Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 17

- Đầu tư, bổ sung, hiện đại hóa đồng bộ các trang thiết bị phục vụ hoạt động bắt người đang bị truy nã như các phương tiện thông tin liên lạc, khóa trói, phương tiện dẫn giải... sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc bắt nhanh, gọn tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Cần tăng cường kinh phí cho lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động truy nã đảm bảo ngày càng tốt hơn những điều kiện phục vụ truy nã. Sớm nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học thông tin phục vụ truy nã. Từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng truy nã, kết nối thông tin trong toàn quốc.

- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo nhà tạm giữ, trại tạm giam, bảo đảm cơ sở vật chất cho việc tạm giữ, tạm giam đúng quy định của pháp luật.

3.3.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã

Thực tiễn cho thấy, quần chúng nhân dân có vị trí, vai trò rất to lớn trong cuộc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nói chung và bắt người đang bị truy nã nói riêng. Nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả đó, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân khi phát hiện và bắt giữ người bị truy nã. Mở rộng các kênh thông tin về đối tượng truy nã, tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng và quần chúng nhân dân kịp thời tiếp cận thông tin về đối tượng truy nã để tham gia phát hiện truy bắt.

- Tập trung tuyên truyền về pháp luật và chính sách hình sự của Nhà nước, thủ đoạn hoạt động và lẩn trốn của tội phạm, những sơ hở, thiếu sót mà bọn tội phạm thường chú ý lợi dụng để hoạt động và ẩn náu. Nếu cần thiết có

thể công khai cho quần chúng biết những người có hành vi phạm tội, có biểu hiện nghi vấn phạm tội, những người đang bị truy nã...

- Kết hợp chặt chẽ các hình thức tuyên truyền kể cả trực tiếp, gián tiếp như sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức, hội nghị quần chúng, tọa đàm trao đổi, gặp gỡ cá biệt, phát hành tài liệu... phục vụ công tác tuyên truyền. Đảm bảo an toàn cho quần chúng khi tham gia phát hiện, bắt giữ hoặc vận động tội phạm ra đầu thú. Có chính sách rõ ràng, thỏa đáng đối với những người có thành tích, xử lý nghiêm những kẻ cố tình bao che, chứa chấp đối tượng truy nã.

- Các lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh - trật tự ở cơ sở khi phát hiện có tội phạm xảy ra, phát hiện các đối tượng truy nã hoặc đối tượng nghi vấn thông tin kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, cần tổ chức ngay lực lượng quần chúng tại chỗ để truy bắt kịp thời hoặc giám sát không để đối tượng phạm tội có điều kiện tẩu thoát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

3.3.8. Đẩy mạnh việc vận động người đang bị truy nã ra đầu thú Công tác vận động tội phạm ra đầu thú từ lâu gắn liền và trở thành

một bộ phận quan trọng trong đấu tranh chống tội phạm, góp phần thực hiện chính sách hình sự và thể hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và ngành Công an. Làm tốt công tác này có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc nhất là trong điều kiện của đất nước ta hiện nay. Để tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác vận động người phạm tội ra đầu thú, cần chú ý những vấn đề cơ bản sau đây:

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 17

- Cần thống nhất về vị trí, ý nghĩa, nội dung chính sách của Nhà nước, chủ trương, biện pháp của ngành Công an trong công tác vận động người phạm tội ra đầu thú, tiến hành thường xuyên công tác vận động người phạm tội ra đầu thú.

- Rà soát, phát hiện và nắm chắc những người phạm tội đang lẩn trốn, nhất là số người đang bị truy nã; tăng cường tuyên truyền, giải thích sâu rộng

trong các tầng lớp nhân dân về chính sách của Nhà nước đối với người đầu thú, tùy theo đặc điểm từng địa bàn có thể công khai diện những người phạm tội cần ra đầu thú.

- Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội, hướng dẫn Công an cấp xã, lực lượng tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở để áp dụng các biện pháp thích hợp tác động từ nhiều phía nhằm chuyển biến tư tưởng đến người phạm tội và thân nhân của họ để tự nguyện ra khai báo với cơ quan có thẩm quyền.

Vận động người phạm tội ra đầu thú là một công tác lớn, có vị trí quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và công tác truy nã nói riêng. Vì vậy công tác này phải được tiến hành thường xuyên, rộng rãi và dựa trên cơ sở khoa học trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân.

3.3.9. Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác bắt người đang bị truy nã

Trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế, để truy bắt đối tượng phạm tội bỏ trốn bị truy nã giữa các nước có kết quả cao cần tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm, tập trung làm tốt các việc sau đây:

- Tăng cường trao đổi thông tin tội phạm phục vụ yêu cầu phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm mang tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia giữa Cảnh sát Việt Nam với Interpol và Cảnh sát các nước nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực Asean, các nước có quan hệ truyền thống như các nước SNG, Đông Âu và các nước có đông Việt kiều, người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập.

- Đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các nước dưới hình thức trao đổi sĩ quan liên lạc để đảm bảo chuyển giao đầy đủ, báo cáo kịp thời các thông tin phối hợp xác minh, xử lý thông tin giữa các đơn vị nghiệp vụ và các địa

phương trong nước. Thúc đẩy ký kết hiệp định về hình sự và dẫn độ tội phạm với một số quốc gia.

- Tăng cường hợp tác song phương với các nước láng giềng, tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu nhất là những cửa khẩu trọng điểm, quan trọng.

- Đẩy mạnh xây dựng, ký kết và thực hiện các hiệp định song phương trong phòng chống tội phạm, xây dựng các khung pháp lý cơ bản để tăng cường hợp tác phòng chống tội phạm và truy bắt tội phạm.

- Nghiên cứu bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về truy nã, truy bắt tội phạm quốc tế, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị điều tra với Văn phòng Interpol Việt Nam trong chỉ đạo địa phương truy bắt tội phạm quốc tế khi có yêu cầu của Cảnh sát các nước.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Những quy định về BPNC bắt người đang người đang bị truy nã trong BLTTHS là cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và mọi công dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân. Các quy định nêu trên đã góp phần đắc lực cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Mặc dù vậy, trong quá trình áp dụng đã bộc lộ không ít vướng mắc, bất cập từ các quy định của pháp luật và những tồn tại từ phía người áp dụng. Những tồn tại đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân thuộc về yếu tố khách quan và nguyên nhân từ phía chủ quan... Nhằm nâng cao hiệu quả của BPNC bắt người đang bị truy nã đòi hỏi nhà làm luật phải không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật, sự tuân thủ triệt để pháp

luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ quan và những người khác có thẩm quyền theo luật định.

Qua chương 3 này, từ những phát hiện trong thực tiễn và nghiên cứu, đòi hỏi cán bộ nghiên cứu và cán bộ trực tiếp làm công tác bắt phải có những kiến nghị, đề xuất, đưa ra giải pháp kịp thời nhằm góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của BLTTHS nói chung và chế định bắt người đang bị truy nã nói riêng.

KẾT LUẬN


Bắt người đang bị truy nã là một trong những BPNC được quy định trong BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành nhằm truy bắt những đối tượng phạm tội lẩn trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn, luận văn đã đạt được những kết quả như sau:

1. Nghiên cứu dưới góc độ lý luận, đi sâu phân tích và làm rõ hàng loạt các vấn đề, khía cạnh như khái niệm, chỉ ra mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc, đặc điểm của BPNC bắt người đang bị truy nã.

2. Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người đang bị truy nã qua các thời kỳ khác nhau, trong đó có so sánh, đánh giá về các quy định này cũng như đưa ra những nhận xét về thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người đang bị truy nã.

3. Phân tích thực trạng áp dụng, đã đánh giá và đưa ra các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của biện pháp bắt người đang bị truy nã ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó luận giải về nguyên nhân của những hạn chế nêu trên.

4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã, luận văn đã đưa ra một số nhu cầu hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS hiện hành về bắt người đang bị truy nã và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định trong thực tiễn; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của BPNC bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới, trong đó phải kể đến những kiến giải lập pháp cũng như các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người phạm tội bỏ trốn; các giải pháp về tăng cường công tác giải thích pháp luật

của cơ quan chức năng; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của chủ thể áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chủ động ngăn chặn tình trạng người phạm tội lẩn trốn, hạn chế đầu vào; xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã; tăng cường mối quan hệ phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bắt người đang bị truy nã; tăng cường công tác tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát hiện và bắt giữ người đang bị truy nã; đẩy mạnh việc vận động người đang bị truy nã ra đầu thú; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác bắt người đang bị truy nã. Như vậy, việc nghiên cứu sâu sắc hơn về mặt lý luận của BPNC bắt người đang bị truy nã trong luật TTHS Việt Nam dưới góc độ khoa học là một việc làm cần thiết của khoa học luật TTHS nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. I.a. Azôvkin, S.m.korneev, A.a. Menikov... (1986), Thuật ngữ Pháp lý phổ thông, (Nguyễn Quốc Việt dịch), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống tội phạm - Bộ Công an (2002), Công tác truy nã - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Mai Bộ (2006), "Áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội", Tòa án nhân dân, (5).

4. Bộ Công an (2004), Công văn số 3246/C11(C16) ngày 27/10 hướng dẫn về công tác truy nã tội phạm, Hà Nội.

5. Bộ Công an (2007), Quyết định số 1385/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 12/11 ban hành quy chế về công tác truy nã, Hà Nội.

6. Bộ Công an (2010), Quyết định số 448/QĐ-BCA ngày 04/02 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2010), "Năm năm thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự trong lực lượng Công an nhân dân", Công an nhân dân, (10).

8. Bộ Công an (2010), Báo cáo số 2756/C41-C52 ngày 06/8 tổng kết công tác truy nã tội phạm thực hiện theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Hà Nội.

9. Bộ Nội vụ (1997), Thông tư số 03/TT-BNV(C11) ngày 11/4 hướng dẫn việc truy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn, Hà Nội.

10. Lê Cảm (2005), "Sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại để bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã", Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (11).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023