Những Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Biện Pháp Điều Tra Khám Xét

Thứ năm, về biện pháp khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

Điều 144 BLTTHS năm 2003 cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ về thời hạn, cách thức, thủ tục thông báo về việc thu giữ, khám xét của cơ quan ra lệnh cho những người có thư tín, điện tín, bưu phẩm. Bởi lẽ, hiện nay tuy điều luật quy định nghĩa vụ thông báo về việc thu giữ, khám xét cho người có thư tín, điện tín, bưu phẩm của cơ quan ra lệnh khám xét song lại không có bất kỳ một quy định nào hướng dẫn chi tiết về thời hạn, cách thức, thủ tục thực hiện việc thông báo này. Hơn nữa, những trường hợp được coi là “gây cản trở hoạt động điều tra” cũng cần được hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng các cơ quan có thẩm quyền chậm trễ trong việc thông báo cho đương sự, sau đó lại quy chụp vào trường hợp “gây cản trở hoạt động điều tra” để biện bạch cho những hành động sai phạm của mình.

Thứ sáu, về tạm giữ đồ vật khi khám xét

Như đã phân tích tại Chương 2, việc BLTTHS năm 2003 chỉ ghi nhận thẩm quyền tạm giữ đồ vật, tài liệu thuộc về Điều tra viên là không hợp lý, bởi lẽ bên cạnh CQĐT, còn rất nhiều cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra cũng có quyền tiến hành khám xét, nghĩa là họ cũng có quyền tạm giữ đồ vật. Do đó, để đảm bảo phù hợp, logic với các quy định khác trong BLTTHS nói chung và trong phần khám xét nói riêng, điều luật trên cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng ghi nhận thẩm quyền tạm giữ đồ vật, tài liệu thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét.

Thứ bảy, BLTTHS năm 2003 cần phải bổ sung thêm một số quy định quan trọng khác liên quan đến biện pháp điều tra khám xét

Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện hoạt động khám xét, tác giả nhận thấy, bên cạnh việc sửa đổi một số nội dung của những điều luật đã nêu, BLTTHS năm 2003 vẫn cần phải bổ sung thêm một số quy định quan trọng khác liên quan đến biện pháp điều tra khám xét. Cụ thể như sau:

Một là, cần quy định bắt buộc có sự tham gia, giám sát của đại diện Viện kiểm sát trong tất cả các trường hợp khám xét

Hiện nay, BTTHS năm 2003 không có quy định bắt buộc đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia, giám sát hoạt động khám xét, do đó, trong thực tiễn thực hiện, hầu hết các cuộc khám xét diễn ra chỉ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền điều tra mà không có sự tham gia, giám sát của đại diện Viện kiểm sát. Điều này là không hợp lý bởi theo tinh thần của BLTTHS và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì Viện kiểm sát có hai chức năng chính là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp với nội dung quan trọng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra, xét xử vụ án hình sự. Do đó, khám xét - một biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự phải được Viện kiểm sát kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Hơn nữa, biện pháp điều tra này mang tính cưỡng chế nghiêm khắc, dễ tác động vào những quyền cơ bản của công dân nên cần phải được kiểm sát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, BLTTHS hiện hành khi sửa đổi cần phải bổ sung quy định bắt buộc có sự tham gia, giám sát của đại diện Viện kiểm sát trong tất cả các trường hợp khám xét. Nội dung này khi được ghi nhận sẽ tạo ra sự logic trong các quy định của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khám xét, hạn chế những sai phạm trong thực tiễn áp dụng.

Hai là, cần có quy định về biện pháp khám xét dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử

Trước sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu, các hành vi lấy cắp, phát tán tài liệu bí mật quốc gia, tài liệu phản động, phân biệt chủng tộc, khủng bố, kêu gọi chống đối chế độ… xuất hiện ngày càng nhiều, buộc các quốc gia phải tội phạm hóa những hành vi này trong pháp luật hình sự, bảo đảm an ninh mạng, bảo đảm lợi ích quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phổ cập internet nhanh nhất trên thế giới và cũng đang phải đối diện với các thách thức an ninh mạng cũng như những tội phạm hữu quan. Trong hầu hết các vụ tấn công mạng, thủ phạm chỉ để lại rất ít dấu vết và chỉ ở dạng dữ liệu điện tử như: logfile, IP, mã độc, miền điều khiển, thời gian, không gian mạng, header và nội dung thư điện tử, nickname và nội dung chat... Do đó, để chứng minh tội phạm, hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi phạm tội, những dữ liệu điện tử này được coi là chứng cứ quan trọng song BLTTHS hiện hành lại chưa có quy định công nhận dữ liệu điện tử lưu trong máy tính cá nhân, điện thoại di động, USB, thẻ nhớ, đĩa quang, hộp thư điện tử, máy chủ… là nguồn chứng cứ và chưa có quy định về việc khám xét các dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử này. Vấn đề trên đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ đối với những vụ án có liên quan đến các dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử. Khi sửa đổi BLTTHS các nhà làm luật cần ghi nhận dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ, từ đó quy định thẩm quyền tiến hành khám xét dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử của các cơ quan chức năng. Quy định này nếu được ghi nhận sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn điều tra, giải quyết những vụ án hình sự có liên quan đến các dữ liệu, phương tiện điện tử trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Ba là, cần bổ sung quy định về việc giám sát, ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức khác

Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 11

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông cũng đang dần có những bước tiến quan trọng. Nhờ những thành tựu của truyền thông mà khoảng cách địa lý giữa các cá nhân được rút ngắn khi họ có thể dễ dàng gặp gỡ, trao đổi thông tin cho nhau bằng điện

thoại cố định, điện thoại di động, trò chuyện bằng skype, chát video… Điều này cũng có nghĩa là trong một số vụ án, rất có thể các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác (trò chuyện bằng skype, chát video…) của người thực hiện hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội hoặc những người liên quan khác có thể chứa đựng những thông tin có ý nghĩa đối với vụ án. Đó có thể là thông tin về địa điểm phạm tội, cách thức thực hiện tội phạm hoặc nơi cất giấu những vật chứng liên quan đến vụ án hoặc nơi lẩn trốn của tội phạm…. Tất cả những thông tin này đều rất quan trọng đối với quá trình điều tra và giải quyết vụ án hình sự.

Xuất phát từ thực tiễn này, ở Liên bang Nga - một trong những quốc gia có nền lập pháp tiến bộ trên thế giới, các nhà làm luật đã ghi nhận hoạt động giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác của người bị tình nghi, bị can và những người khác. Quy định này đã tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc nắm bắt những thông tin quan trọng, từ đó xác định đúng phương hướng tiến hành các hoạt động điều tra.

Đối với Việt Nam, việc sớm nghiên cứu và pháp điển hóa các quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám sát, ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức khác (trò chuyện bằng skype, chát video…) khi có những căn cứ nhất định trở thành một nhu cầu tất yếu và phù hợp. Khi quy định này được ghi nhận trong BLTTHS và được áp dụng trong thực tiễn thì hoạt động khám xét nói riêng và các hoạt động điều tra nói chung sẽ được hỗ trợ, bổ sung thêm rất nhiều về những nguồn thông tin, những đầu mối quan trọng của vụ án.

Bốn là, cần ghi nhận hình thức ban hành lệnh khám xét bằng các phương tiện thông tin liên lạc đáng tin cậy của các cơ quan có thẩm quyền

Cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới,

BLTTHS hiện hành của Việt Nam hiện nay ghi nhận việc ban hành lệnh khám xét của các cơ quan có thẩm quyền phải được thể hiện dưới dạng văn bản, nghĩa là văn bản giấy. Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, hoạt động điều tra trong đó có hoạt động khám xét cần phải được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương thì việc pháp luật chỉ ghi nhận cách thức ban hành lệnh khám bằng văn bản giấy đã hạn chế tính kịp thời của hoạt động này, nhất là trong những trường hợp khám xét khẩn cấp hoặc không thể trì hoãn. Bởi lẽ, để ban hành được một lệnh khám xét bằng văn bản giấy, cần phải trải qua nhiều thủ tục hành chính nên tiêu tốn khá nhiều thời gian, dẫn tới hiện tượng “đối phó với luật” trên thực tế bằng lệnh khám xét ký khống, đóng dấu khống. Trong khi đó, chúng ta có thể tận dụng những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại để rút ngắn thời gian của việc truyền tải thông tin. Hơn nữa, trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Chương 1, tác giả nhận thấy việc pháp luật Hoa Kỳ ghi nhận hình thức của lệnh khám xét trong một số trường hợp có thể tồn tại dưới dạng thông tin qua điện thoại hoặc các phương tiện điện tử khác, sau đó mới được chuyển hóa lệnh thành văn bản là một quy định rất tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Về lâu dài, quá trình lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam cũng nên tham khảo và ghi nhận bổ sung nội dung cho phép các cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành lệnh khám xét thông tin qua điện thoại (có ghi âm, mã hóa để lưu giữ, bảo mật, chống làm sai lệch hoặc hủy bỏ nội dung thông tin trong lệnh khám xét) hoặc các phương tiện điện tử khác (như fax, thư điện tử có con dấu/chữ ký số…) trong những trường hợp khẩn cấp hoặc không thể trì hoãn, sau đó mới được chuyển hóa lệnh này sang hình thức văn bản giấy nhằm đảm bảo sự kịp thời, nhanh chóng trong việc ban hành lệnh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động khám xét. Đồng thời, nội dung này nếu được ghi

nhận còn thể hiện sự linh hoạt, tiến bộ của pháp luật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.

Năm là, cần bổ sung quy định hướng dẫn về việc khám xét đối với những chủ thể bị áp dụng có địa vị pháp lý đặc biệt như Đại biểu Quốc hội, người nước ngoài được hưởng đặc quyền về ngoại giao, miễn trừ về lãnh sự …

Thực tế khám xét là một biện pháp điều tra mang tính cưỡng chế trong tố tụng hình sự, được áp dụng đối với các chủ thể nhất định khi có đủ các căn cứ, theo trình tự thủ tục và thẩm quyền luật định. Tuy nhiên, trong trường hợp những chủ thể bị áp dụng là những người có địa vị pháp lý đặc biệt như Đại biểu Quốc hội, người nước ngoài được hưởng đặc quyền về ngoại giao, miễn trừ về lãnh sự… thì hoạt động khám xét còn phải tuân thủ quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc điều ước quốc tế khác có liên quan. Chẳng hạn: Điều 58 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của Đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội. Do đó, khi tiến hành khám xét nhà ở và nơi làm việc của Đại biểu Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ quy định bắt buộc là xin ý kiến của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội, nếu được các cơ quan này đồng ý thì mới được tiến hành khám xét. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành lại không có một quy định nào hướng dẫn về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, thời hạn của việc xin ý kiến này, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan có thẩm quyền khám xét khi thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, BLTTHS hiện hành cũng không có quy định về những vấn đề có liên quan đến việc khám xét đối với những chủ thể bị áp dụng là người nước ngoài được hưởng đặc quyền về ngoại giao, miễn trừ về lãnh sự như căn cứ, thẩm quyền trình tự, thủ tục… Do đó, chúng tôi cho rằng, khi sửa đổi bổ sung BLTTHS, các nhà làm luật cần phải xem xét, điều chỉnh những nội dung này.

3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp điều tra khám xét

Để nâng cao hiệu quả của biện pháp điều tra khám xét trong thực tiễn thực hiện, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, chúng ta còn cần phải nâng cao vai trò và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các thiết chế trong quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó:

Thứ nhất, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của những cán bộ có thẩm quyền tiến hành khám xét

Như đã phân tích, khám xét là một biện pháp điều tra mang tính phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn khi nghiên cứu hồ sơ cũng như lên kế hoạch và tiến hành khám xét. Tuy nhiên, qua thực tiễn điều tra cho thấy, lực lượng cán bộ có thẩm quyền tiến hành khám xét còn ít về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn. Do đó, để nâng cao hiệu quả của biện pháp điều tra khám xét trên thực tế, cần chú trọng vào công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của những cán bộ có thẩm quyền tiến hành khám xét. Cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn về hoạt động khám xét cho đội ngũ cán bộ có chức năng, thẩm quyền tiến hành khám xét, đặc biệt là lực lượng cảnh sát điều tra Công an nhân dân cấp quận, huyện, thị xã và lực lượng cán bộ điều tra trong các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra ban đầu như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân nhằm từng bước nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng này.

- Thường xuyên tổ chức những buổi làm việc, trao đổi, kiểm tra chuyên môn để từ đó có phương hướng bồi dưỡng và hướng dẫn cho những cán bộ thực hiện hoạt động khám xét.

- Tiến hành rà soát, đánh giá, bố trí lại lực lượng cán bộ điều tra, phải căn cứ vào những vụ án thụ lý thực tế theo lĩnh vực kinh tế, hình sự, ma túy, tham những để bố trí, bổ sung lực lượng cho phù hợp với chuyên môn, tránh tình trạng thừa lực lượng lĩnh vực này, thiếu lực lượng lĩnh vực khác hoặc bố trí lực lượng sai trình độ chuyên môn.

- Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét phải thường xuyên tổ chức thảo luận, rút kinh nghiệm về những sai lầm, vi phạm pháp luật khi tiến hành khám xét ở những vụ điển hình, từ đó tự trau dồi kiến thức về khám xét: Trong hầu hết các cuộc khám xét, việc tồn tại những thiếu sót là không thể tránh khỏi, do vậy sau khi những cuộc khám xét kết thúc, các lực lượng tiến hành khám xét nên tổ chức những buổi tổng kết để đánh giá về kết quả của công tác khám xét, như: cuộc khám xét có được chuẩn bị chu đáo không? Yếu tố khẩn trương, bí mật có được đảm bảo không? Tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong đội khám xét ra sao? Những sai lầm và thiếu sót mắc phải trong quá trình khám xét như thế nào?… Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm về chiến thuật để thực hiện tốt ở những lần sau.

- Bản thân Điều tra viên và những cán bộ có thẩm quyền khám xét khác phải luôn chủ động tự mình hoàn thiện nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Những cán bộ này cần phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, kỹ thuật chuyên môn vững chắc, kinh nghiệm dày dặn, từ đó tự tin, chủ động thực hiện tốt công việc của mình khi tiến hành khám xét.

Thứ hai, tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động điều tra nói chung, hoạt động khám xét nói riêng

Những tài liệu, đồ vật được thu thập trong quá trình tiến hành khám xét là chứng cứ quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án. Tuy nhiên, việc thu thập, phân tích, đánh giá những chứng cứ quan trọng này chỉ đem lại hiệu quả cao khi có các trang thiết bị kỹ

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí