Những Kiến Nghị Hoàn Thiện Các Quy Định Trong Bộ Luật Hình Sự

thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với NCTN phạm tội nếu họ trốn tránh, gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì trong một số trường hợp không thể giải quyết được vụ án khi họ cố tình trốn tránh. Mặt khác, truy nã bắt được họ sau lại thả để họ lại trốn và lại truy nã thì là một vòng luẩn quẩn vô nghĩa, tốn công, tốn của.

Và để có căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN trong các trường hợp nêu trên, đề nghị sửa lại nội dung Điều 303 BLTTHS như sau:

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo QĐTN;

...

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo QĐTN;

...

3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam NCTN phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam [3].

- Nội dung truy nã bị can là NCTN cũng phải được xác định là thủ tục đặc biệt (quy định trong chương XXXII BLTTHS), cần ràng buộc một số điều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

kiện đối với việc truy nã bị can là NCTN trước khi áp dụng biện pháp này để phù hợp với pháp luật quốc tế (Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với NCTN, gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985). Điều 7 của Quy tắc đã quy định các quyền của NCTN trong đó có quyền được suy đoán vô tội, quyền được giữ yên lặng. Điều 8 quy định bảo vệ sự riêng tư của NCTN: "Quyền riêng tư của NCTN phải được tôn trọng trong tất cả các giai đoạn nhằm tránh những tác hại gây ra do sự công khai quá mức hay việc dán ảnh truy nã".

Việc dán ảnh truy nã bị can, bị cáo là NCTN có những ảnh hưởng không tốt, làm danh dự của họ bị tổn thương và việc đó có tác động mạnh như sự kết tội của bản án (trong khi đó các bị can, bị cáo là NCTN chưa bị coi là người có tội). Điều 9 BLTTHS cũng quy định nguyên tắc suy đoán vô tội, được cụ thể hóa từ Điều 72 Hiến pháp 1992 đó là: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật". Trong khi đó tại Điều 161 BLTTHS lại quy định dán ảnh kèm theo các thông tin cá nhân đối với các bị can trốn hoặc không biết đang ở đâu trong đó có bị can là NCTN, truy nã được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 15

Rõ ràng với quy định nêu trên về truy nã bị can, bị cáo trong đó có bị can, bị cáo là NCTN thì không phù hợp với quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia, cũng như không phù hợp với Điều 72 Hiến pháp 1992 và Điều 9 BLTTHS xác định nguyên tắc suy đoán vô tội. Do vậy, đề xuất nên sửa Điều 161 về truy nã bị can theo hướng đối với bị can là NCTN thì cần hạn chế đến mức thấp nhất việc công khai những thông tin cá nhân (nhất là về hình ảnh) lên các phương tiện thông tin đại chúng. Biện pháp chủ yếu để bắt bị can, bị cáo là NCTN bị truy nã là CQĐT cần phát huy tối đa các biện pháp nghiệp vụ, cũng như các quy chế liên ngành giữa CQĐT với chính quyền, đoàn thể, tổ chức cơ sở Đảng trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện những đối tượng

này. Do tính hạn chế công khai các thông tin cá nhân nên trong trường hợp này cũng kéo theo sự giới hạn chủ thể là công dân tham gia bắt. Nội dung này có thể được hướng dẫn bằng văn bản dưới luật.

3.2.2. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự

Qua nghiên cứu cho thấy kiến giải lập pháp của tác giả Lê Cảm là phù hợp với tính chất, mục đích, ý nghĩa... của BPNC bắt người đang bị truy nã. Do đó, trong thời gian tới cần pháp điển hóa quy định về việc gây thiệt hại để bắt người bị truy nã là bất đắc dĩ cần. Cụ thể như sau:

Chương...

Về những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi (mới) Điều... Sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại để bắt người đang bị truy nã

1. Hành vi tuy về mặt hình thức có những dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định tại Phần các tội phạm do Bộ luật này nhưng được thực hiện do sự bất đắc dĩ phải gây thiệt hại cho người đang bị truy nã để bắt người đó đưa đến cơ quan chính quyền nhằm ngăn chặn việc người đó tiếp tục trốn tránh, thì không phải là tội phạm.

2. Việc gây thiệt hại để bắt người đang bị truy nã được coi là bất đắc dĩ khi hoàn cảnh thực tế trong tình huống tương ứng cho thấy, đã không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải gây thiệt hại ấy ngay lập tức nhằm đưa người đó đến cơ quan chính quyền.

3. Việc gây thiệt hại để bắt người đang bị truy nã không được coi là bất đắc dĩ khi hoàn cảnh thực tế trong tình huống tương ứng cho thấy mặc dù vẫn còn biện pháp khác có thể áp dụng được nhằm đưa người đó đến cơ quan chính quyền, nhưng người bắt đã cố ý vượt quá giới hạn của thiệt hại gây ra. Trong trường hợp này người cố ý vượt quá giới hạn của thiệt hại gây ra phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung.

4. Sự cố ý vượt quá giới hạn của việc gây thiệt hại trong việc bắt người đang bị truy nã là khi hành vi cố ý gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn tránh sự truy nã của người bị bắt [10, tr. 588-589].


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ

3.3.1. Tăng cường công tác giải thích pháp luật của cơ quan chức năng

Theo tinh thần của Thông tư số 05/TTLN thì chỉ có một khái niệm "tự thú" cho tất cả những trường hợp tự thú hoặc đầu thú, tuy nhiên, mức độ có khác nhau và nói chung họ đều được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng không có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào áp dụng khoản 1, trường hợp nào áp dụng khoản 2 Điều 38 BLHS năm 1985.

Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các cơ quan ban hành Thông tư này cũng không ban hành Thông tư liên tịch thay thế Thông tư 05 nên các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 05 để xác định "tự thú" đối với cả trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 25 và tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS. Mặt khác, Thông tư số 05 là văn bản hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1985 nên về nguyên tắc không còn giá trị pháp lý, đồng thời có những nội dung không còn phù hợp với BLHS năm 1999. Để kịp thời hướng dẫn các Tòa án áp dụng BLHS năm 1999 đối với những trường hợp người phạm tội tự thú, ngày 10/6/2002, Chánh án TANDTC đã ban hành Công văn số 81/2002/TANDTC. Nội dung của công văn này về cơ bản không khác nhiều so với Thông tư 05, chỉ có điểm khác là nếu người phạm tội ra "đầu thú" thì không được áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS mà chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46. Sau khi TANDTC hướng dẫn, có nhiều ý kiến cho rằng, TANDTC đã hướng dẫn trái với Thông tư 05; tại nhiều phiên tòa hình

sự các Luật sư, bào chữa cho bị cáo chỉ thuộc trường hợp "đầu thú" chứ không phải "tự thú" đã đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS, trên cơ sở đó đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 BLHS quyết định dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Có Hội đồng xét xử chấp nhận đề nghị của Luật sư nhưng cũng có Hội đồng xét xử không chấp nhận.

Như trên đã nêu, Thông tư số 05 hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1985, theo khoản 2 Điều 81 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1999 thay thế BLHS năm 1985, nên các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 1985 về nguyên tắc không còn giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể vận dụng những nội dung còn phù hợp với BLHS năm 1999 để xem xét đánh giá. Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các cơ quan ban hành Thông tư 05 chưa ban hành một Thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư 05 hoặc có văn bản thông báo về việc tiếp tục áp dụng Thông tư 05 thì việc TANDTC ban hành Công văn 81 hướng dẫn các Tòa án áp dụng BLHS năm 1999 là hoàn toàn đúng thẩm quyền. Tuy chỉ là công văn, nhưng nó vẫn là công văn hướng dẫn của TANDTC đối với các Tòa án các cấp; cho đến nay, các cơ quan có chức năng giám sát việc ban hành văn bản chưa có ý kiến gì về nội dung công văn 81 này nên công văn 81 của TANDTC là hoàn toàn đúng pháp luật. Mặt khác hành vi "tự thú" và hành vi "đầu thú" có nội dung và mức độ giảm nhẹ rất khác nhau, nên hành vi đầu thú không thể coi như hành vi tự thú để áp dụng điểm 0 khoản 1 Điều 46 BLHS được. Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý, đề nghị cơ quan đã ban hành Thông tư 05 ban hành một Thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư số 05 hướng dẫn trường hợp "tự thú" và "đầu thú" là hai trường hợp khác nhau như tinh thần công văn 81 của TANDTC. Trong khi chưa ban hành được Thông tư liên tịch thì Hội đồng thẩm phán TANDTC nên ban hành Nghị quyết để có giá trị pháp lý cao hơn.

3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của chủ thể áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ. Người nói: "Muốn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém", "có cán bộ tốt việc gì cũng xong" [25]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lược thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã nhấn mạnh: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng.

Khi đánh giá về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng đã nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém của công tác này về số lượng, về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức.

Do đó, xây dựng được đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch và vững mạnh là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng quan trọng trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, xây dựng nền tư pháp công bằng, dân chủ, nghiêm minh.

Có thể nói rằng, yếu tố trung tâm của hoạt động áp dụng pháp luật chính là chủ thể của hoạt động đó, ở đây chủ yếu là Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Đây là những người có quyền quyết định, người đề xuất hoặc thi hành áp dụng BPNC. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bắt người oan sai, bắt người vô tội hoặc không đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định là do trình độ pháp lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác bắt còn hạn chế. Chính vì vậy, trong công tác quy hoạch cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ các chức danh Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPNC.

Đối với Cơ quan điều tra:

- Kiện toàn tổ chức lực lượng làm công tác truy nã. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ; Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện võ thuật chuyên sâu cho lực lượng làm công tác truy nã.

- Thủ trưởng các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu, bố trí đúng người, đúng việc, các công việc được giao phải phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ. Thủ trưởng các cơ quan này phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về từng chuyên đề tố tụng nhằm bổ trợ kiến thức nghiệp vụ, pháp luật.

- CQĐT cần tập trung nâng cao chất lượng trong các khâu, hoạt động điều tra theo luật TTHS nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bắt nhầm người; không đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. CQĐT phải kiện toàn đội ngũ Điều tra viên. Bởi vì, Điều tra viên là người tiến hành tố tụng, trực tiếp điều tra lập hồ sơ vụ án, theo dõi tiến trình tố tụng trong suốt giai đoạn điều tra, nắm bắt những thông tin cơ bản về bị can; đề xuất Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định (lệnh) truy nã sau khi đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như xác minh tại nơi cư trú, làm việc mà không có kết quả.

- Cần nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực của đội ngũ, mạng lưới Công an cơ sở giúp cho việc bắt người đang bị truy nã có hiệu quả. Trong đó cần tổ chức tập huấn, học tập cho đội ngũ Công an viên cấp xã để họ có thể thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ trong việc lập biên bản, giải người bị truy nã đến CQĐT có thẩm quyền...

- CQĐT là cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia giai đoạn đầu của TTHS, vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng của việc áp dụng biện pháp bắt là việc làm vô cùng bức thiết, trong đó điểm mấu chốt là trang bị kiến thức về TTHS cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng, từ đó trang bị kiến thức nghiệp vụ cho các Điều tra viên cũng như các cán bộ Công an khác để đảm bảo cho việc bắt người đang bị truy nã được thực hiện đúng pháp luật.

Đối với Viện kiểm sát

- Vai trò của Viện kiểm sát thể hiện rất quan trọng trong các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án. Điển hình như việc yêu cầu CQĐT truy nã bị can khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; kiểm sát việc ra QĐTN có đúng theo quy định của BLTTHS hay không; phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan đã ra QĐTNMuốn thực hiện được hoạt động kiểm sát này, Viện kiểm sát trước hết phải kiện toàn đội ngũ kiểm sát có đủ năng lực. Khâu tổ chức cán bộ của Viện kiểm sát đổi mới rất chậm so với thực tế. Viện kiểm sát muốn giám sát được hoạt động người khác thì ngoài các căn cứ pháp luật quy định còn phải ít nhất là bằng hoặc hơn về khả năng thực lực về chuyên môn nghiệp vụ so với các chức danh tư pháp khác. Do vậy nên nghiên cứu chế độ thi tuyển Kiểm sát viên để có thể lựa chọn được đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên có năng lực kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Việc tập huấn nghiệp vụ của Viện kiểm sát phải được tiến hành thường xuyên để thống nhất thực hiện pháp luật. VKSNDTC phải có giải đáp hướng dẫn pháp luật dễ hiểu và thống nhất trong ngành. VKSNDTC phối hợp với ngành, các cơ quan tiến hành tố tụng hướng dẫn thực hiện các quy định để hiểu, vận dụng pháp luật được thống nhất.

Đối với Tòa án:

- Dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy có thể nói rằng tăng cường nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là giải pháp quan trọng đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án đáp ứng yêu cầu tôn trọng bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân. Để thực hiện giải pháp này cần phải tiến hành thường xuyên việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân các Tòa án về vấn đề áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPNC bắt người nói chung và bắt người đang bị truy nã nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023