Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Quá Trình Áp Dụng Biện Pháp Bắt Người Đang Bị Truy Nã Và Nguyên Nhân

681 thông tin về phạm tội hình sự, 285 thông tin về tội phạm kinh tế, 111 thông tin về tội phạm ma túy, 33 thông tin về buôn bán phụ nữ, 31 thông tin về mất cắp hộ chiếu và 183 thông tin về đối tượng truy nã... Trong thời gian qua Cảnh sát Việt Nam cũng đã xác minh và trả lời trên 500 lượt thông tin liên quan đến truy nã và các đối tượng phạm tội khác [2].

Đã phối hợp với Văn phòng Interpol Việt Nam và Cảnh sát các nước bắt 49 đối tượng truy nã là người nước ngoài phạm tội trốn vào Việt Nam và đối tượng truy nã của Việt Nam trốn ra nước ngoài.

Những kết quả đạt được đáng kể trong việc thực hiện Hiệp định song phương với các nước, đặc biệt với Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Liên bang Nga, các nước SNG và các nước khác. Với Đức, trên cơ sở Nghị định thư, Việt Nam đã xác minh và trả lời được 150 yêu cầu, phía Đức đã trao trả cho ta 30 đợt tổng số 106 đối tượng là người Việt Nam phạm tội tại Đức. Liên bang Nga cũng đã chuyển cho Việt Nam 23 vụ có liên quan đến người Việt Nam phạm tội. Việc hợp tác đấu tranh chống tội phạm, truy bắt đối tượng với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng đạt được nhiều kết quả tốt đẹp nhất là sự phối hợp giữa các tỉnh có chung biên giới trong việc đấu tranh truy bắt đối tượng phạm tội ma túy [2].‌

Có thể nói, việc hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm nói chung và truy bắt đối tượng truy nã nói riêng giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát các nước trong những năm qua góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Cảnh sát Việt Nam trên trường quốc tế, chứng tỏ quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam tham gia tích cực cùng cộng đồng quốc tế tấn công và trấn áp tội phạm và là yêu cầu khách quan của công tác phòng chống tội phạm của Việt Nam.


2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI ĐANG BỊ TRUY NÃ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã

Ở mỗi giai đoạn tố tụng thì các BPNC do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng với mục đích đảm bảo cho cơ quan đó hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn TTHS thì việc áp dụng BPNC bắt người đang bị truy nã nêu trên còn gặp phải những những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục.

2.3.1.1. Tồn tại trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự

- Xét về hành vi thì người đang bị truy nã chỉ có thể thực hiện hành vi trốn tránh pháp luật chứ không phải là đang thực hiện tội phạm hoặc là ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt nên người đang bị truy nã không phải là người phạm tội quả tang. Song do yêu cầu cấp bách cần ngăn chặn ngay người bị truy nã trốn tránh pháp luật và nhằm phát động toàn dân tham gia chống tội phạm, nên thẩm quyền và thủ tục bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như trường hợp bắt người phạm tội quả tang. Tuy nhiên, về phương diện lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy việc bắt người đang bị truy nã là việc khó vì thông tin về một người phạm tội bỏ trốn thông qua phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết tại nơi công cộng... chưa đủ cơ sở để xác định, dẫn đến việc bắt người truy nã rất dễ xảy ra sai sót. Mặt khác quy định chung việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã vào cùng một điều luật là không phù hợp, vì xét về tính chất, căn cứ, tư cách tố tụng, thủ tục áp dụng và những việc cần làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong hai trường hợp này không giống nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang chưa phải là bị can, bị cáo. Về việc áp dụng BPNC đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang họ có thể bị tạm giữ hay có thể được trả tự do nếu không có căn cứ hoặc không cần thiết phải tạm giữ theo Điều 86; còn người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã thì sau khi bị bắt, CQĐT có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam đối với họ.

Vì vậy nên việc nghiên cứu tách việc bắt người đang bị truy nã ra khỏi Điều 82 BLTTHS và xây dựng thành một điều luật độc lập không phải là không có lý do. Theo đó, các nội dung về căn cứ bắt, thẩm quyền, thủ tục bắt trong từng trường hợp và những việc cần làm sau khi bắt cần được quy định một cách cụ thể. Việc làm này bảo đảm tính khoa học về mặt kỹ thuật lập pháp, góp phần hạn chế được những thiếu sót khi xây dựng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

- Điều 82 hiện hành chỉ quy định thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã mà thiếu các quy định về việc áp dụng các BPNC đối với người bị bắt, các vấn đề cần phải giải quyết sau khi tiếp nhận người bị bắt. Những nội dung này lại được quy định trong Điều 83.

- Về hình thức của văn bản, thì qua nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, hiện nay tại Điều 23, Điều 55 BLHS năm 1999 và tại điểm a, khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 quy định là lệnh truy nã. Trong khi đó tại các điều luật khác của BLTTHS lại quy định là QĐTN. Vấn đề này theo Công văn số 12/2000/KHXX của TANDTC ngày 24/01/2000 về việc ra quyết định thi hành hình phạt tù và truy nã người bị kết án phạt tù bỏ trốn thì lệnh truy nã hay QĐTN đều đúng. Vấn đề quan trọng là nội dung của lệnh truy nã hay QĐTN cần đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật [37]. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật lập pháp lại không hợp lý. Nếu như trước đây, để có thể áp dụng BPNC bắt người bị truy nã thì phải có 2 bước. Một là: CQĐT ra QĐTN. Hai là: Trên cơ sở QĐTN thì Cục trưởng, Phó Cục trưởng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an cấp tỉnh; Trưởng, Phó Công an cấp huyện ra Lệnh truy nã. Lệnh truy nã là văn bản nghiệp vụ và là mệnh lệnh chiến đấu của ngành Công an được lực lượng Công an các cấp tổ chức thực hiện đồng thời phát động quần chúng nhân dân thực hiện.

Để phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, ngay sau khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực thi hành, ngày 27/10/2004, Bộ Công an đã ban hành

công văn số 3246/C11(C16) hướng dẫn về công tác truy nã tội phạm, theo đó, kể từ ngày 01/11/2004 không ra lệnh truy nã như trước đây nữa mà CQĐT các cấp có thẩm quyền ra QĐTN theo hệ lực lượng mình phụ trách [4]. Do đó hiện nay, CQĐT không sử dụng thuật ngữ này nữa và không có thủ tục ra lệnh truy nã như trước đây. Việc quy định nhiều thủ tục, trình tự nêu trên không đáp ứng được yêu cầu cấp bách trong việc truy nã người phạm tội bỏ trốn. Mặc dù đây là văn bản dưới luật, có tính chất ngành nhưng đã kịp thời điều chỉnh vấn đề truy nã, tạo sự nhất quán trong thực thi pháp luật.

- BLTTHS quy định truy nã bị can nhưng không có điều luật nào quy định việc truy nã bị cáo, Điều 161 BLTTHS quy định truy nã bị can gồm 2 căn cứ là bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu, quy định những thủ tục cần phải có trong việc truy nã bị can và hình thức thông báo QĐTN bị can. Như vậy BLTTHS chỉ điều chỉnh đối tượng truy nã là bị can trong giai đoạn điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố (Điều 169 BLTTHS). Theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 169, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát cũng có quyền tạm đình chỉ khi không biết bị can đang ở đâu và yêu cầu CQĐT truy nã bị can. Trong trường hợp này, CQĐT áp dụng Điều 161 BLTTHS để truy nã bị can là đúng luật. Tuy nhiên, điểm b, khoản 2 Điều 169 quy định căn cứ yêu cầu CQĐT truy nã "khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu"

[32] là không rõ ràng. Đã trốn thì làm sao biết được bị can đang ở đâu, liên từ "mà" đã làm cho cụm từ "không biết rõ bị can đang ở đâu" trở nên thừa, tối nghĩa.

Còn đối với bị cáo, Điều 187 BLTTHS quy định: "Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo" [32] nhưng BLTTHS chưa có điều luật nào quy định về việc CQĐT ra QĐTN bị cáo phải được tiến hành như thế nào. Với việc quy định này thì khi Tòa án tạm đình chỉ vụ án do bị cáo trốn vẫn thuộc thẩm quyền, trách nhiệm thụ lý giải quyết của Tòa án, Tòa án không trả hồ sơ cho Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử chỉ có văn bản yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Điều đó có nghĩa là

bị cáo vẫn là tư cách bị cáo mà không trở lại thành bị can để áp dụng theo Điều 161 BLTTHS để thực hiện việc truy nã bị can. Vậy truy nã bị cáo rõ ràng không có điều luật nào điều chỉnh. CQĐT ra QĐTN ghi là truy nã bị can chứ không ghi truy nã bị cáo trong trường hợp này.

Trên thực tế, nếu Hội đồng xét xử yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo thì thường CQĐT áp dụng tương tự như trường hợp truy nã bị can, coi Điều 161 BLTTHS về truy nã bị can là chuẩn mực pháp lý để truy nã bị cáo với lý do tương tự. Khi truy nã bị cáo, CQĐT ghi căn cứ trong QĐTN là Điều 161 như đã phân tích ở trên. BLTTHS hiện hành không quy định áp dụng tương tự trong trường hợp truy nã bị cáo, vì vậy khi CQĐT nhận được yêu cầu truy nã của Hội đồng xét xử đối với bị cáo bỏ trốn thì CQĐT không thể căn cứ vào Điều 161 BLTTHS để truy nã bị cáo được, vì Điều 161 chỉ điều chỉnh việc truy nã bị can mà thôi. Giả sử CQĐT không căn cứ vào Điều 161 để truy nã bị cáo mà căn cứ vào đoạn 3, khoản 1, Điều 187 BLTTHS để truy nã bị cáo thì cũng không ổn. Vì đoạn 3, khoản 1, Điều 187 chỉ nói về lý do của việc Hội đồng xét xử yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo. Trong khi đó việc truy nã bị cáo ngoài việc xác định căn cứ truy nã còn phải quy định trình tự, thủ tục, nội dung của việc truy nã, để thể hiện tính đặc thù của việc truy nã bị cáo. Những yêu cầu đó không có điều luật nào quy định. Nếu việc truy nã bị cáo được tiến hành giống như việc truy nã bị can thì trong quy định tại Điều 187 cần phải dẫn chiếu Điều 161 để làm căn cứ cho việc áp dụng tương tự Điều 161 trong việc truy nã bị cáo và lúc đó CQĐT có căn cứ ghi trong QĐTN theo yêu cầu của Hội đồng xét xử là truy nã bị cáo.

Để giải quyết bật cập này, VKSNDTC, Bộ Nội vụ, TANDTC đã ban hành Thông tư liên ngành số 03 ngày 07/01/1995 hướng dẫn thực hiện một số quy định về truy tố bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử, theo đó việc truy nã bị cáo được tiến hành theo quy định tại Điều 136 của BLTTHS năm 1988 về truy nã bị can. Theo tôi, Thông tư này đáp ứng yêu cầu của

BLTTHS năm 1988, tuy nhiên cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2003.

- Về đối tượng truy nã:

BLTTHS hiện chỉ quy định đối tượng truy nã gồm 2 loại: bị can và bị cáo (khi không biết bị can, bị cáo ở đâu). Như vậy các đối tượng sau đây mà bỏ trốn chưa được xác định cụ thể sẽ truy nã như thế nào:

+ Người bị kết án tù đang tại ngoại (theo quy định tại Điều 130 và Điều 226 BLTTHS);

+ Người bị kết án tù, tử hình đang bị tạm giam trong các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ;

+ Người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;

+ Người đang chấp hành hình phạt tù.

- Khoản 1 Điều 82 chỉ quy định: "khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt" [32], trong khi trên thực tế nhiều trường hợp người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thường có vũ khí và rất dễ chống trả ngay nếu bị bắt giữ. Cho nên, nếu không quy định quyền này một cách chính xác, chặt chẽ thì rất khó khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Về bắt bị can tạm giam của BLTTHS năm 2003 quy định những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, không cản trở cho công tác điều tra, xét xử thì nên áp dụng BPNC khác (cho tại ngoại) nhưng thực tế loại đối tượng này chiếm 70% sau khi có kết luận điều tra hoặc nhận cáo trạng truy tố hay nhận quyết định thi hành án thì bỏ trốn. Hoặc BLTTHS quy định trình tự: tống đạt quyết định khởi tố bị can của CQĐT, hỏi cung bị can sau đó chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để phê chuẩn quyết định khởi tố, sau 3 ngày Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan Cảnh sát điều tra tống đạt quyết

định phê chuẩn khởi tố sau đó mới áp dụng BPNC thì lúc này bị can đã bỏ trốn (vì bị can biết mình bị khởi tố về điều khoản nào, mức án là bao nhiêu).

- Về việc ra quyết định đình nã, thông báo đình nã, BLTTHS NĂM 2003 mới chỉ quy định thẩm quyền ra QĐTN chứ chưa quy định ra quyết định đình nã, thông báo đình nã lâu nay vẫn thực hiện theo các văn bản hướng dẫn chuyên ngành của Bộ Công an.

- BLTTHS tại Điều 228 quy định: "Nếu bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt tù khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội" [32] là không hợp lý và không phù hợp với thực tế. Bởi vì, một mặt việc xác định căn cứ đó Tòa án không đủ điều kiện, mặt khác, khi Tòa án tuyên phạt mức án cao hơn mức án bị cáo đã suy nghĩ nên mới nảy sinh tâm lý tiêu cực, lo sợ dẫn đến bỏ trốn.

- BLTTHS có quy định về trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án yêu cầu Cơ quan Công an cùng cấp ra QĐTN (khoản 4 Điều 256) và trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù trốn khỏi trại giam, thì cơ quan Công an ra QĐTN (Điều 260). Quy định này không đáp ứng được yêu cầu truy nã người chấp hành án bỏ trốn và cũng không sát thực tế đối với công tác thi hành án hình sự. Khắc phục những bất cập về truy nã người chấp hành án bỏ trốn, Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 (thay thế Pháp lệnh thi hành án phạt tù ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2007) có quy định rõ ràng về các trường hợp sau đây:

Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra QĐTN và phối hợp tổ chức truy bắt (khoản 4 Điều 24).

Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án cấp quân khu ra QĐTN và phối hợp tổ chức truy bắt (khoản 4 Điều 24).

Trường hợp phạm nhân bỏ trốn theo Điều 37 thì:

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện phạm nhân bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ra QĐTN và phối hợp tổ chức truy bắt [34].

Như vậy, theo quy định trong BLTTHS và Luật thi hành án hình sự thì có 4 trường hợp bỏ trốn phải truy nã là:

- Trường hợp 1: Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại.

Trường hợp này quy định tại Điều 256 BLTTHS và được hiểu: người bị kết án phạt tù đang tại ngoại là trường hợp người bị kết án phạt tù mà chưa có quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án có thẩm quyền hoặc đã nhận được quyết định thi hành án phạt tù nhưng đã bỏ trốn. Do đó, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án căn cứ vào khoản 3 Điều 256 BLTTHS để yêu cầu Cơ quan Công an cùng cấp ra QĐTN.

- Trường hợp 2: Người được hoãn chấp hành hình phạt tù bỏ trốn.

- Trường hợp 3: Người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bỏ trốn.

- Trường hợp 4: Phạm nhân bỏ trốn.

Các trường hợp 2, 3, 4 thì thẩm quyền ra QĐTN và tổ chức truy bắt là Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo quy định tại các Điều 24, 32, 37 Luật thi hành án hình sự.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác truy nã chưa đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung:

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí