trợ công tác điều tra”,
Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29/10, tr.2-13.
2. Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Sổ tay pháp luật của Điều tra viên”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Anh (2014), Đề nghị làm rõ vụ cảnh sát khám xét xế hộp nhưng không có lệnh, nguoilaodongvietnewsdetails.apx?id=230&new12.
4. Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (2014), Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (Dự thảo lần 3, Dự thảo trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 40, ngày 11/8/2015), Hà Nội.
5. Nguyễn Hòa Bình (2015), Những nội dung đổi mới cơ bản của Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), nguoibaovequyenloi.com.
6. Nguyễn Thanh Bình, Ngô Văn Vịnh (2013), “Hoàn thiện quy định về khám xét trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6), tr.79-85.
7. Phạm Thanh Bình (1992), “Một trăm lời giải đáp về bắt giữ, khám xét”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Sĩ Đại (2002), “Biện pháp ngăn chặn và khám xét, thu giữ, tạm giữ và kê biên tài sản: tìm hiểu pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Mai Bộ (2004), “Biện pháp ngăn chặn khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật tố tụng hình sự”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
10. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08 ngày 02/01 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/04 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
12. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
13. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Chính phủ (1957), Nghị định 301 ngày 10/7/1957 quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957, Hà Nội.
15. Phương Dung, Hà Giang (2015), Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, http://toaan.gov.vn
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Lê Hoa (2010), “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra vụ án hình sự”, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/6.
19. Quỳnh Hoa (2015), Cho ý kiến vào nhiều điểm mới tại Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, http://baotintuc.vn/thoi-su/cho-y-kien-vao-nhieu-diem- moi-tai-bo-luat-to-tung-hinh-su-sua-doi-20150617173002644.htm.
20. Hội đồng Nhà nước (1975), Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 quy định về quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, Hà Nội.
21. Ngô Thị Hường (2013), “Giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân”, Báo Hải Dương, ngày 23/5, tr.8-9.
22. Lê Thị Huệ (2014), Khám xét nơi ở và làm việc của cựu chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm, http://hanoimoi.com.vn.
23. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
24. Nguyễn Vạn Nguyên (1995), Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và khám xét đúng pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc Hội (1946), Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.
26. Quốc Hội (1959), Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.
27. Quốc Hội (1980), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
28. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
29. Quốc Hội (1992), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
30. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
31. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
32. Quốc hội (2005), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội.
33. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng, Hà Nội.
34. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
35. Quốc Hội (2013), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
36. Nguyễn Quyết (2011), Di lý sát thủ Lê Văn Luyện về Bắc Giang, di-ly- sat-thu-le-van-luyen-ve-bac-giang-20110831050641593.htm.
37. Trần Quang Tiệp (2004), Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển Luật học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.